beemart

TẢI APP NHẬN ƯU ĐÃI

Freeship đơn đầu tiên khi nhập mã "FREEMOI"
Tải app
Mua hàng website - Freeship đơn từ 500K
Giờ hoạt động
8:00- 19:00 T2-CN
0 Giỏ hàng
Tạm tính: ( sản phẩm)

Tất cả tin tức

2 cách làm chè trôi nước mới - lạ miệng, siêu ngon, siêu béo ngậy

2 cách làm chè trôi nước mới - lạ miệng, siêu ngon, siêu béo ngậy

Cách làm chè trôi nước lạ miệng với công thức chè trôi nước nhân sầu riêng và chè trôi nước gấc đỏ nhân đậu xanh chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Cùng Beemart vào bếp chiêu đãi cả gia đình với những công thức cách làm chè trôi nước này nhé!!! 2 cách làm chè trôi nước mới - lạ miệng, siêu ngon, siêu béo ngậy Thông thường, khi nhắc đến chè trôi nước, chúng ta sẽ nghĩ đến những viên nếp trắng tròn, bao phủ lớp nhân đậu xanh bùi bùi bên trong thưởng thức với nước đường ngọt thanh, mè rang ngậy ngậy. Nấu chè trôi nước tuy mất thời gian nhưng thành phẩm thì chắc chắn sẽ làm xiêu lòng tất cả các thành viên trong gia đình bạn đó. Ngoài cách làm chè trôi nước truyền thống, hiện nay người ta còn sáng tạo thêm loại nhân mặn hoặc vỏ các vị khác nhau để kích thích vị giác, tăng sự ngon miệng. Bạn đã biết đến những cách làm chè trôi nước này chưa? Nếu chưa, hãy thử ngay cùng Beemart nào, đảm bảo bạn sẽ không phải thất vọng đâu nhé!!! Cách làm chè trôi nước sầu riêng thơm nức mũi Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách làm chè trôi nước sầu riêng - 100gr đậu xanh không vỏ - 100gr thịt sầu riêng - 50gr đường cát trắng - 200gr đường nâu - 600ml nước - 1 miếng gừng thái lát - 1 chút xíu muối - 180gr bột nếp - 200ml nước cốt dừa - 1/3 muỗng cà phê tinh bột bắp - 2 muỗng canh đậu phộng rang - 1 muỗng canh vừng giã nhuyễn Cách làm chè trôi nước sầu riêng béo ngậy cực lạ miệng Chè trôi sầu riêng mềm mịn, dẻo ngon, ngọt thanh vô cùng hấp dẫn chắc chắn ai cũng sẽ thích khi thưởng thức. Sẵn sàng chưa? Mình cùng vào bếp với cách làm chè trôi nước sầu riêng nào!!! - Bước 1: Nấu nhân đậu xanh và sầu riêng Đậu xanh vo sạch, ngâm 2-3 tiếng. Sau đó xả qua nước lạnh. Nấu đậu chín rồi cho 50g đường vào nấu thêm 5 phút nữa và tắt bếp. Cho đậu vào chảo không dính cùng cơm sầu riêng, bắc lên bếp sên lửa vừa, sên 1 lúc đậu sẽ dẻo không dính chảo là tắt bếp, để nhân nguội. - Bước 2: Làm viên bánh trôi 180gr bột nếp, 20gr đường cho vào âu trộn đều, sau đó cho 120-140ml nước nóng vào, nhồi cho thật dẻo (bột không để bị khô quá nếu không bánh sẽ bị cứng) Lấy 1 ít bột đè dẹp ra và múc 1 muỗng nhân cho vào vo tròn lại thành viên trôi nước tròn vo, xinh xắn Nấu 1 nồi nước, chờ nước sôi cho các viên bột vào luộc với lửa vừa, khi các viên bột nổi lên, bạn luộc thêm 4-5 phút nữa trước khi vớt ra cho vào âu nước lạnh. Sử dụng 200g đường nâu, 600ml nước, gừng cắt lát cho vào nồi, bắc lên bếp nấu lửa riu riu. Sau đó mới vớt bánh trôi trong âu nước lạnh tiếp tục cho vào nồi nước đường nấu thêm vài phút là tắt bếp - Bước 3: Hoàn thành cách làm chè trôi nước nhân sầu riêng Bạn cho 200ml nước cốt dừa, 15gr đường, 1 chút xíu muối, 50ml nước, 1/3 muỗng cà phê tinh bột bắp, đun và khuấy cho hỗn hợp hơi sệt lại là được. Múc chè trôi sầu riêng ra chén, thêm nước đường, gừng và nước cốt dừa, rắc thêm ít mè rang, đậu phộng rang giã dập lên trên là có thể dùng. Thế là bạn đã hoàn thành cách làm chè trôi nước nhân sầu riêng lạ miệng rồi đấy nhé! Cách làm chè trôi nước gấc đỏ nhân đậu xanh ngon mắt, đã miệng Nguyên liệu để thực hiện cách làm chè trôi nước gấc đỏ Những bát chè trôi nước thường được biết đến với màu trắng của bột nếp. Để đổi vị, người ta cũng có thể sử dụng lá dứa, hoa đậu biếc,... để tạo nên những màu sắc bắt mắt cho bát chè. Một màu đỏ hút mọi sự chú ý ngay từ các nhìn đầu tiên sẽ là điểm đặc biệt nhất của cách làm chè trôi nước gấc đỏ nhân đậu xanh. Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: - 400gr bột nếp - 1 muỗng canh bột mì - Khoảng 8 - 9 hạt gấc - 250-300gr đậu xanh cà  vỏ - 1 muỗng canh dầu ăn - 1 muỗng cà phê muối - Đường - 1 củ gừng nhỏ Thực hiện cách nấu chè trôi nước gấc đỏ - Bước 1: Nhào bột bánh Cho bột nếp và bột mì vào tô, trộn đều. Sau đó, cho hạt gấc vào tô, dùng tay bóp hạt gấc đến khi hạt gấc hết màu đỏ bên ngoài. Cho nước vào tô và nhào bột từ từ đến khi bột hơi ướt tay và dẻo. Để bột nghỉ khoảng 30 phút. Sau 30 phút, bạn tiếp tục nhồi bột thêm lần nữa  (có thể thêm nước nếu như thấy bột bị khô). Tiếp tục nhồi bột đến khi bột dẻo. - Bước 2: Làm nhân Cho đậu và nồi nấu cùng nước (nước ngập gấp đôi đậu), nêm muối nấu đến khi đậu chín mềm. Đậu đã chín mềm bung hết thì cho vào máy xay nhuyễn. Sau đó cho phần đậu này vào chảo chống dính, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, đường và sên trên lửa vừa đến khi nhân dẻo hơi sền sệt, để nhân nguội sẽ khô vừa.Khi nhân nguội vo viên nhỏ. - Bước 3: Nặn viên chè trôi nước Bạn chia bột thành các viên tròn vừa, ấn hơi dẹp. Cho viên nhân đậu xanh vào phía dưới ở giữa vỏ và viên tròn lại để vỏ bánh bao quanh nhân. - Bước 4: Hoàn thiện cách làm chè trôi nước gấc đỏ Nấu một nồi nước sôi để luộc những viên chè trôi này. Khi nước sôi, bạn thả viên chè trôi vào nước. Khi viên chè nổi lên thì vớt vào thau nước lạnh. Nấu nước đường: Thắng đường cùng chút nước đến khi hơi vàng thì cho thêm nước, gừng thái sợi vào nấu đến khi sôi thì cho viên chè vào. Bạn nấu thêm 5 - 7 phút nữa là được. Múc viên chè trôi nước gấc đỏ ra bát cùng nước đường, thêm chút gừng sợi, dừa nạo hoặc lạc rang và thưởng thức nhé! Những lưu ý khi làm chè trôi nước    - Nếu muốn tăng vị béo cho món chè thì bạn có thể thêm nước cốt dừa vào ăn cùng nhé! Bạn hòa 300ml nước cốt dừa với 1 muỗng cà phê bột năng và chút xíu muối, bắc lên bếp, để lửa nhỏ khuấy cho đến khi hơi sệt lại là được, để nguội và dùng với chè. Nếu kỳ công hơn, bạn có thể học cách tự làm nước cốt dừa sánh mịn tại nhà dùng khi ăn chè, hoặc các món tráng miệng khác nhé! - Bạn có thể mua thêm lá dứa, củ dền… băm nhuyễn vắt lấy nước cốt và cho vào bột để tạo thêm nhiều màu sắc bắt mắt hơn cho bát chè trôi nước nhé! Bạn cũng có thể tự làm món chè trôi nước truyền thống đơn giản để cùng cả gia đình thưởng thức. Dù là theo công thức nào thì bát chè trôi nước vẫn sẽ là món chè truyền thống quen thuộc và gần gũi đối với mỗi người dân Việt Nam. Beemart chúc bạn thành công với 2 cách làm chè trôi nước mà chúng mình vừa giới thiệu trên đây nhé!!! Tết Hàn Thực sắp đến gần, ngoài chè trôi nước bạn có thể tự làm bánh trôi, bánh chay truyền thống từ bột tạo màu tự nhiên để có đĩa bánh thơm dẻo, đẹp mắt dâng lễ tổ tiên. Beemart đã về sẵn rất nhiều sản phẩm phù hợp với chất lượng đảm bảo cho bạn cùng gia đình tự làm tại nhà.  >>>XEM THÊM CÁC NGUYÊN LIỆU LÀM BÁNH TRÔI BÁNH CHAY TẠI ĐÂY NHÉ !

Cách làm nước cốt dừa ăn chè và những bí kíp cần bỏ túi ngay

Cách làm nước cốt dừa ăn chè và những bí kíp cần bỏ túi ngay

Cách làm nước cốt dừa ăn chè sánh mịn mà Beemart sẽ bật mí sau đây sẽ giúp bạn có loại nước cốt ăn kèm các món chè cực ngon và hấp dẫn. Cùng bỏ túi ngay một số mẹo nhỏ để có công thức cách làm nước cốt dừa ăn chè hoàn hảo nhất nhé! Cách làm nước cốt dừa ăn chè và những bí kíp cần bỏ túi ngay Nước cốt dừa sánh mịn, đặc sánh, béo ngậy không phải ai cũng có thể làm được. Đây là nguyên liệu không thể thiếu trong các món chè hoặc một số món ăn mặn trong ẩm thực Việt Nam. Nếu chưa biết cách làm cốt dừa ăn chè sao cho ngon, hãy tham khảo nhé! Cách làm nước cốt dừa ăn chè và những bí kíp cần bỏ túi ngay Nước cốt dừa (sữa dừa) được làm từ phần nước cốt của cơm dừa sau khi được nạo và xay nhuyễn. Nó được sử dụng phổ biến và được chế biến trong nhiều món khác nhau từ món ăn vặt, món tráng miệng,... giúp tăng độ béo ngậy và hương thơm cho món chè. Cách làm nước cốt dừa ăn chè ngon sánh mịn Nguyên liệu cần thiết để thực hiện cách làm nước cốt dừa ăn chè – Dừa tươi: 2 quả – Nước lạnh: 500ml – Muối: 1 muỗng canh – Bột năng: 1 muỗng canh – Dụng cụ lọc, rây hay một miếng vải mỏng Cách làm nước cốt dừa ăn chè thái sánh mịn Bước 1: Sơ chế dừa Bạn có thể sử dụng dừa đã được lấy cùi và sơ chế sẵn ở ngoài hàng cho tiết kiệm thời gian. Nhưng nếu bạn muốn tự sơ chế dừa, hãy thực hiện theo cách sau: Đeo găng tay để tránh bị vỏ dừa khô làm tổn thương da Bạn dùng các vật nhọn như tô vít để đục vào 2 lỗ này (2 lỗ này khá mềm và dễ làm thủng bởi vì chỗ đó là phôi lá mầm của dừa trồi lên sau này) sau đó úp ngược quả dừa vào ca lớn để hứng lấy  hết nước dừa. Bạn dùng dao dày và sắc bổ đôi quả dừa, sau đó hơ trên lửa hoặc quay trong lò vi sóng khoảng 10 phút để phần thịt dừa dễ tách ra khỏi vỏ cứng. Dùng mũi dao nhọn để tách thịt dừa. Dùng nạo để nạo sạch phần vỏ màu nâu bên ngoài bỏ đi. Bước 2:  Làm sạch cùi dừa Cùi dừa sau khi được tách vỏ sẽ có một lớp màu nâu bám trên đó, bạn dùng dao hoặc dụng cụ nạo vỏ hoa quả cạo hết lớp màu nâu này để nước cốt dừa không bị chát và có màu trắng đẹp mắt hơn nhé! Bạn mang những miếng dừa đã nạo bỏ phần vỏ nâu rửa sạch với nước, để ráo rồi tiến hành bào dừa cho thật nhỏ. Lấy một cái nồi nhỏ cho 500ml nước lạnh và phần nước dừa tươi vừa được lấy được  bắc lên bếp đun sôi rồi để cho bớt nóng. Cho dừa đã được bào nhỏ và nước dừa tươi đã bớt nóng vào máy xay. Các bạn xay đến khi nào hỗn hợp dừa nhuyễn là được. Lưu ý: Mẹo nhỏ là nên chia nhỏ dừa ra làm nhiều lần để cho dễ xay và xay được mịn hơn nhé. Nếu xay dừa quá khô đặc, bạn hãy cho thêm một chút nước ấm để quá trình xay được dễ dàng hơn. Bước 3: Hoàn thiện cách làm nước cốt dừa ăn chè sánh mịn, béo ngậy Sau khi xay xong cùi dừa, bạn sử dụng rây lọc hoặc tấm vải sạch để lọc lấy nước cốt và bỏ phần xác cùi dừa đi. Cho nước cốt dừa bạn vừa lọc bên trên vào nồi nhỏ, đun nóng. Thêm vào nồi 1/2 muỗng canh muối và 1 muỗng canh bột năngvà khuấy đều để tạo thành hỗn hợp sánh đặc rồi tắt bếp. Chờ đến khi nồi nước dừa nguội hẳn, bạn múc riêng vào một cái hũ thủy tinh sạch và có nắp đậy. Bảo quản các hũ này trong ngăn mát của tủ lạnh là bạn có thể sử dụng luôn hoặc để sử dụng dần trong 2-3 tuần đấy nhé! Một số mẹo nhỏ khi giúp cách làm nước cốt dừa ăn chè thành công Cách làm nước cốt dừa ăn chè dễ thực hiện chỉ với vài bước đơn giản. Nước cốt dừa thơm mùi dừa tươi, sánh mịn sẽ giúp món ăn thêm phần đẹp mắt và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên bỏ túi thêm một số mẹo nhỏ sau đây để giúp cách làm nước cốt dừa ăn chè của chúng mình thành công và giúp quá trình làm đỡ vất vả hơn nhé! Bảo quản thành quả của cách làm nước cốt dừa ăn chè Nước cốt dừa sau khi làm xong nếu chưa sử dụng hết bạn nên bảo quản thật kỹ để tránh trường hợp nước cốt dừa nhanh bị thiu, hỏng và có mùi khó chịu, khi sử dụng thì đặc biệt có hại cho cơ thể. Trong nước cốt dừa có độ béo cao nên nhanh bị hỏng. Bạn cần bảo quản thành phẩm của cách làm nước cốt dừa ăn chè bằng hũ thủy tinh đậy kín nắp trong ngăn mát tủ lạnh. Với cách này, bạn có thể giữ cho nước cốt dừa vẹn nguyên hương vị trong vòng từ 2 - 3 tuần nhé! Bạn cũng nên chia nước cốt dừa thành hai phần, một phần thường xuyên dùng, một phần để riêng để tránh bị ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Chọn dừa cho cách làm nước cốt dừa ăn chè Bạn nên chọn trái dừa khô, hơi già, cầm dừa lên thấy nặng tay, khi lắc dừa nghe thấy có nước là được. Những trái dừa nặng chứng tỏ phần cùi dừa nhiều, sẽ làm ra được nhiều nước cốt và nước cốt sẽ béo ngậy hơn. Bạn không nên chọn những quả dừa non hoặc quá non vì nước cốt dừa chủ yếu lấy từ cơm dừa, cùi dừa mà ở những quả dừa non thì phần này không được nhiều và cũng khiến cho cách làm nước cốt dừa ăn chè không được chuẩn vị nữa. Thật nhanh chóng và đơn giản là bạn đã có thể tự tay làm nên loại nước cốt dừa sánh mịn như ngoài hàng chè hay thấy. Cùng thử ngay và khoe thành quả với Beemart nhé! Chúc các bạn thành công với cách làm nước cốt dừa ăn chè này nhé!!! Bạn có thể sử dụng các loại nguyên liệu nấu chè để chế biến ra các món chè ngọt mát có sử dụng nước cốt dừa sánh mịn ngất ngây này nhé! >  Cách nấu chè bưởi ngon không phải ai cũng biết > Cách làm chè dừa non sầu riêng béo ngậy  

Cách làm chè dừa non sầu riêng béo ngậy giải nhiệt mùa hè

Cách làm chè dừa non sầu riêng béo ngậy giải nhiệt mùa hè

Cách làm chè dừa non sầu riêng không quá khó như bạn vẫn nghĩ đâu nhé! Với cách làm chè dừa non sầu riêng cực đơn giản mà Beemart giới thiệu sau đây, những tín đồ của sầu riêng lại bỏ túi thêm được một món chè vừa ngon lại giúp giảm nhiệt mùa hè! Cùng bắt tay vào thực hiện cách làm chè dừa non sầu riêng thơm lừng cùng chúng mình nào!!! Cách làm chè dừa non sầu riêng ngon "lịm tim" Nếu là một tín đồ của sầu riêng, chắc chắn bạn không thể bỏ qua cách làm chè dừa non sầu riêng này. Vị ngọt mát của dừa non cùng với vị béo ngậy, thơm nức của sầu riêng, mới chỉ nghe qua thôi là đã thấy thèm thuồng rồi! Nguyên liệu cho cách làm chè dừa non sầu riêng Cách làm chè dừa non sầu riêng khá đơn giản với các nguyên liệu dễ kiếm. Chỉ với các nguyên liệu đơn giản mà bạn dễ dàng tìm thấy tại siêu thị hoặc các cửa hàng bán nguyên liệu nấu chè là chúng mình đã có thể bắt tay vào thực hiện các công đoạn của cách  làm chè dừa non sầu riêng tại nhà rồi. Bạn cần chuẩn bị: 600g cơm dừa 1 gói rau câu con cá dẻo 500g đường 1,2 trái dừa tươi Nước cốt dừa 1 hộp sữa tươi không đường 50g bột báng 100g sầu riêng, mít sợi (nếu thích còn không có thì cũng không sao nhé) 5 chiếc lá dứa 1 ít siro đỏ, 1 ít nước hoa đậu biếc Cách làm chè dừa non sầu riêng Cùng bắt tay vào thực hiện cách làm chè dừa non sầu riêng tại nhà ngon "lịm tim" nào!!! Nấu rau câu: Bạn sử dụng 1 gói rau câu con cá dẻo + đường 200g+ 1L nước (nếu sử dụng nước dừa tươi thì thạch sẽ ngon hơn). - Lá dứa xay lấy nước, hoa đậu biếc vắt lấy nước. - Chia hỗn hợp nước thạch đã pha trên thành 4 phần, 1 phần thêm nước lá dứa, 1 phần thêm nước hoa đậu biếc, 1 phần thêm nước cốt dừa và 1 phần thêm siro đỏ. Nếu thích có thể cắt sợi dừa rồi bỏ vào rau câu để ăn. - Nấu theo hướng dẫn trong gói bột rau câu. Sau đó đổ ra khuôn và cho vào ngăn mát để thạch nhanh đông. - Thạch sau khi đông thì đem cắt sợi. Những sợi thạch này sẽ giúp cách làm chè dừa non sầu riêng lạ miệng hơn đấy! Nấu chè cho cách nấu chè dừa non sầu riêng: - Bột báng: ngâm 20 phút, trụng qua nước sôi và vớt để ráo. - Cho 400ml nước, sữa tươi, 300g đường nấu đến khi sôi lăn tăn. Sau đó, bạn cho dừa xắt sợi vào, tiếp tục cho bột báng vào. Cuối cùng cho nước cốt dừa vào. Đun đến khi nước sôi thì tắt bếp. Thế là bạn đã hoàn tất các bước của cách nấu chè dừa non sầu riêng rồi đấy. Bạn cho rau câu cắt sợi vào bát, thêm nước chè đã nấu vào, cho thêm 1 ít sầu riêng và mít thái sợi vào là có thể thưởng thức ngay món chè béo ngậy, ngon mát. Với sầu riêng và dừa, Beemart sẽ bật mí thêm một công thức thạch sầu riêng sữa dừa thơm ngon, mát lạnh để bạn cùng áp dụng nhé! Thạch sầu riêng sữa dừa thơm ngon, ngon mát Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bột agar: 5g Đường cát: 50g Bột báng: 25g Bột khoai: 50g Hạt lựu khô: 50g Sữa đặc: 100g Nước cốt dừa:500g Mít chín cắt sợi Cơm sầu riêng Nước lọc: 100ml Lá dứa: 1 lá Khuôn vuông đế liền 16cm: 1 chiếc Cách làm thạch sầu riêng sữa dừa: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu  Agar ngâm với 500 ml nước lọc trong 1 tiếng đồng hồ. Bột báng: rửa sạch rồi ngâm nước khoảng 15 phút cho bớt mùi bột Bột khoai, hạt lựu: ngâm 3-4 giờ trước khi nấu Lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn với 100 ml nước lọc, vắt lấy nước cốt, dùng rây mịn để loại bỏ xác lá. Để sang một bên. Bước 2: Làm thạch lá dứa Bắc agar ngâm nước lên bếp nấu lửa lớn đến khi nước agar sôi và agar tan hoàn toàn thì cho đường vào khuấy đến khi đường tan. Lưu ý: Kiểm tra bột Agar đã tan hết chưa bằng cách múc một muỗng nước agar lên rồi đổ ngược vào nồi, quan sát thấy trên muỗng không còn chấm li ti nữa tức là bột đã tan hết, nếu còn thì tiếp tục nấu. Hạn chế khuấy để thạch không bị chảy nước sau khi đông. Tiếp theo cho nước cốt lá dứa vào nước agar khuấy đều đến khi hỗn hợp hòa quyện và sôi lại rồi tắt bếp đổ ra khuôn chờ đông. Sau khi thạch đông thì dùng dao răng cưa cắt thạch thành sợi dài. Bạn để tủ lạnh bảo quản đến khi ăn nhé! Bước 3: Nấu bột báng, bột khoai, hạt lựu Cho bột báng, bột khoai, hạt lựu vào nồi luộc chín. Quan sát thấy  trở nên trong có nghĩa là bột đã chín, vớt ra để ráo nước. Bước 4: Nấu sốt sầu riêng sữa dừa Xay nhuyễn sữa đặc có đường và cơm sầu riêng rồi nấu cách thủy với nước cốt dừa ở lửa vừa trong 15 phút tính từ lúc nước sôi. Cho thêm vài đoạn lá dứa cắt khúc vào nấu chung để nước sốt thơm hơn. Vừa nấu vừa khuấy cho hỗn hợp quyện đều. Bạn có thể sử dụng nước cốt dừa đóng lon sẵn bán tại các siêu thị để tiết kiệm thời gian, tuy nhiên, nếu tự làm được nước cốt dừa thì món ăn của mình sẽ hấp dẫn và ngon hơn đấy. Bạn có thể tự làm nước cốt dừa sánh mịn, ngon ngất ngây với dừa tươi nhé!!! Chờ nước sốt nguội rồi bảo quản trong tủ lạnh đến khi ăn. Bước 5: Hoàn thành món chè thạch sầu riêng sữa dừa Cho thạch lá dứa, bột báng, bột khoai, sương sa hột lựu, mít, sầu riêng vào ly, múc đá bào đổ lên trên và cuối cùng là rưới nước sốt lên trên rồi thưởng thức. Chỉ đơn giản thế là bạn đã biến tấu thêm một cách khác với món sầu riêng rồi. Cùng với cách làm chè dừa non sầu riêng thì cách làm chè thạch sầu riêng sữa dừa cũng là những món chè giải nhiệt béo ngậy, ngọt thơm hấp dẫn từ sầu riêng. Bạn có thể thực hiện các công thức này ngay tại nhà để chiêu đãi cả gia đình đấy nhé! Beemart chúc các bạn thành công với công thức cách làm chè dừa non sầu riêng nhé!!! >>> Tham khảo thêm các công thức chế biến các món từ sầu riêng tại nhà >>> Xem thêm cách làm dừa dầm chuẩn vị Hải Phòng

Nấu chè đậu trắng ngọt bùi, đúng vị Nam Bộ

Nấu chè đậu trắng ngọt bùi, đúng vị Nam Bộ

Nấu chè đậu trắng ngọt bùi, chuẩn vị sẽ mang hương vị vùng đất Nam bộ đến với gian bếp nhỏ xinh của bạn. Beemart sẽ cùng các bạn tìm hiểu về chè đậu trắng  thanh mát, giải nhiệt cho những ngày nóng bức vô cùng tốt nhé! Cùng bắt tay vào thực hiện công thức nấu chè đậu trắng ngọt bùi thôi nào!!! Nấu chè đậu trắng ngọt bùi, đúng vị Nam Bộ Đậu trắng có tên gọi đầy đủ là đậu dải trắng rốn nâu. Đậu trắng không thua kém các loại hạt ngũ cốc khác  giàu protein, carbohydrate, chất béo, chất xơ…, đặc biệt, đậu trắng còn chứa nhiều canxi, folate và vitamin A. Vì một nguồn dinh dưỡng dồi dào như vậy, tại sao chúng ta không cùng bắt tay ngay vào bếp để nấu chè đậu trắng nhỉ? Nguyên liệu để nấu chè đậu trắng tại nhà: 250g đậu trắng 160g gạo nếp 1/2 tsp baking soda 200-220g đường 10g bột năng Nước cốt dừa 5g bột gạo Các nguyên liệu này đều tương đối dễ tìm, bạn có thể tìm mua chúng tại các cửa hàng đồ khô, các siêu thị hoặc các cửa hàng chuyên bán nguyên liệu làm chè. Mùa hè với cái nóng oi ả, bạn có thể chuẩn bị nguyên liệu và vào bếp chiêu đãi các món chè thanh mát, giải nhiệt chiêu đãi cả gia đình đấy nhé!!! Thực hiện cách nấu chè đậu trắng: Đầu tiên, các bạn rửa sạch đậu và ngâm đậu qua đêm đến khi hạt đậu nở căng tròn. Với các bạn ở nước ngoài có thể mua đậu trắng tại các chợ châu Á hoặc mua đậu trắng chế biến sẵn được đóng tại các lon. Bỏ đậu trắng vào nồi và thêm nước sao cho nước cao hơn mặt đậu 1 đốt ngón tay, khoảng 3cm. Đồng thời, các bạn bỏ thêm baking soda và muối đun lửa to. Vì sao phải đun lửa to nhỉ? Các bạn có biết nếu đun lửa to các chất bẩn còn sót lại trong đậu sẽ nổi lên thành những mảng bọt lớn. Chúng ta có thể dễ dàng vớt ra và thành phẩm khi nấu chè đậu trắng xong sẽ có màu trắng ngà đẹp mắt hơn đó. Một chút lưu ý khi nấu chè đậu trắng là bạn nên để mở vung trong lúc đun lửa to tránh tình trạng bị tràn nước. Sau khi hớt hết bọt, các bạn vặn lửa thật nhỏ, đậy nắp đun trong vòng 30 phút để đậu mềm vừa phải không bị bở quá. Có nhiều bạn hỏi chúng tớ là có nên nấu chè bằng nồi áp suất hay không? Hoàn toàn có thể được nhé nhưng với cách nấu chè đậu trắng để giữ đậu không bị nát thì các bạn nên sử dụng cách nấu thông thường như Beemart chúng tớ đang hướng dẫn nhé! Sau khi đậu đã chín mềm vừa phải, các bạn đổ đậu ra rổ rửa qua nước lạnh và để ráo nước. Chúng ta tiếp tục bắc bếp đun 1L nước để nấu gạo nếp nhé. Gạo nếp vo rửa sạch đổ vào nồi đã có nước. Đun lửa nhỏ 3 phút sau đó đảo nhẹ một lần rồi lại đun thêm 2 phút. Khi các bạn nhìn thấy hạt nếp bắt đầu nở ra thì cho đậu trắng đã chế biến ở phía trên vào. Để nấu chè đậu trắng không làm nếp và đậu tránh bị nát, các bạn nên sử dụng một chiếc muôi gỗ lớn để đảo. Sau khi cho đậu vào, cách 2 phút các bạn đảo một lần. Lặp đi lặp lại thao tác đó 3 lần thì chúng ta cho thêm 200g đường và 1/8 tsp muối. Một câu hỏi thường gặp đó là nên sử dụng đường cát trắng hay đường phèn để nấu chè? Trong công thức nấu chè đậu trắng này thì bạn có thể sử dụng loại nào cũng được, tuy nhiên, với các món chè khác thì bạn cần tham khảo thêm nhé! Các bạn đun thêm một phút nữa và cho 10g bột năng để chè có độ kết dính rồi tắt bếp. Gạo nếp và đậu trắng nở đều nhưng không bị nát, chè đậu trắng thích hợp ăn nguội với nước cốt dừa. Nước cốt dừa được nấu với nước cốt dừa đóng hộp dạng cream, thêm 100ml nước, đường và 5g bột gạo để có sự sánh mịn. Bạn cũng có thể tự làm nước cốt dừa tự làm sánh mịn ngon ngất ngây để ăn kèm với tất cả loại chè, đặc biệt thơm ngon như những món chè ngoài hàng nhé! Bên cạnh món chè đậu trắng này, bạn cũng có thể tham khảo những công thức nấu chè khác tại Blog Beemart. Tham khảo 1 vài công thức nấu chè cực HOT nhé! Tổng hợp cách nấu các loại chè giải nhiệt mùa hè Cách nấu chè sâm bổ lượng vừa thanh mát vừa bổ dưỡng Chè hạt sen táo đỏ - vị ngon dân giã của người Việt Vậy là các bạn đã đồng hành với Beemart chúng tớ trong cách nấu chè đậu trắng ngọt bùi, cực kì đơn giản. Các mẹ lại có thêm một món chè ngon vào danh sách chiêu đãi gia đình. Người dân Nam Bộ nấu  món chè này không những để làm bữa phụ trong những ngày hè mà còn được nấu trong các dịp thắp hương ngày lễ tết, đặc biệt là để cúng thôi nôi của các bé!

Chè ba màu: Cách làm ngon miệng, đẹp mắt ngay tại nhà

Chè ba màu: Cách làm ngon miệng, đẹp mắt ngay tại nhà

Chè ba màu là món chè đã in sâu vào trong kí ức tuổi thơ của nhiều người Việt Nam. Ly chè truyền thống với màu sắc cực  bắt mắt, vị ngon, ngọt mịn của các loại đậu quyện cùng nước cốt dừa béo ngậy, vị mát lạ miệng đến từ rau câu,... Tất cả tạo nên ly chè ba màu thật đặc biệt. Vào bếp và thực hiện những ly chè hấp dẫn này để cả gia đình mình cùng xua tan cái nắng hè nhé! Chè ba màu đặc trưng bởi 3 màu sắc: đậu đỏ, đậu trắng và đậu xanh. Khi trộn đều lên, các loại đậu mềm, bùi cùng nước cốt dừa sánh mịn thật là hấp dẫn. Món chè này có cách làm tương đối dễ dàng và đơn giản. Bắt tay thực hiện nấu chè ba màu cùng Beemart nào!!! Nguyên liệu làm món chè ba màu Nguyên liệu nấu chè ba màu khá đơn giản và bạn có thể dễ dàng tìm mua. Các loại đậu thì bạn có thể mua tại các cửa hàng đồ khô, vani, bột thạch, nước cốt dừa thì hầu như siêu thị nào cũng có, hoặc chúng mình có thể ghé qua các cửa hàng chuyên bán nguyên liệu nấu chè để chuẩn bị nhé! Dưới đây là nguyên liệu nấu món chè này dành cho 6 người ăn: 100g đậu đỏ 200g đậu trắng 300g đường 100g đậu xanh 1 ống vani 1 bó lá dứa 8g bột thạch rau câu Nước sôi để nguội 400ml nước cốt dừa ( 1lon) 2 quả cam Cách làm chè ba màu tại nhà Sau khi chuẩn bị đủ các nguyên liệu cần thiết, bạn hãy cùng Beemart bắt đầu các công đoạn của món chè này nhé!!! Sơ chế nguyên liệu: Đậu đỏ, đậu trắng, đậu xanh: ngâm riêng từng loại với nước ấm trong vòng 4 giờ, sau đó vớt ra xả qua với nước lạnh vài lần và để ráo. Lá dứa: rửa sạch, ép lấy nước (dùng máy xay, xay nhuyễn và lọc lấy nước trong không cặn) Cam: rửa sạch, bổ đôi quả, ép lấy nước. Thạch rau câu: hòa tan với 70g đường vào trong 1 lít nước. Nấu nước cốt dừa: Nước cốt dừa được coi là linh hồn, bí quyết để có được 1 ly chè ngon. Đây chính là điều tạo nên thương hiệu cho các hàng chè ngon. Bạn cũng có thể tự nấu cốt dừa tại nhà để các món chè ngon và hấp dẫn hơn. Còn nếu không có thời gian, chỉ cần sử dụng nước cốt dừa đóng lon sẵn thêm vào chè là cũng có thể thưởng thức chè rồi ạ. Với cách nấu nước cốt dừa, bạn cần chuẩn bị thêm bột năng - tạo độ sánh cho nước cốt dừa. 1 lon (400ml) nước cốt dừa + 30gr đường nấu với lửa nhỏ khi nước cốt dừa sôi nhẹ thì cho 1 chút xíu bột năng hoa với nước lạnh vào khuấy đều 1/2 phút là tắt bếp. Bạn có thể tham khảo thêm các công thức nấu nước cốt dừa sánh mịn cực chi tiết không thua kém ngoài hàng nhé! Các bước làm chè ba màu: - Bước 1: Cho đậu đỏ vào nồi với 1 lít nước, nấu sôi với lửa lớn trong vòng 1 phút sau đó hạ nhỏ lửa, hầm nhừ trong vòng 30 phút sau đó cho thêm 70g đường vào đun thêm 30 phút cho đường ngấm đầu vào hạt đậu. Tiếp tục nấu đậu trắng và 50 gram đường với 1 lít nước. Sau đó, cho ra chén và để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 phút. - Bước 2: Trong thời gian chờ đậu đỏ chín, cho đậu xanh vào hấp chín, sau đó cho đậu xanh 70g đường, vani vào chảo sạch sên với lửa nhỏ cho đến khi phần đậu xanh quyện lại thành khối mịn không dính chảo là được. Bạn cũng có thể hấp chín đậu và cho đậu vào máy xay cùng đường thì đậu sẽ nhuyễn và mịn hơn nhé. - Bước 3: Đặt hỗn hợp rau câu lên bếp đun đến khi thạch chuyển màu đục đục là được, chia thạch ra làm 3 phần một phần đun với nước cốt dừa, 1 phần đun cùng với nước cốt lá dứa, 1 phần đun cùng nước ép cam. Đổ thạch ra âu, để nguội, bảo quản trong tủ lạnh 2-3 giờ cho thạch đông lại sau đó lấy ra cắt miếng vuông nhỏ vừa ăn. - Chia thạch ra cốc, múc thêm đậu đỏ, đậu xanh thêm nước cốt dừa và đá là bạn đã có ngay ly chè ba màu để thưởng thức rồi. Bạn có thể thêm dừa bào sợi và lạc rang vào cùng để thêm vị bùi nhé!!! Lưu ý khi thực hiện công thức nấu chè ba màu: - Bạn có thể điều chỉnh lượng đường thêm vào trong món chè để vị chè ngọt dịu, thích hợp với mùa hè hơn. - Khi ăn chè 3 màu bạn có thể bổ sung thêm một ít hoa quả sẵn có trong mùa hè để món chè 3 màu trở nên hấp dẫn hơn. - Đậu đỏ bạn cũng có thể cho lên hấp chín nhờ vậy hạt đậu sẽ bở hơn nhưng ngược lại chúng ta lại không tận dụng được phần nước đậu đỏ vốn có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Vậy là bạn đã hoàn thành ly chè ba màu cực đẹp mắt và hấp dẫn để cả nhà cùng giải nhiệt mùa hè rồi. Hãy thử và khoe thành quả với Beemart nhé!!! Chúc các bạn thành công với cách làm này nha! >>> Tham khảo thêm các công thức nấu chè khác: - Cách nấu chè bưởi giòn dai tại nhà - Chè hạt sen long nhãn: bí kíp ngon chuẩn vị - Dừa dầm sầu riêng: món ngon nhất định phải thử

Chè bánh lọt sầu riêng Malaysia béo ngậy chuẩn vị - ăn là mê!

Chè bánh lọt sầu riêng Malaysia béo ngậy chuẩn vị - ăn là mê!

Chè bánh lọt sầu riêng Malaysia béo ngậy là món ăn mà bất cứ tín đồ mê sầu riêng nào cũng không thể bỏ qua. Chè bánh lọt sầu riêng tuy mới xuất hiện nhưng đã nhanh chóng lọt vào "mắt xanh" của dân nghiện sầu. Món chè cực đơn giản, chỉ cần một múi sầu riêng tươi nguyên hấp dẫn bên trên, ăn cùng với bánh lọt lại được săn đón nhiệt tình. Cùng Beemart bỏ túi ngay món chè béo ngậy, thơm nức mũi này nhé!!! Chè bánh lọt sầu riêng Malaysia hay còn được biết đến với tên gọi Durian Cendol là món ăn tráng miệng mát lạnh giúp giải nhiệt, xua tan cái nóng mùa hè. Chè bánh lọt sầu riêng có vị dai ngon của bánh lọt, cơ sầu riêng béo mềm, ngọt lịm, thơm đặc trưng. Nếu không biết địa chỉ tìm mua món chè này, bạn có thể tự tay làm nó tại nhà mà hương vị không thua kém gì ngoài hàng đâu nhé! Nguyên liệu của món chè bánh lọt sầu riêng Với món chè bánh lọt sầu riêng công đoạn quan trọng nhất là làm bánh lọt, bạn có thể tìm mua các nguyên liệu làm chè bánh lọt tại siêu thị hoặc các cửa hàng bán nguyên liệu làm chè. Cùng chuẩn bị nguyên liệu và vào bếp thực hiện ngay món chè siêu ngon này nào! - 500 ml nước cốt dừa - 5 g bột rau câu dẻo - 100 g đường cát trắng - 5 g muối - 100 g bột năng - 50 g bột gạo - 60 g lá dứa - 1 quả sầu riêng Bạn có thể điều chỉnh tùy theo sở thích, chọn sầu riêng quả eo to phình đều, cuống còn tươi, cứng và xanh thẫm, chọn loại sầu riêng cơm vàng sữa, hạt lép khi ăn với món chè sẽ ngon hơn đấy. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ để chế biến món chè bánh lọt sầu riêng này nữa nhé! Bạn nên chuẩn bị thêm xửng hấp, máy xay sinh tố, khuôn rau câu,... Thực hiện món chè bánh lọt sầu riêng Malaysia tại nhà Bước 1: Nấu nước cốt dừa Chuẩn bị một chén nhỏ với 2 muỗng canh nước lọc và nửa muỗng tầm 30 g bột năng khuấy đều, cho vào nấu chung với phần nước cốt dừa. Cho 500 ml nước cốt dừa, 20 g lá dứa cuộn tròn và một ít muối vào nồi đun sôi, khi thấy sôi mở lửa riu riu tầm 5 phút. Để thêm tầm 2 phút vớt lá dứa ra. Lúc này có thể nêm nếm mức độ ngọt cho phù hợp với sở thích của mỗi người sau đó tắt bếp, để nguội. >>> Tham khảo ngay công thức nấu nước cốt dừa ngon sánh mịn, ngất ngây Bước 2: Nấu chè bánh lọt Cho 40 g lá dứa còn lại cắt nhỏ vào máy xay sinh tố, đổ thêm 200 ml nước. Xay xong thì lọc nước lá dứa qua rây để được một bát nước trong. Cho phần nước này vào nồi, 1 ít muối, 1 ít đường cát đợi sôi. Trong lúc đợi nước đun sôi, bạn cho 50 g bột gạo và 70 g bột năng, 100 ml nước vào khuấy đều đến khi tan hết bột (có thể rây lại một lần để không bị vón cục). Cho bột vào phần nước lá dứa đã sôi, khuấy đều tay tầm 2 phút đến khi thu được hỗn hợp sệt, để lửa nhỏ để bột chín hẳn. Chuẩn bị 1 tô nước thêm vào 2-3 viên đá lạnh để đựng sợi bánh. Cho hỗn hợp bột sệt này vào chõ hấp rồi dùng thìa ngoáy theo vòng tròn là có ngay những sợi chè bánh lọt. Khi những sợi chè đông lại thì chắt vào bát nước khác để lọc sạch khỏi nước cũ nhé. Bước 3: Làm thạch rau câu. Cho vào nồi 300 ml nước (có thể thay bằng nước dừa tươi). Đổ 5 g bột rau câu vô chén đựng 50 g đường cát trắng, trộn đều cho vào nồi nước, đun sôi hỗn hợp đường, bột râu câu và nước, vừa đun vừa khuấy đều tay. Khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ riu riu xuống để thêm 2 phút là đổ ra khuôn chờ phần rau câu đông lại (có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh để rau câu nhanh đông và ăn sẽ ngon hơn). Cho bánh lọt ra bát to, thêm vào thạch rau câu lấy từ ngăn mát tủ lạnh, 1 ít đá xay nhỏ hoặc đá viên và nguyên múi sầu riêng (hoặc bạn xé nhỏ múi sầu ra theo sở thích của mình). Thêm nước cốt dừa đã chuẩn bị lúc đầu. Vậy là bạn đã hoàn thành xong món chè bánh lọt sầu riêng Malaysia rồi và giờ thì thưởng thức thôi nào. Một số lưu ý: - Nếu không có khuôn rau câu bạn có thể đổ vào tô nhỏ và cắt hạt lựu sau khi rau câu đông lại. -  Nếu không có chỗ hấp bạn có thể sử dụng rổ hoặc vợt vớt thức ăn có lỗ tròn nhé. - Khi làm bánh lọt, bạn không nên cho nhiều bột năng bánh của bạn sẽ bị dai. - Khi làm rau câu bạn có thể biến tấu thành rau câu dừa, rau câu phô mai,.. ăn cùng món chè này cũng rất ngon nhé! Bạn cũng có thể sử dụng trân châu để ăn cùng chè, khá lạ miệng và hấp dẫn đó nha. Bạn có thể dùng trân châu làm sẵn hoặc tự tay làm trân châu từ bột năng cũng đều rất ngon. - Nếu thích, bạn có thể cho thêm đậu đỏ, đá bào, hạt bắp,...vào món chè sầu riêng của mình để món chè trông bắt mắt và hấp dẫn hơn. Sau khi thực hiện theo cách làm đơn giản mà Beemart vừa bật mí, bạn sẽ thu được thành phẩm là bát chè bánh lọt sầu riêng thơm ngon, béo ngậy. Chúc bạn thực hiện thành công với món chè Malaysia hấp dẫn này nhé!!!

Đường phèn có tốt không? Nên sử dụng đường cát trắng hay đường phèn?

Đường phèn có tốt không? Nên sử dụng đường cát trắng hay đường phèn?

Đường phèn cùng với đường cát trắng, đường thốt nốt,... là những loại đường phổ biến, thông dụng và được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể dễ dàng sử dụng loại đường này trong nhiều  món ăn, đồ tráng miệng, đồ uống và đặc biệt là trong các công thức nấu chè. Bạn biết gì về loại đường này? Nó có tốt không, và bạn có nên sử dụng đường phèn thay thế đường cát trắng hay không? Hãy cùng Beemart tìm hiểu ngay nhé! Dân gian xưa có câu "Ngọt như đường cát, mát như đường phèn" để nhấn mạnh về tác dụng của loại đường này đối với sức khỏe. Đường phèn được biết đến với tác dụng mang lại vị ngọt thanh mát cho món ăn, bát chè. Nó có rất nhiều tác dụng không chỉ làm thức uống giải khát mà nó còn có nhiều công dụng trong các món ăn. Đường phèn và những tác dụng của đường phèn Đường phèn là gì? Đường phèn (hay còn được biết đến với tên gọi là băng đường). Đây là một sản phẩm được tạo ra từ quá trình kết tinh đường từ cây mía, củ cải đường hoặc một số nguyên liệu khác như đường thốt nốt,... Hiện nay, người ta thường biết tới đường phèn là một đứa con nhỏ của đường cát trắng bởi vì nguyên liệu chính tạo ra nó chính là đường cát trắng. Đường phèn có vị dịu ngọt, thơm mát nên thường được sử dụng như là một loại gia vị chế biến các món ăn, làm bánh, các loại đồ uống  và đặc biệt là các món chè. Bên cạnh đó, đường phèn còn có nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh và cực tốt cho sức khỏe con người. Tác dụng của đường phèn - đường phèn có tốt không? Bạn có thể dễ dàng bắt gặp một công thức chè hoặc bánh, đồ uống có sử dụng đường phèn. Vậy cụ thể, loại đường này có những công dụng gì đối với sức khỏe và nó được ứng dụng như thế nào trong đời sống? Beemart sẽ bật mí cho bạn ngay bây giờ nhé! Sử dụng đường phèn để làm nguyên liệu nấu ăn, pha chế đồ uống Là một loại đường, chắc chắn đường phèn phải có tác dụng của đường, đó là tạo độ ngọt cho món ăn. Ngay từ xa xưa, với vị thanh mát đặc trưng, đường phèn đã được sử dụng như một loại gia vị phổ biến khi làm bánh, kẹo, nấu chè, làm đồ uống,... Loại đường này vừa giúp tạo độ ngọt thanh, độ ngon cho món ăn lại vừa giúp giải nhiệt rất tốt cho sức khỏe. Đường phèn được ưa chuộng hơn khi pha chế đồ uống hoặc nấu chè, chưng yến,... bởi nó giúp tăng hương vị, độ ngọt thanh thuần không gây cảm giác ngọt đạm quá mức, ngọt gắt. Bên cạnh đó, nó còn giúp cung cấp năng lượng dưới dạng glucose, giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi. Giải nhiệt và thanh mát cơ thể Đường phèn có chứa Saccharose và một số nguyên tố vi lượng giúp phân giải thành glucose và fructose nên nó có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp giảm căng thẳng và nâng cao khả năng của các giác quan. Do được tinh chế từ đường cát trắng, được loại bỏ hết tạp chất nên nó ít ngọt hơn, có vị thanh mát và giải nhiệt tốt hơn. Nên đường phèn cũng được biết đến chủ yếu với công dụng thanh mát, giải nhiệt. Vì thế với các công thức của các món chè mùa hè, bạn sẽ thường thấy sự có mặt của loại đường này. >>> Bạn có thể tham khảo một số công thức các món chè có sử dụng đường phèn như: Công thức nấu chè sâm bổ lượng thanh mát và bổ dưỡng Cách nấu chè hạt sen nhãn nhục ngọt dịu giải nhiệt với đường phèn Ngừa ho và điều trị viêm họng Trong đường phèn có chứa nhiều hợp chất có khả năng cắt cơn ho, làm sạch miệng và làm dịu cổ họng khi bị đau. Vì vậy, trong một số bài thuốc Đông y, người ta thường đem loại đường này chưng với quất (tắc) hoặc chanh lấy nước uống sẽ có tác dụng trị ho và viêm họng cực hiệu quả. Đường phèn trị ho có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ nữa. Nếu bạn không có thời gian chưng thì chỉ cần cho trẻ ngậm 1 viên đường nhỏ cũng có thể giúp bé giảm bớt cơn ho và làm dịu cổ họng của bé rồi. Ngoài ra, đường phèn còn được biết đến như một cách giúp các đấng mày râu cải thiện và nâng cao chất lượng chuyện chăn gối, bằng cách chưng đường phèn với rễ cây đậu bắp. Nên sử dụng đường phèn hay đường cát trắng? Cách tạo ra đường phèn Đường phèn được tạo ra bằng cách lấy đường cát trắng pha loãng với lượng nước nhất định, sau đó dùng vôi và trứng gà để lọc tạp chất và làm dịu vị ngọt, thêm hương vị. Bạn có thể tự làm đường phèn tại nhà theo cách thức sau: Pha loãng đường cát trắng trộn với nước lọc hoà với nước vôi trong theo tỷ lệ: 3-2 Sử dụng trứng gà cho vào cho đường sôi để tạp chất nổi lên, vớt tạp chất cho đến khi nổi bọt trắng lên Lọc tạp chất bằng khăn vải: Khăn được căng lên, múc đường đổ vào khăn cho chảy xuống chảo. Để lửa nhỏ, nước gần cạn thì đổ thêm nước vào đun. Khi đường chín thì đổ vào thùng và bên trong có thêm vỉ tre. Sau khoảng 10 – 12 ngày, đường kết tinh thành từng khối như bạn vẫn hay mua ngoài thị trường. Tuy nhiên, không  phải ai cũng có thời gian và cũng có thể thành công với phương pháp chưng đường này. Hiện nay trên thị trường các loại đường đa dạng, có nhiều thương hiệu đường phèn để bạn lựa chọn sử dụng, vừa an toàn, đảm bảo chất lượng lại vừa không mất quá nhiều công sức và thời gian. Ăn đường phèn có tốt hơn đường trắng hay không? Đường phèn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, theo Đông y, loại đường này có vị  ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và phế, giúp chủ trị: bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm. Còn theo dân gian, đường phèn thường được nhiều người biết tới để dùng làm bài thuốc trị ho hay được sử dụng làm gia vị để khai vị trợ tiêu hóa. Ngoài ra, đường phèn có tác dụng thanh nhiệt tốt nên vào mùa nắng nóng, người ta sẽ ưa chuộng loại đường này hơn là đường cát trắng. Bạn có thể thử so sánh 2 loại đường này như sau: Đường cát trắng: Là loại đường được sử dụng nhiều trong nấu ăn hàng ngày. Đường có tác dụng chữa bệnh tụt huyết áp rất tốt biểu hiện ở việc đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Bạn sẽ phải bất ngờ khi cho một chút đường vào trong lọ hoa để hoa luôn được tươi và thơm lâu. Đường phèn: Là loại đường được kết tinh từ đường trắng, đã được xử lý và loại bỏ bớt chất ngọt. Chỉ còn vị thanh mát và là thức uống giải nhiệt tiện lợi. Đường phèn khác đường cát trắng là được nấu tự nhiên và không có các tạp chất nên rất trong và tinh khiết. Sử dụng quá nhiều đường cũng đều không có lợi cho cơ thể, vì thế, bạn nên cân nhắc sử dụng đường hàng ngày cho hợp lý và không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tùy theo nhu cầu của mình và đặc điểm của các món ăn định chế biến mà bạn lựa chọn đường phèn hoặc đường cát trắng cho phù hợp và không làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn nhé! >> Video hướng dẫn nấu chè thái xanh tại nhà chuẩn vị, thanh mát >>>Tham khảo các loại đường đang có ưu đãi trong tháng 6 tại Beemart:      

