beemart.vn
Khám phá hương vị Tết Hàn thực khắp mọi miền đất nước

Khám phá hương vị Tết Hàn thực khắp mọi miền đất nước

Thứ Wed,
16/03/2022
(0) Nhận xét

Từ lâu Tết Hàn thực đã trở thành một ngày lễ truyền thống độc đáo của người Việt Nam. Mặc dù ý nghĩa không đổi nhưng mỗi một vùng miền lại mang đến những hương vị khác nhau trong ngày lễ này. Cùng Beemart khám phá trong bài viết này nhé!

Tham khảo:

>> Cách làm bánh trôi ngũ sắc đơn giản, đẹp mắt cho Tết Hàn Thực

>> Khám phá bánh trôi nước hoa sen hot rần rần trên mạng xã hội

Chuyện xưa về ngày Tết Hàn thực

Nguồn gốc của Tết Hàn thực bắt nguồn từ đời Xuân Thu khi Vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm. Sau đó  ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Nhà vua sau khi nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.

Vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng niệm Giới Tử Thôi. Từ đó ngày 3/3 âm lịch hàng năm được gọi là ngày Tết Hàn Thực.

Tập tục dâng lễ bánh trôi bánh chay ngày Tết Hàn Thực

Văn hóa Tết hàn thực khắp mọi miền đất nước

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng. Đây là một dịp để người Việt hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ân đức tổ tiên. Vào ngày này, người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay là những thức ăn nguội dành cho Tết Hàn thực.

Vẫn là hai món bánh trôi bánh chay truyền thống đó nhưng mỗi vùng miền lại có tên gọi và cách chế biến khác nhau. 

Miền Bắc, miền Trung

Bánh trôi, bánh chay truyền thống xuất hiện ở hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và miền Trung.

Bánh trôi truyền thống được làm từ bột nước, thấm trên một lượt vải của thúng tro bếp (loại tro từ đun rơm, rạ), rồi nặn tròn thành từng viên nhỏ, ở giữa bọc với đường phên, thả luộc trong nước sôi. Khi bánh nổi lên mặt nước thì vớt ra là vừa chín tới, bày ngay lên đĩa cho khỏi dính bánh; có thể rắc thêm vừng rang chín, hay dừa nạo bày lên cho đẹp rồi thưởng thức.

Làm bánh chay có phần cầu kỳ hơn. Vê bột nặn thành hình tròn dẹt cỡ bằng chôn bát, không nhân (hoặc có nhân đậu xanh, đường…) rồi thả luộc trong nồi nước đang sôi; Bánh chín, vớt ra bày trên bát nhỏ. Đun nước đường hòa thêm chút bột sắn dây ướp hương hoa bưởi thanh mát, chan vào bát bánh chay, bên trên rắc thêm chút vừng, dừa bào sợi, hoặc đậu xanh tùy theo người dùng. Cầu kỳ hơn thì thêm vài giọt dầu thơm (loại dầu thực phẩm - va ni).

Các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương... người dân thường chỉ làm bánh trôi, ít gia đình làm bánh chay, hay nấu chè.

>>>Tham khảo Set nguyên liệu làm bánh trôi bánh chay đầy đủ TẠI ĐÂY!

Cũng là phía Bắc nhưng tại Cao Bằng, Lạng Sơn, người dân thường cúng Tết Hàn thực bằng loại bánh có tên Coóng phù, có cách làm giống bánh trôi ở đồng bằng Bắc bộ, nhưng khi ăn lại có hương vị giống bánh chay. Bánh Coóng phù khác bánh chay là có vị gừng và ăn nóng mới ngon. Ngoài ra loại bánh này còn có rất nhiều màu sắc khác nhau như màu đỏ, xanh, tím ( nhờ ngâm gạo với nước lá cẩm tím, gấc, hay nước lá dứa,..)

>>> Làm món bánh trôi ngũ sắc không khó với Set bột bánh trôi ngũ sắc tại Beemart

Miền Nam

Khác với các tỉnh phía Bắc và miền Trung, người dân Nam bộ chỉ làm chè trôi nước, không làm bánh trôi, bánh chay. Chè trôi nước kiểu miền Nam có nhiều đặc điểm giống bánh chay của miền Bắc về nguyên liệu, hượng vị. Nhưng bánh trôi nước giữ nguyên hình dạng viên tròn, khác với bánh chay truyền thống là sau khi nặn xong bị ấn dẹt ở giữa. Chè trôi nước ở miền Nam ăn cùng với nước đường đun cùng gừng, nhưng rưới lên trên nước cốt dừa để tăng độ béo ngậy.

Tuy mỗi miền một khác, tuy nhiên bánh trôi, bánh chay vẫn là một nét truyền thống độc đáo của dân tộc Việt. Cùng người thân sum họp, thưởng thức món bánh truyền thống này, cùng nhau ôn lại chuyện xưa như là một cách để gìn giữ và phát huy những nét văn hóa đặc trưng của cư dân Việt.

Trong cuộc sống hiện đại mặc dù có ít thời gian nhưng ai cũng muốn dành ngày này để cùng gia đình sum họp làm bánh trôi bánh chay thắp hương tổ tiên. Vây nên những set nguyên liệu làm bánh trôi, bánh chay sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Hiện Beemart đã có nhiều set nguyên liệu làm bánh trôi bánh chay hấp dẫn. Tham khảo ngay TẠI ĐÂY nhé!

Hy vọng qua bài viết này Beemart sẽ đem đến cho bạn những kiến thức thú vị về ngày lễ cổ truyền và đừng quên hãy tự tay làm món bánh trôi, bánh chay truyền thống để dâng lễ ngày Tết Hàn Thực, như một phần tín ngưỡng ghi ấn trong nếp sống của người dân Việt ta nhé. Chúc các bạn thành công!

Hãy luôn theo dõi chúng mình để cập nhật thêm nhiều công thức làm bánh và pha chế HOT nhé!

------------------------------

App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH

👉 Tải app để mua sắm tiện lợi hơn TẠI ĐÂY!

☎️ Hotline hỗ trợ: 1900.636.546 

Địa chỉ cửa hàng: 

- Số 5 ngõ 26 Nguyễn Khánh Toàn, HN

- Số 246 Lò Đúc , HN

- Số 102 Võ Thị Sáu, Q.1, TP HCM

- Số 230 Âu Cơ, Q. Tân Bình, TP HCM

- Số 156 Thống Nhất, p.10, Q. Gò Vấp, TP.HCM

Tải ứng dụng beemart

Tải App Beemart Tải App Beemart
popup

Số lượng:

Tổng tiền: