beemart

TẢI APP NHẬN ƯU ĐÃI

Freeship đơn đầu tiên khi nhập mã "FREEMOI"
Tải app
Mua hàng website - Freeship đơn từ 500K
Giờ hoạt động
8:00- 19:00 T2-CN
0 Giỏ hàng
Tạm tính: ( sản phẩm)

Tất cả tin tức

Bồi bổ cơ thể với món chè bạch quả hạt sen thơm ngon

Bồi bổ cơ thể với món chè bạch quả hạt sen thơm ngon

Bạn đã từng nghe tới món chè bạch quả hạt sen chưa?? Lần đầu tiên tôi nghe tới món chè đó và sau khi hỏi han mọi người thì cũng đã đi thưởng thức món chè ngon tuyệt này. Cảm giác ăn một miếng xong, không thể diễn tả được tại sao nó ngon như vậy, bổ dưỡng như vậy mà giờ mới được ăn. Sau buổi thưởng thức món chè đó, tôi cũng đã hỏi được công thức làm món chè ngon tuyệt cú mèo này. Hôm nay, sẽ chia sẻ với mọi người cách nấu chè bạch quả hạt sen ăn một lần sẽ không thể quên được cái hương vị đó, bây giờ vẫn còn đọng lại làm mê mẩn lòng người. Cách nấu chè bạch quả hạt sen thơm ngon bồi bổ cơ thể Nguyên liệu Bạch quả 300gr Hạt sen 300gr Đường 500gr Táo đỏ 150gr Cách làm Bước 1: Để món chè ngon đúng vị thì khâu chọn mua nguyên liệu cũng rất quan trọng. Mình xin lưu ý các bạn một số điểm như sau: Bạch quả bạn nên mua quả tươi hoặc đóng hộp sẵn đều được nhưng nên mua quả tươi vì nó còn nguyên vitamin, ăn sẽ thơm và ngon hơn rất nhiều. Khi mua thì nên mua quả màu trắng, khô. Bạn dùng chầy dập nhẹ cho nứt ra rồi tách vỏ quả cứng, bóc bỏ lớp vỏ lụa màu nâu, rửa sạch. Bước 2: Hạt sen chọn hạt nhỏ sẽ thơm và ngon. Rửa sạch hạt sen, cho vào nồi luộc chín, không đậy nắp. Bước 3: Sau đó cho bạch quả và hạt sen vào nồi đổ nước vào và đun cho đến khi bạch quả và hạt sen chín mềm là được. Cùng lúc đó, cho táo đỏ vào rửa sạch, vớt ra rổ để ráo nước. Bước 4: Tiếp theo, bạn cho khoảng 1 lít nước vào nồi, cho đường phèn vào nấu tan. Khi đường phèn tan hết thì cho bạch quả, hạt sen vào đun sôi khoảng 5-10 phút rồi cho hạt sen vào cuối cùng, tắt bếp đi. Yêu cầu nước đường phải trong, không bị đục. Bạn không nên nấu bằng đường trắng nên nấu bằng đường nâu thì mới ngon đúng vị chè. Chè bạch quả hạt sen có vị ngọt thanh, không đắng. Chè bạch quả hạt sen ngon, ngọt mà lại còn vô cùng bổ dưỡng. Mình cũng xin chia se thêm một chút về bạch quả hay còn gọi quả hạnh nhân có tác dụng vô cùng tuyệt vời, nó được dùng trong chữa bệnh rất nhiều như để trị ho, trị đờm, viêm phế quản,.. Và là thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, cung cấp dưỡng chất, bồi bổ cơ thể. Với cách làm tôi đã hướng dẫn ở trên bạn hoàn toàn có thể làm được một món chè không chỉ ngon mà còn rất tốt cho cơ thể nhé. Chè bạch quả hạt sen có vị ngọt dẻo hòa quyện với hương thơm, bùi của hạt sen, vị ngọt của táo tạo nên một hương vị vô cùng tuyệt vời cho món chè này. Đặc biệt nó rất tốt những người mới ốm dậy, người suy nhược cơ thể. Chúc bạn thành công!!

CÁCH LÀM BÁNH TRÔI TÀU CHUẨN VỊ CHO NGÀY ĐÔNG LẠNH!

CÁCH LÀM BÁNH TRÔI TÀU CHUẨN VỊ CHO NGÀY ĐÔNG LẠNH!

Bên cạnh món trôi nước truyền thống thì bánh trôi Tàu cũng rất quen thuộc với mỗi người Việt. Nếu bạn muốn tự tay làm thử món bánh trôi Tàu này thì hãy thử ngay set bột bánh trôi ngũ sắc tại Beemart nha. Hãy cùng Beemart vào bếp làm món bánh này để ngày Đông thêm phần ấm áp bạn nhé!  CÁCH LÀM BÁNH TRÔI TÀU TỪ SET BỘT BÁNH TRÔI NGŨ SẮC TẠI BEEMART  Chuẩn bị nguyên liệu: Bạn lưu ý trong set bột bánh trôi ngũ sắc không có một số nguyên liệu như đỗ xanh, mè đen nên bạn hãy chuẩn bị thêm nhé!  *Phần nhân bánh:  Đậu xanh bỏ vỏ Dừa nạo Lạc rang, mè đen Đường trắng Sữa đặc *Phần nước đường Đường thốt nốt Gừng Nước cốt dừa Bột năng Mè rang sẵn Phần vỏ bánh Bột nếp trộn cùng màu thực phẩm tự nhiên có sẵn trong set bột bánh trôi ngũ sắc Tham khảo ngay Set bột bánh trôi ngũ sắc nhà Beemart TẠI ĐÂY nhé! Cách làm bánh trôi tàu: Bước 1: Làm nhân bánh Ngâm đậu xanh trong nước ấm khoảng 2-3 tiếng hoặc ngâm qua đêm cho đậu mềm. Cho đậu xanh vào nồi, đổ nước xâm xấp, đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, cho đường và ¼ thìa cafe muối vào cho đậm vị.   Đun tiếp đến khi cạn nước. Khi đậu đã chín mềm thì mình chỉ cần nghiền nát đậu và tiến hành vo thành những viên vừa ăn. Có thể bỏ thêm 1 chút sữa đặc để phần nhân thơm ngon hơn nhé. Nên nặn đậu xanh khi còn ấm nóng thì sẽ dễ tạo hình hơn và không bị bung ra khi nấu.  Làm tương tự với phần nhân là mè đen.     Bước 2: Nặn bánh và luộc bánh Chia khối bột có sẵn trong set bột bánh trôi ngũ sắc của Bee thành những phần đều nhau, vừa với lượng nhân đã chuẩn bị. Thành quả là mình sẽ có 5 màu sắc khác nhau cho bát bánh.   Ấn dẹt từng khối bột, bỏ viên nhân vào giữa và vo tròn. Cố gắng vo viên cho kĩ để khi nấu nhân sẽ không bị vỡ nha. Thông thường, bánh trôi Tàu thì viên bánh so to hơn khoảng 2 - 2.5 lần so với bánh trôi nước.  Luộc bánh: Đun một nồi nước, khi nước sôi thì nhẹ nhàng thả bánh vào. Khi bánh nổi lên trên mặt nước khoảng 10 giây là bánh đã chín, vớt bánh ra và cho vào nước lạnh để bánh được ráo hơn và không bị dính vào nhau. Bước 3: Nấu nước đường và phần nước cốt dừa cho bánh Thành phẩm bánh trôi tàu Set bột bánh trôi ngũ sắc là một trong best-seller của nhà Bee, hoàn toàn không ngạc nhiên khi em nó lại được ưa chuộng như vậy!Chỉ với một chút thời gian, bạn đã có thể tự trổ tài làm bánh trôi tàu tại nhà rồi!  Mùa Đông này, hãy cùng nhà Bee thử ngay món bánh trôi Tàu đặc biệt này nhé! Chúc các bạn thành công và cùng khoe thành quả với Bee nha!  Bắc một nồi nước lên bếp. Khi nước sôi lăn tăn thì bỏ đường trắng, đường thốt nốt vào. Mọi người cứ nêm nếm sao cho vừa khẩu vị nhé vì không có công thức chuẩn cho phần này đâu, mỗi người sẽ có một khẩu vị riêng. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, cho vài lát gừng thái sợi vào cho thơm, hòa thêm 1 chút bột năng để nước dùng đặc sánh hơn.  Nước đường cho phần bánh trôi tàu Đun sôi nước cốt dừa sau đó hạ nhỏ lửa, bỏ thêm chút đường trắng để phần nước cốt dừa ngon ngọt hơn. Bước 4: Trình bày Rắc mè đen đã rang lên mặt bánh để trang trí. Bỏ từng viên bánh vào bát, chan nước đường đã nấu vào sâm sấp mặt bánh và trang trí thêm một chút lạc rang, dừa nạo lên là món bánh trôi Tàu thơm ngon đã hoàn thành rồi. Thưởng thức cùng nước cốt dừa sẽ khiến món bánh của bạn hấp dẫn hơn nhiều đó!  >> Mua sản phẩm giá rẻ ở Beemart  TẠI ĐÂY >> Tham khảo cách làm bánh trôi ngũ sắc  