Cách nấu chè Thưng: Mộc mạc hương vị Nam Bộ

Cách nấu chè Thưng: Mộc mạc hương vị Nam Bộ

Chè thưng (hay còn gọi là chè bà ba) là một trong những món chè đặc trưng của miền Nam, với vị ngon tao nhã và hương thơm nhẹ nhàng nhưng quyến rũ. Cách nấu chè thưng vô cùng đơn giản được kết hợp với các nguyên liệu đồng quê dễ kiếm, dễ tìm. Hãy cùng Beemart vào bếp và khám phá cách nấu chè thưng chuẩn vị nhé! Chè trứng lạ miệng và đầy năng lượng cho cả gia đình Chè bí đỏ Campuchia: bí quyết bồi bổ cơ thể từ loại quả quen thuộc Cách nấu chè thưng đậm vị Nam Bộ Nguyên liệu cần chuẩn bị - Đậu xanh 300gr - Bột báng 50gr - Bột khoai 50gr (hoặc 1 củ khoai lang) - Mộc nhĩ 50gr - Đậu phộng 50gr - Đường 200gr - Muối 1/2 muỗng nhỏ - Lá dứa 100gr - Nước cốt dừa, dừa sợi Những nguyên liệu của món chè thưng này rất quen thuộc và gần gũi với đời sống hàng ngày. Đây là món chè truyền thống lâu đời của người dân Nam bộ. Bạn cũng có thể tham khảo nhiều loại nguyên liệu làm chè khác tại Beemart nhé. Tiến hành thực hiện ngay cách nấu chè thưng - Bước 1: Đầu tiên bạn cần chế biến các nguyên liệu của món chè thưng. Bạn cho bột báng và bột khoai vào ngâm với nước cho nở. Riêng bột khoai nếu muốn mềm ngon nhất thì bạn nên ngâm trước khoảng 3-4 tiếng nhé. Đậu xanh đã bóc vỏ bạn đem ngâm trong nước từ 8-10 tiếng (nên ngâm qua đêm cho đậu xanh được nở ra mềm và ngon hơn). Ngâm mộc nhĩ khô với nước nóng cho nở ra rồi rửa sạch với nước và cắt nhỏ thành từng sợi vừa ăn. - Bước 2: Đậu phộng bạn mang rang với lửa nhỏ cho đến khi chín thì đãi thật sạch vỏ cho vào tô. Lá dứa rửa sạch rồi để cho ráo nước, cắt thành từng khúc nhỏ rồi bó lại - Bước 3: Đậu xanh sau khi ngâm xong để ráo nước đem đi hấp chín, bạn hấp đến khi nào đậu mềm là được như thế khi ăn sẽ rất ngon. Sau đó, trộn 100 gram đường với đậu xanh đã mềm. Dùng muôi hoặc thìa ấn và trộn đều đậu với đường, làm cho hỗn hợp càng nhuyễn ra càng tốt. Bột báng và bột khoai đem luộc trước với nước lọc để mềm và ngon hơn. Sau đó bạn vớt ra thả vào nước lạnh để không bị dính vào nhau. Lưu ý: Bạn có thể dùng máy xay sinh tố để làm cho đậu và đường nhuyễn hẳn ra. - Bước 4: Nấu sôi 500 ml nước. Khi nước sôi thì cho đậu xanh vào khuấy đều. Sau đó cho bột báng, bột khoai và lá dứa vào, vừa nấu vừa khuấy. Lúc này bạn chỉ dùng lửa vừa nhỏ. Nấu thêm 10 phút thì cho đậu phộng và nước cốt dừa vào, tiếp tục nấu sôi trong 10 phút nữa. - Bước 5: Hoàn thành cách nấu chè thưng Sau cùng bạn cho muối vào. Nếm lại và nêm thêm đường nếu như chưa ngọt theo ý bạn nhé. Khi sôi thì tắt bếp và múc ra chén để thưởng thức chè thưng. Trình bày vài sợi dừa khô lên trên chén chè trông sẽ đẹp mắt mà ngon tuyệt cú mèo luôn. Nước cốt dừa được xem là nguyên liệu không thể thiếu của món chè thưng, giúp cho chén chè trở nên béo thơm rất đậm đà. Trước đây, chè thưng còn được ví như một món ăn của nhà giàu vì có sự kết hợp của nhiều nguyên liệu và cách nấu chè thưng cũng hết sức tinh tế, cầu kỳ. Thế nên, chè thưng luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với những ai đã từng thưởng thức, đặc biệt là các thực khách thích ăn đồ ngọt thì chỉ muốn ăn mãi không thôi món chè này. Những bát chè thanh mát sẽ giúp bạn và gia đình giải nhiệt, xua tan cái nóng oi bức mùa hè. Hơn cả, những ly/bát chè bổ dưỡng còn giúp bạn tăng cường sức khỏe nữa đấy. Ngoài cách nấu chè thưng Nam Bộ lạ miệng, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều công thức chè truyền thống  vô cùng quen thuộc và gần gũi với combo chè tiện ích có sẵn tại Beemart, đầy đủ nguyên liệu cơ bản để nấu chè, nhanh chóng và tiện lợi hơn bao giờ hết. Cách nấu chè thưng tưởng chừng như cầu kỳ với rất nhiều nguyên liệu khác nhau, nhưng các bước làm lại cực đơn giản. Một ít vị bùi bùi thơm thơm của đậu xanh hòa quyện với vị giòn sật của mộc nhĩ, dẻo ngọt của khoai lang và vị thơm đậm đà của nước cốt dừa sẽ khiến bạn mê mẩn món chè này ngay. Chúc bạn thành công với công thức cách nấu chè thưng mà Beemart hướng dẫn nhé!

Cách nấu chè đậu ngự hạt sen - Mang hương vị của cung đình Huế

Cách nấu chè đậu ngự hạt sen - Mang hương vị của cung đình Huế

Xứ Huế vốn mang truyền thống cổ kính gắn với triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Vì đó mà những món ăn của Huế luôn được chăm chút với những nguyên liệu đơn giản nhưng nhiều chất dinh dưỡng. Beemart sẽ gợi ý cách nấu chè đậu ngự hạt sen mang chuẩn hương vị của cung đình Huế làm xiêu lòng tất cả mọi người, kể cả mẹ chồng khó tính nhé! Cách nấu chè hoa cau - Thức quà của người Hà Nội Chè bột lọc heo quay độc đáo, lạ miệng xứ Huế và cách làm tại nhà Lạ mắt ngon miệng với cách làm kem ba màu siêu dễ tại nhà Cách nấu chè đậu ngự hạt sen - Mang hương vị của cung đình Huế Đậu ngự là loại đậu hạt to, kích thước khoảng đầu ngón tay út của người trưởng thành, có dạng bầu tròn, vỏ màu trắng và đỏ đan xen lẫn nhau. Đậu ngự nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người, là thực phẩm thích hợp trong việc giảm cân chống thèm ăn của chị em phụ nữ. Bạn có thể dễ dàng tìm mua loại đậu này tại các cửa hàng đồ khô hoặc siêu thị,... Nguyên liệu cần chuẩn cho cách nấu chè đậu ngự đơn giản, cách nấu không quá phức tạp mà đặc biệt còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho người sử dụng. Chè đậu ngự hạt sen vốn là món chè nổi tiếng của xứ Huế. Một chút bùi bùi của đậu ngự kết hợp với hương lá nếp thanh mát tạo nên bát chè hấp dẫn, tinh tế về hương vị. Với những người nấu chè, họ có cho thêm hạt sen và lá nếp để tạo thêm vị thanh mát và cũng tốt cho những người bị bệnh khó ngủ. Cách nấu chè đậu ngự hạt sen cần sự tỉ mỉ, khéo léo của để cho đậu ngữ chín đều không bị nát. Chè đậu ngự nước cốt dừa có thể ăn trong cả 4 mùa, kèm một đá hay ăn nóng đều rất thơm ngon, quyến rũ. Nguyên liệu chuẩn bị cho cách nấu chè đậu ngự hạt sen 100g lá nếp 100g đường phèn 200g hạt sen khô 200g đậu ngự 50g bột sắn dây (hoặc thay thế bằng bột năng đều được nhé) 5ml hương hoa bưởi 50g dừa nạo sợi Thực hiện cách nấu chè đậu ngự hạt sen tại nhà Trước hết, cách nấu chè đậu ngự hạt sen sẽ bắt đầu với đậu ngự rửa sạch, ngâm từ 4-5h trong nước để đậu nở mềm. Bắc nồi nước sôi lên bếp và nấu đậu ngự đã ngâm 40-50 phút với lửa nhỏ để đậu chín mềm, không bị nát mà vẫn còn nguyên hạt. Sơ chế hạt sen tươi thì nên bỏ tâm sen để chè không bị đắng. Các bạn có thể giữ lại tâm sen phơi khô dùng làm trà uống rất tốt cho giấc ngủ nhé. Hạt sen tươi nên dùng dao cắt mất đầu đen của mỗi hạt sen để bát chè trở nên có thẩm mỹ hơn. Với những bạn dùng hạt sen khô thì nên ngâm cùng thời gian với đậu ngự và lưu ý chọn loại đã bỏ tim sen để giúp tiết kiệm thời gian. Sau khi sơ chế, đun hạt sen 20 phút với lửa nhỏ để hạt sen chín mềm. Chúng ta quay lại với nồi đậu ngự giờ đây đã cạn nước dần, các bạn đổ đậu ra bát cho bớt nguội rồi bóc vỏ, đậu ngự kích thước tương đối lớn hơn các loại ngũ cốc nên rất dễ dàng để tách vỏ. Tiếp tục chúng ta sẽ luộc thêm một lần nữa với đậu ngự trong vòng 15 phút, khi nước sôi, những hạt lép, chưa bỏ hết vỏ sẽ nổi lên, các bạn nên bỏ những hạt lép đi nhé. Vì với kích thước to hơn các loại đỗ khác mà cách nấu chè đậu ngự cũng cần phải nhiều thời gian xử lí đậu ngự hơn. Rửa sạch lá nếp, cắt thành từng khúc nhỏ. Cho nước vào nồi cùng với lá nếp, các bạn nên để lá nếp trong nước hơi sôi lăn tăn, có mùi thơm tỏa ra, nước bắt đổi sang màu nâu nhạt thì vớt lá nếp ra ngoài, và bỏ đường phèn nấu cùng. Đường phèn rất khó tan, hãy để đường phèn tan hết các bạn mới sang bước tiếp theo nhé. Pha 50g bột sắn dây với 50ml nước sạch, hòa tan thành một hỗn hợp nước màu trắng. Đường đã tan hết trong nước thì đổ hỗn hợp bột sắn dây vào, đảo đều, chúng ta sẽ có một nồi nước hơi sánh một chút nhưng không quá đặc như chè bưởi. Lần lượt cho hạt sen, đậu ngự và nước hoa bưởi đảo đều là hoàn thành cách nấu chè đậu ngự hạt sen! Trong thời tiết nóng bức của mùa hè, múc chè đậu ngự ra bát, thêm chút đá bào và dừa nạo sợi lên trên là bạn đã có được món chè vô cùng hấp dẫn rồi. Thoang thoảng hương bưởi, thanh mát vị lá nếp, ngọt bùi của đậu ngự và hạt sen tạo nên cách nấu chè đậu ngự mà ai cũng nên thử. Không cần đi Huế mà chúng ta vẫn có thể thưởng thức món chè nổi tiếng, tuy cách nấu không cầu kì nhưng lại cần sự tỉ mỉ chăm chút trong tâm của người nấu. Beemart hy vọng với sự chia sẻ về cách nấu chè đậu ngự hạt sen đã mang lại gợi ý cho các bạn để giải nhiệt mùa hè. Chúc các bạn thành công nhé! >>> Xem thêm nhiều nguyên liệu nấu chè giá cực tốt tại Beemart <