Những món chè ngon cho Tết đoàn viên thêm trọn vẹn

Những món chè ngon cho Tết đoàn viên thêm trọn vẹn

Tết trung thu là dịp để các thành viên trong gia đình tụ họp, quay quần bên nhau, cùng nhau rước đèn và cùng nhau ngắm trăng. Vào ngày này, ngoài việc chuẩn bị bánh trung thu, nước trà thì chuẩn bị những món chè ngon cũng là một điều tuyệt vời không thể thiếu trong các mâm cổ. Thiết nghĩ bánh trung thu, trà, và 1 bát chè ngọt mát chắc chắn là một sự kết hợp vô cùng hay ho dành cho gia đình của bạn trong dịp tết trung thu năm nay. Hãy cùng Beemart đón trung thu với một loạt những món chè ngon cho tết trung thu nhé! Xôi chè Xôi chè là món ăn bổ dưỡng, ngon mát thích hợp cho những dịp lễ, tết đặc biệt là lễ tết trung thu. Xôi chè là sự kết hợp tinh tế giữa xôi vò và nước đường, nhờ sự kết hợp này mà hương vị của món chè như càng thanh hơn, vị xôi trong chè càng đậm đà hơn, hương vị hòa quyện làm nên cái dư vị khó quên khi thưởng thức món xôi chè. Đây là một món chè không thể bỏ sót trong danh sách những món chè ngon cho tết trung thu này. Nguyên liệu Gạo nếp cái hoa vàng : 600gr Đậu xanh tách vỏ: 1kg Bột sắn hoặc bột năng Hạt sen: 300gr Đường cát trắng Dầu ăn + muối Cách làm Bước 1: Sơ chế nguyên liệu - Hạt sen rừa sạch cho vào nồi nấu với lửa nhỏ đến khi hạt sen mềm vừa. - Đậu xanh được vo sạch rồi ngâm qua đêm ( nếu nấu đậu xanh bằng nồi cơm điện thì không cần ngâm qua đêm). Sau đó đem chia đậu xanh thành 2 phần: 1 phần để rắc vào chè phần còn lại giã nhuyễn rồi vò thành từng nắm vừa lòng bàn tay. - Gạo nếp ngâm nước cho nở, vo cho sạch và để cho thật ráo nước Bước 2: Chế biến - Cho gạo nếp vào nồi đun sôi rồi cho gạo nếp vào nấu chín - Khi xôi đã chín đổ ra một cái tô to rồi trộn đều với phần đậu xanh còn nguyên . Trộn đều cho đến khi hạt xôi tơi ra ta tiếp tục cho hạt sen vào. ( Khi hạt xôi chưa tôi không nên cho hạt sen vào ngay) Bước 3: Chuẩn bị nước chè - Chúng ta bắt một nồi nước, cho lượng đường vừa đủ. Sau đó ta từ từ bỏ bột năng vào khuấy đều cho sánh. Khi thấy bột đã tan hết và chuyển sang màu trong thì ta rắc phần đậu xanh vào. Bước 4: Thưởng thức - Ta cho phần nước chè vào từng chén, sau đó lấy phần xôi vừa đủ không quá nhiều hay quá ít, lượng xôi và chè ở mức cân bằng. Vậy là ta đã có món chè xôi thơm ngon, ngọt bùi rồi đấy Chè trôi nước Chè trôi nước có thể được làm từ những nguyên liệu khác nhau, tùy thuộc vào sở thích và mong muốn của người nấu. Chúng ta có thể sử dụng hạt bột báng để viên trôi nước dai dai, hay làm bằng gạo tẻ có sẵn trong nhà. Nhưng có lẽ để làm ra những viên trôi nước căng dẻo, thơm ngon đúng chất thì bột nếp vẫn là sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Bột nếp được nhồi nặn cho đến khi thật dẻo và mềm, thêm vào đó là nhân đậu xanh ngọt bùi hòa quyện cùng nước đường thốt nốt nấu cùng với gừng ngọt thanh nồng ấm. Món chè rất phù hợp để dùng trong những ngày tết trung thu vui vẻ như thế này. Quả thật là một món chè không thể bỏ sót trong danh sách những món chè ngon cho tết trung thu đúng không nào. Nguyên liệu Đậu xanh tách vỏ: 200gr Bột nếp: 400gr Đường thốt nốt: 300gr Mè trắng: 10gr Gừng: 1 củ Hành tím Dầu ăn Cách làm Bước 1: Sơ chế nguyên liệu - Đậu xanh vo sạch rồi để cho thật ráo nước. Sau đó cho vào nồi nấu chín với mực nước vừa phải. - Hành tím được cắt nhỏ rồi băm cho thật nguyễn - Củ gừng chúng ta sẽ rửa sạch bụi bẩn, cạo sạch vỏ và cắt thành từng lát mỏng hoặc từng sợi nhỏ. Bước 2: Chế biến - Đậu xanh sau khi được nấu chín mềm ta đem đi tán nhuyễn. - Cho khoảng 300ml nước sôi vào 350gr bột nếp, trộn đều cho nước ngấm vào bột. - Chúng ta dùng 1 cái chảo bắt trên bếp với lửa vừa phải rồi cho 4 muỗng dầu ăn cùng với hành đã được băm nhuyễn. Khi thấy hành đã bắt đầu vàng màu ta cho tiếp đậu xanh đã tán nhuyễn vào và trộn đều các nguyên liệu khoảng 5 phút. - Sau khi đậu xanh đã nguội ta vo thành từng viên vừa ăn. - Lấy bột nếp nhồi cho thật thật mịn, trong lúc nhồi nếu thấy bột quá ướt thì rắc thêm bột khô vào, nếu thấy bột quá khô thì cho thêm nước vào. Lưu ý bước này cần phải cẩn thận gia giảm cho phù hợp để bột được mịn đều. - Chia bột ra từng viên bằng cỡ viên nhân chúng ta đã nặn từ trước và ấn cho viên bột dẹt xuống. - Chúng ta cho nhân vào giữa viên bột dẹt gói kín lại. Phần nhân và phần bột phải khít sát nhau, không được để có khoảng hở nếu không khi nấu viên chè sẽ bị vỡ trông không đẹp mắt. Phần bột dư ta vo thành từng viên ỉ ( viên chè không có nhân bên trong). - Chúng ta bắt một nồi nước để cho thật sôi rồi thả từng viên trôi nước vào. Khi các viên trôi nước nổi lên có nghĩa là nó đã chín, chúng ta cần vớt ra và cho vào một tô nước lạnh. Bước 3: Chế biến phần nước đường - Nấu 300gr đường cùng với 400ml nước, nấu cho đường tan hết, chúng ta lần lượt cho gừng đã cắt nhuyễn và những viên trôi nước vào nồi và nấu cho sôi nhẹ để đường có thể thấm vào viên chè. Để lửa nhỏ nấu riêu riêu trên bếp khoảng 5 phút thì tắt. Bước 4: Thưởng thức - Ta cho chè vào từng chén và rắc chút mè vàng cho thơm. Ta cũng có thể cho thêm gừng tươi đã cắt nhuyễn vào nếu ta muốn chén chè có độ ấm nồng hơn nữa. Chè hạt sen nhãn nhục Chè hạt sen là món chè dễ chế biến nhưng cũng không kém phần hấp dẫn, xứng đáng để dành một vị trí trong danh sách những món chè ngon cho tết trung thu. Hãy cùng xem qua cách làm nhé. Nguyên liệu Hạt sen khô (hoặc tươi): 500gr Nhãn nhục khô: 250gr Đường phèn: 200gr Cách làm Bước 1: Sơ chế nguyên liệu - Hạt sen khô ngâm trong nước khoảng 2 giờ, sau đó đem đi rửa sạch. Nếu sử dụng hạt sen tươi, ta chỉ cần tách vỏ rửa sạch rồi đem đi nấu. - Nhãn nhục khô rửa sạch rồi ngâm trong nước khoảng 30 phút. Bước 2: Chế biến - Cho hạt sen vào nồi, đổ ngập nước chờ sôi khoảng 5 phút rồi đổ ra rửa sạch lại bẳng nước lạnh. Sau đó ta cho lượng nước vừa đủ tiến hành nấu hạt sen cho tới khi hạt sen chín tới. Không nấu hạt sen quá nhừ. (Có thể hấp cách thủy trước khi nấu, hạt sen sẽ bùi và thơm hơn). - Tiếp đến chúng ta cho đường phèn vào nồi khuấy đều cho tới khi đường hòa tan hết. - Cuối cùng chúng ta cho nhãn nhục đã rửa sạch vào nồi, khuấy đều. Đợi nước sôi chúng ta tắt bếp và đậy nắp lại. Bước 3: Thưởng thức - Chè hạt sen khi dùng nóng hay lạnh đều vẫn rất thơm ngon, thanh mát. Tùy theo sở thích mà chúng ta sẽ có cách dùng chè phù hợp. Các ngày lễ lớn đang đến rất gần rồi, vậy thì còn chần chờ gì mà không cùng Beemart trổ tài ngay để nấu những món chè ngon hoành tráng dành cho gia đình yêu thương của chúng ta nào. Chúc các bạn sớm thành công nhé! >> Xem thêm Cách làm bánh Trung thu chuẩn vị đặt mâm cỗ ngày rằm Tổng hợp các công thức nấu chè ngon