Cách nấu chè khoai môn gạo nếp ngon hết sẩy

Cách nấu chè khoai môn gạo nếp ngon hết sẩy

Cách nấu chè khoai môn tại nhà đơn giản sẽ giúp bạn dễ dàng có được bát chè thươm ngon, ngậy bùi. Chè khoai môn gạo nếp vốn là món chè dân dã, khoai môn bùi bùi kết hợp cùng gạo nếp dẻo thơm tạo nên hương vị dân tộc khó quên. Nguyên liệu nấu chè vô cùng đơn giản, các bạn hãy cùng Beemart trổ tài cách nấu chè khoai môn gạo nếp ngon hết sẩy nhé! Chè hạt sen long nhãn: bí kíp nấu ngon chuẩn vị Cách nấu chè đậu xanh nha đam siêu ngon - Dễ làm tại nhà Cách nấu chè khoai môn gạo nếp ngon hết sẩy Để có cách nấu chè khoai môn chuẩn vị truyền thống, trước hết các bạn cần chú ý về phần chuẩn bị nguyên liệu. Khoai môn đối với nhiều bạn miền Nam thì nên sử dụng khoai môn cao, khoai môn sọ thì chỉ thường nấu canh, làm chè sẽ nhớt làm chè bị sai về hương vị. Nguyên liệu quan trọng không kém là gạo nếp, gạo nếp tròn là loại của Việt Nam, nếp cái hoa vàng, còn gạo nếp có hình hạt gạo dài hơn là loại của Thái. Trong cách nấu chè khoai môn thì chúng ta nên chọn gạo nếp cái hoa vàng của Việt Nam các bạn nhé! Nguyên liệu nấu chè khoai môn 300g khoai môn. Nên chọn củ thân màu nâu nhạt, khoai trong lúc chế biến sẽ thơm bùi hơn. 200g gạo nếp cái hoa vàng 70g đường trắng 20g bột năng 200ml sữa tươi không đường 300ml nước cốt dừa Lá nếp (lá dứa) Cách nấu chè khoai môn gạo nếp dẻo thơm tại nhà Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu cần thiết, cùng Beemart bắt tay vào thực hiện cách nấu chè khoai môn gạo nếp dẻo thơm hấp dẫn để chiêu đãi cả nhà thôi nào! Vo sạch gạo nếp nhiều lần, ngâm gạo nếp cùng một chút muối trong vòng 8h để gạo mềm nhanh hơn trong các bước chế biến tiếp theo. Các bạn nên ngâm gạo từ tối hôm trước, sáng hôm sau thực hiện nấu chè là vừa đủ thời gian. Cắt nhỏ 2 nhánh lá dứa vào trong máy xay sinh tố đồng thời các bạn đổ 250ml lọc, xay đến chúng ta có hỗn hợp nước màu xanh thơm mùi lá dứa. Lọc hỗn hợp qua rây rồi lấy chính nước cốt lá dứa để ngâm gạo cho có mùi thơm và màu xanh tự nhiên. Sau khi ngâm gạo thì có 2 cách để làm chín gạo: bằng lò vi sóng và hấp truyền thống. Bằng lò vi sóng sẽ tiết kiệm thời gian và khi làm cách này, các bạn vẫn giữ lại nước ngâm gạo nên thành phẩm ra sẽ có màu xanh hơn. Vì cách sử dụng lò vi sóng khá đơn giản nên chúng tớ sẽ hướng dẫn hấp gạo nếp theo cách truyền thống nhé!  Các bạn chuẩn bị nồi hấp, đun nước sôi. Gạo để ráo nước và không cần giữ lại nước ngâm lá dứa. Khi nước đã sôi thì đổ thật nhẹ nhàng vào nồi, cẩn thận hơn bạn nên lấy thìa múc gạo vào để tránh gạo bị nát. Gạo nếp sẽ được hấp trong vòng 15 phút, sau đó bạn đổ 100ml nước cốt dừa cùng 100ml nước lọc và đảo đều, hấp thêm 10 phút nữa là hoàn thành. Thành phẩm ra gạo nếp vẫn còn nguyên hạt nhưng mềm dẻo. Gọt sạch vỏ khoai môn, cắt thành những miếng nhỏ, ngâm vào nước muối để khoai ra hết nhựa. Ngâm khoai với 100ml nước cốt dừa và đường trong vòng 15 phút. Bắc bếp đun hỗn hợp khoai nước cốt dừa với lửa nhỏ đến khi khoai mềm bùi thì tắt bếp. Đun 100ml nước cốt dừa, 200ml sữa tươi không đường cùng một nắm lá dừa và 20g bột năng, 20g đường khuấy đều đến khi sệt lại thì tắt bếp, để nguội. Cách nấu chè khoai môn gạo nếp đã hoàn thành, nếu không tính thời gian ngâm gạo các bạn chỉ mất 30 phút để thực hiện thôi nhé. Khi thưởng thức các bạn cho gạo nếp, khoai môn ăn kèm với nước cốt dừa đã nấu đặc. Đây là món chè nên thưởng thức lúc còn ấm là ngon nhất nhé. Nếp dẻo mềm, khoai thơm, bùi, nước cốt dừa béo ngậy, mà còn thoảng hương lá dứa chính là hương vị tạo nên trong cách nấu chè khoai môn gạo nếp. Các bạn nên thử món chè truyền thống của Nam Bộ ngay tại chính trong căn bếp của mình nhé! Chúc các bạn thành công! >> Xem thêm các nguyên liệu nấu chè siêu ngon tại Beemart nha! >> Cách nấu sâm bổ lượng cực đơn giản ngay tại nhà