Bí quyết nấu chè ngon cho bát chè hạt sen không bị sượng

Bí quyết nấu chè ngon cho bát chè hạt sen không bị sượng

Chè hạt sen là món chè truyền thống và quen thuộc với người Việt. Tuy nhiên, mỗi khi nấu món chè này, lỗi thường gặp nhất đó chính là việc hạt sen bị sượng. Và nếu không chú ý, bạn chắc chắn sẽ gặp lỗi này đấy. Bí quyết nấu chè ngon mà Beemart chúng tớ sẽ bật mí sau đây sẽ giúp bát chè hạt sen của bạn ngon về mềm hơn. Bí quyết nấu chè ngon - hạt sen không bị sượng Bí quyết nấu chè ngon cho bát chè hạt sen không bị sượng Hạt sen với vị bùi bùi, hương thơm đặc trưng được biết đến là thứ hạt có nhiều công dụng cực tốt . Hạt sen không chỉ là thứ hạt ăn cho vui miệng mà còn là một loại thuốc quý cho sức khỏe, một loại thần dược cho phái đẹp. Hạt sen được sử dụng phổ biến trong ẩm thực. Nhiều món ăn bổ dưỡng có sự góp mặt của hạt sen. Bên cạnh đó, người ta có thể sử dụng hạt sen để nấu nhiều món chè hấp dẫn. Bạn chắc hẳn đã từng thử qua món chè hạt sen bùi ngậy, chè hạt sen long nhãn, chè cốm hạt sen, chè hạt sen rau câu,... Nếu lần đầu nấu chè hạt sen, bạn sẽ thường gặp phải tình trạng hạt sen bị sượng, mất hoàn toàn hương vị bát chè. Phải làm sao với tình trạng này nhỉ? Hãy bỏ túi ngay bí quyết nấu chè ngon sau đây nhé!!! Bí quyết nấu chè ngon để hạt sen không bị sượng Sơ chế hạt sen Sơ chế hạt sen cũng như sơ chế các loại nguyên liệu nấu chè khác, là bước cực kỳ quan trọng. Bí quyết nấu chè ngon này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho các bước nấu chè tiếp theo đấy nhé! Nếu bạn dùng hạt sen tươi, bạn lột lớp vỏ bên ngoài, dùng tăm nhọn để loại bỏ phần tâm sen (nguyên nhân làm đắng hạt sen) và rửa lại với nước nóng. Bạn không nên rửa hạt sen với nước lạnh nhé. Ngâm hạt sen tươi với nước nóng khoảng 3-4 tiếng để hạt sen nở đều. Còn nếu sử dụng hạt sen khô, bạn cần ngâm hạt sen trước khi chế biến khoảng 1 ngày (hoặc 1 đêm). Trong quá trình ngâm hạt sen có thể hút nước nên bạn cần thường xuyên bổ sung lượng nước cần thiết cho hạt sen nhé! Bí quyết nấu chè ngon khi nấu hạt sen Mẹo để hạt sen mềm, ngon không bị sượng chính là bí quyết nấu chè ngon mà bạn cần bỏ túi. Để làm được điều này, trong quá trình đun nấu thì bạn phải sử dụng nước nóng hoặc nước ấm toàn bộ. Sau khi sơ chế, bạn cho nước ấm vào nồi, đổ ngập nước rồi nấu trên bếp khoảng 5 phút, sau đó vớt hạt sen ra ngoài và rửa sạch bằng nước ấm. Việc này giúp loại bỏ nhựa giúp chè trong và ăn ngon hơn. Tiếp theo, bạn đun sôi 1,5 lít nước rồi cho hạt sen vào nấu. Nếu bạn đun hạt sen bằng nước lạnh thì chúng sẽ rất dễ bị sượng đó. Nếu trong quá trình nấu cần phải thêm nước vào nồi thì bạn dùng nước nóng vào đun tiếp nhé! Nếu tiếp xúc với nước lạnh, hạt sen sẽ bị co lại và bị sượng. Khi hạt sen mềm, chín tới thì tắt bếp luôn nhé, đừng để hạt sen bị nát sẽ làm mất thẩm mỹ bát chè của chúng mình đó. Cho đường phèn vào một nồi nước sạch khác và bắc lên bếp nấu với lửa vừa cho đường tan hết. Sau đó, bạn cho hạt sen (hoặc các nguyên liệu khác) vào đun lửa liu riu trong khoảng 5-10 phút cho hạt sen ngấm đường rồi tắt bếp. Nếu bạn cho đường phèn vào ninh cùng hạt sen ngay từ đầu thì hạt sen sẽ bị sượng nhé! Đây là một bí quyết nấu chè ngon đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Cách xử lý hạt sen bị sượng - bí quyết nấu chè ngon Hạt sen là loại hạt khó sử dụng, độ nguyên chất, độ khô và thời gian ninh hạt sen là những yếu tố có thể tác động đến việc chế biến hạt sen. Khi bạn nấu chè hạt sen bị sượng, có cách nào để khắc phục không? Hãy tham khảo ngay những bí quyết nấu chè ngon dưới đây nhé!!! Bạn sử dụng nồi áp suất hoặc nồi cơm điện thay thế cho chiếc nồi đang ninh hạt sen. Nồi áp suất sẽ cung cấp đủ nhiệt lượng cần thiết để ninh hạt sen mềm nhừ. Đây là cách "chữa cháy" cơ bản nhất giúp hạt sen mềm hơn. Nếu kéo dài thời gian ninh hơn mà hạt sen vẫn chưa mềm nhừ như ý muốn, bạn có thể chuyển sang nồi gang và đun liu riu bằng than hồng. Khi hạt sen đã sôi thì hạ lửa nhỏ rồi hầm đến khi cháy hết phần than hồng trên bếp. Trong quá trình đun, nếu nồi hạt sen bị cạn nước thì bạn chỉ cho nước sôi vào, tuyệt đối không sử dụng nước lạnh. Bạn cho vào một giấm ăn hoặc muối nở (baking soda) để làm giảm độ sượng. Tuy nhiên cần lưu ý những chất phụ gia này chỉ nên cho ở mức vừa phải để không gây ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm bát chè của mình nhé. Với những nguyên liệu đơn giản và gần gũi là bạn đã có thể hoàn thiện ngay những món chè hấp dẫn rồi. Đừng quên trang bị thêm cho mình những bí quyết nấu chè ngon để những bát chè thành phẩm thật hấp dẫn! Beemart hy vọng với bí quyết nấu chè ngon mà chúng mình vừa chia sẻ sẽ giúp bạn thành công hơn với món chè hạt sen nhé!!! Cách làm chè thái sầu riêng đơn giản thơm ngon Tổng hợp cách nấu các loại chè giải nhiệt mùa hè          