Cách nấu chè bí đỏ : Thơm ngon hết xảy

Cách nấu chè bí đỏ : Thơm ngon hết xảy

Cách nấu chè bí đỏ là tuyệt chiêu được các chị em chia sẻ và ưa thích hơn hẳn bởi có tính giải nhiệt rất tốt. Dù biến tấu theo nhiều công thức khác nhau nhưng khi thưởng thức, chúng ta đều cảm nhận được vị béo, ngọt thanh tạo nên một món ăn vô cùng bổ dưỡng. Cùng Beemart khám phá ngay công thức này nhé! Chè thái xanh sữa dừa ngon quên lối về và cách làm đơn giản tại nhà Cách nấu chè chuối cốt dừa đường thốt nốt thần thánh Tìm hiểu chè đậu xanh nha đam đường phèn cực thanh mát nào! Cách nấu chè bí đỏ tại nhà đơn giản đẹp mắt, ngon miệng Beemart xin giới thiệu tới các bạn 2 cách nấu Chè bí đỏ "tại gia" khiến cả nhà phải gật gù mà tấm tắc khen ngon! 1. Cách nấu chè bí đỏ nước cốt dừa siêu ngon 1.1: Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách nấu chè bí đỏ nước cốt dừa + Bí đỏ (bí ngô): 300g + Bột nếp: 300g + Đậu xanh: 150g + Bột năng hoặc bột sắn: 1 chén + Hạt trân châu: 250g + Đường: 600g + Nước cốt dừa + dừa nạo sẵn + vani 1.2: Cách nấu chè bí đỏ nước cốt dừa Bước 1 + Đầu tiên Bí đỏ gọi vỏ, cắt miếng vừa phải đem hấp (hoặc luộc) chín. Sau đó vớt ra để cho bí nguội rồi đánh nhuyễn, trộn đều với khoảng 200g đường. + Tiếp theo bạn đổ bột nếp vào trộn đều (Lưu ý trộn thật đều tay, đến khi nhuyễn ra là được). + Đậu xanh không vỏ đãi sạch, ngâm trong nước khoảng 3 giờ hoặc qua đêm cho mềm, ngày hôm sau cho vào xoong đổ nước nấu chín cho đậu chín và bở. Bước 2 + Bạn tiến hành trộn bột nếp vào hỗn hợp bí đỏ đã làm ở bước 1 (Lưu ý nếu không có bột nếp bạn có thể sử dụng bột năng để thay thế). Sau khi nhào bột xong, lúc này bạn khéo léo nặn thành những viên tròn vừa ăn.  + Nếu bạn sử dụng bột năng thì nên lăn thêm một lớp bột năng khô bởi khi nấu chín sẽ có một lớp bột bóng bám ngoài trông đẹp mắt, ăn sẽ dai giòn hơn. Còn trộn bằng bột nếp thì  ăn sẽ dẻo và mềm. Bạn có thể thêm nhân tùy thích vào bột bí đỏ (nhân đậu xanh, nhân hạt sen,...) để cách nấu chè bí đỏ thêm ngon miệng. Bước 3 Bạn bắc nước lên bếp, đun sôi nước và thả trân châu làm sẵn vào trong nồi rồi từ từ cho những viên bí đỏ vừa nặn ở bước 2 vào nồi chè. Nếu các bạn thích ăn ngọt có thể cho thêm đường vào nấu cùng, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút. Hòa bột sắn hoặc bột năng ra bát rồi đổ vào nồi chè để món chè bí đỏ được sánh và ngon hơn. ***Lưu ý: Cách nấu chè bí đỏ đậm vị nước cốt dừa là khi nên đợi chuẩn bị ăn mới cho 1-2 thìa nước cốt dừa lên bát thì món chè sẽ ngon hơn, không làm mất đi độ béo thơm vốn có của nước cốt dừa.  Cách nấu chè bí đỏ nước cốt dừa rất đơn giản. Khi bạn thưởng thức chè bí đỏ nước cốt dừa có vị thơm ngậy đặc trưng của nước cốt dừa, vị bùi của đỗ xanh và vị nồng đặc trưng của bí đỏ. Món ăn này ăn nóng hay lạnh cũng đều rất ngon nhé. 2. Chè bí đỏ khoai lang - cách nấu chè bí đỏ truyền thống 2.1: Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách nấu chè bí đỏ khoai lang + 400g bí đỏ + 2 củ khoai lang + 100g bột báng + 400ml nước cốt dừa + 150g đường cát trắng 2.2: Thực hiện cách nấu chè bí đỏ khoai lang Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu + Khoai lang mua về bạn rửa sạch lớp đất bám bên ngoài vỏ trước khi chế biến để món chè được đảm bảo an toàn thực phẩm và sạch sẽ. Sau đó cho khoai lang vào nồi hấp chín. + Bí đỏ và khoai lang sau khi sơ chế, cắt nhỏ thành hạt lựu vừa ăn. + Bột báng cho vào chậu nước lạnh ngâm khoảng 30 phút để bột nở mềm. Vớt bột cho vào nồi luộc chín rồi đổ ra rây, xối qua nước lạnh, để bột báng ráo nước và có vị giòn giòn khi ăn cũng như các viên bột không bị dính chặt với nhau. Bước 2:  Cách nấu chè bí đỏ khoai lang + Bạn sử dụng 400ml nước cốt dừa cho vào nồi, thêm 1 ít nước rồi đun trên lửa nhỏ liu riu. Trong lúc đun nên khuấy đều tay để nước cốt dừa hơi sánh mịn và không bị trào ra ngoài, có thể nêm nếm thêm đường sao cho nước cốt có vị ngọt đậm đà, hợp khẩu vị. + Bạn múc 1 ít nước cốt dừa ra tô riêng, phần nước cốt dừa còn lại thì cho bí đỏ thái hạt lựu vào nấu cùng. Tiếp tục ninh cho bí đỏ chín mềm mới cho khoai lang vào. + Khi các nguyên liệu trong nồi chín đều thì bạn cho bột báng vào nấu chung với chè. Ninh thêm 3 phút để các nguyên liệu hòa quyện với nhau rồi tắt bếp. Cách nấu chè bí đỏ khoai lang không tốn quá nhiều công sức chế biến. Tuy nhiên để thưởng thức và trải nghiệm hết hương vị hấp dẫn của món ăn này thì các chị em cần lưu ý khoai lang và bí đỏ nên chọn nguyên liệu tươi ngon, không bị nhũn và không bị hư để nấu chè được ngon và bổ dưỡng hơn. Tránh cách nấu chè bí đỏ khoai lang có vị quá ngọt hay quá nhạt để món chè được ngon miệng và giữ được hương vị hấp dẫn vốn có. Các món ăn từ bí đỏ luôn được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và vô cùng bổ dưỡng. Thay vì cách nấu chè bí đỏ thông thường các bạn có thể biến tấu thành nhiều món chè khác nhau với cách thức đơn giản tại nhà. Chúc các bạn thành công nhé! >>>>XEM THÊM GỢI Ý CÁC COMBO NGUYÊN LIỆU CHÈ CÓ SẴN TẠI ĐÂY

Cách nấu chè đậu xanh nha đam siêu ngon - Dễ làm tại nhà

Cách nấu chè đậu xanh nha đam siêu ngon - Dễ làm tại nhà

Chè đậu xanh nha đam là món ăn cực kỳ tốt, giải nhiệt trong những ngày hè oi bức. Không chỉ mang đến hương vị thanh mát, đậu xanh kết hợp với nha đam còn giúp cơ thể được thanh lọc và làm đẹp da cho phái đẹp. Cùng Beemart khám phá công thức cách nấu chè đậu xanh nha đam siêu dễ tại nhà nhé!  Cách nấu chè kiểm ăn là mê Cách nấu chè đậu đen với bột sắn dây giải nhiệt cực tốt Cách nấu chè đậu xanh nha đam được nhiều chị em ưa thích trong mùa hè bởi hương vị tươi mát và công thức đơn giản. Món ngon này vừa có vị béo bùi đậu xanh hạt, beo béo cốt dừa, vừa có vị ngọt thanh sần sật của nha đam, dai dai ăn ngon phải biết. Cả nha đam và đậu xanh đều có tính mát, tác dụng thanh nhiệt mùa hè rất tốt. Các bạn nên thỉnh thoảng nấu chè nha đam đậu xanh cho cả gia đình mình nhé. Thực hiện cách nấu chè đậu xanh nha đam dai ngon tròn vị Yêu cầu của món chè nha đam đó là phần nha đam không bị đắng, có màu trắng trong và vị giòn tự nhiên. Phần đỗ xanh nấu cùng chè phải chín bở vừa phải, không bị nát hay bị sượng. Chè nha đam có mùi thơm tự nhiên của vani, vị mềm của bột sắn cũng như các nguyên liệu nấu cùng. Nguyên liệu chuẩn bị cho cách nấu chè đậu xanh nha đam + 1 lá nha đam lớn: 500g + 200g đậu xanh không vỏ hoặc đậu xanh nguyên vỏ đều được nhé + 150g đường + 1 ống vani + 100g bột năng hoặc bột sắn + 1/2 quả chanh + 500ml nước + Nước cốt dừa/dừa sợi (nếu thích) Tiến hành cách nấu chè đậu xanh nha đam Bước 1: Sơ chế nguyên liệu + Đầu tiên bạn mang lá nha đam rửa sạch, cắt thành từng khúc rồi lột vỏ và cách thành hạt lựu. + Bạn ngâm nha đam với nước, ½ nước cốt 1 quả chanh và 1 thìa cà phê đường trong 30 phút. Sau đó bạn vớt ra rửa sạch và để ráo. ***Lưu ý: Nếu muốn nha đam được sần sật khi ăn thì bạn ngâm nha đam chung với đá cho nha đam săn lại và loại bỏ hết nhớt đi nhé. + Tiếp đó đậu xanh bạn ngâm nước lạnh khoảng 2 giờ đem ra vo sạch vỏ sau đó bạn để ráo. >>> Sơ chế nha đam rất quan trọng, bởi vì nếu sai cách, nha đam có thể bị đắng, không thể sử dụng được. Nếu không tự tin, bạn có thể lựa chọn một giải pháp an toàn hơn đó là chọn mua các sản phẩm thạch nha đam làm sẵn tiện dụng nhé! Bước 2: Nấu chè đậu xanh nha đam siêu ngon +  Bạn tiến hành bắc nồi lên bếp, đổ 500ml nước, sau đó bạn cho đậu xanh vào đun sôi (vớt cho sạch bọt cho nước luôn được trong). Khi nước đã sôi thì bạn vặn nhỏ lửa đun thêm 5-7 phút cho đậu nở đều hơn nhé. + Kế tiếp bạn cho đường và một bát nước hòa bột năng (hoặc bột sắn dây) vào khuấy đều cho tan, bạn tiếp tục đun thêm 10 phút. Trong lúc nấu thì bạn chú ý vớt bọt đi nhé. + Bạn cho nha đam vào khuấy đều tay,sau đó đun thêm 5-7 phút. Bước 3: Hoàn thành cách nấu chè đậu xanh nha đam Cuối cùng bạn cho vani vào và múc ra bát. Bạn có thể ăn nóng hoặc để lạnh tùy thích. Tuy nhiên chè nha đam đậu xanh sẽ ngon hơn khi ăn lạnh đấy bạn nhé. Bạn có thể cho vào tủ lạnh rồi thưởng thức dần nha. Khi ăn bạn có thể thêm vào cốc chè một chút nước cốt dừa để món ăn thêm tròn vị. Lưu ý: Cách nấu chè đậu xanh nha đam không bị đắng và nhớt Nha đam là một thực phẩm gần gũi và phổ biến. Tuy nhiên công đoạn chế biến nha đam lại rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Để nha đam hết nhớt, giữ được độ giòn và không bị đắng, bạn nên chú ý một số mẹo nhỏ sau đây: - Đầu tiên bạn cắt nha đam thành các miếng nhỏ, gọt sạch vỏ xanh và  thái hạt lựu rồi ngâm vào bát nước hỗn hợp pha vài giọt chanh và nước muối loãng. - Bạn chà xát nhẹ nhàng từng miếng nha đam cho sạch hết nhớt rồi vớt nha đam ra rổ, xả dưới nước, vừa xả vừa xóc đều. Bạn có thể xóc đều nha đam với chút đường rồi cho vào lọ có nắp, bảo quản trong tủ lạnh. Khi ăn có thể lấy ra dùng trực tiếp, lúc này những miếng nha đam đã thấm đường và có vị ngọt mát dễ chịu. Cách nấu chè đậu xanh nha đam sẽ cho món chè mát, ngon và rất phù hợp với những bạn muốn cải thiện vẻ đẹp của làn da, vóc dáng. Vì vậy, đừng quên bỏ túi cho mình công thức cách nấu chè đậu xanh nha đam này các bạn nhé. Chúc các bạn ngon miệng!

Liên hệ với chúng tôi