Tuyệt chiêu nấu chè chuẩn chỉnh như chè sầu Liên

Tuyệt chiêu nấu chè chuẩn chỉnh như chè sầu Liên

Chè sầu là món chè được nhiều người yêu thích, bạn có thể dễ dàng tìm ở nhiều hàng quán. Tuy nhiên, khi nhắc đến món chè này người ta nghĩ ngay đến món chè sầu của bà Liên ở Đà Nẵng với hương vị tuyệt hảo không cần chỉnh. Nếu không có cơ hội đến tận nơi thưởng thức bạn cũng có thể tự học cách làm chè sầu chuẩn Đà Nẵng theo công thúc dưới đây của Beemart nhé! Cách nấu chè con ong dẻo thơm Bánh chuối nướng phô mai dễ làm mà chén cực ngon Cách làm chè sầu bà Liên chuẩn không cần chỉnh Nguyên liệu làm chè Để học cách làm chè bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu dưới đây: 1 múi cơm sầu riêng 5 múi mít chín 200g đậu xanh bỏ vỏ 200g đường 5 quả chôm chôm (hoặc dùng nhãn, vải thiều) 2 quả chuối 50ml nước cốt dừa 200ml sữa tươi có đường 10g thạch rau câu 30g bột năng Cách chọn nguyên liệu Cách chọn sầu riêng Cách làm chè ngon cần có bí quyết. Bạn cần phải chọn được những trái sầu riêng tươi,ngon. Sầu riêng ngon là có mùi thơm lan tỏa vô cùng mãnh liệt từ xa bạn đã có thể ngửi thấy. Còn loại sầu riêng ngâm hóa chất có mùi nhạt, thậm chí không có mùi, còn gây khó chịu khứu giác. Khi mua sầu riêng, bạn nên gõ và thân quả, nếu quả gõ ra tiến phát “bịch bịch” thì quả đó sẽ chắc cơm và dày còn “coong coong” quả rất nhạt, ăn không ngon. Sầu riêng còn tươi là trái có vỏ xanh và cứng, bấm móng tay vào hơi ướt nhựa. Còn sầu riêng để lâu, cuống sẽ bị teo lại. Còn loại sầu riêng mà ngâm hóa chất khi bấm móng tay vào sẽ không thấy nhựa, để lâu cuống bị thối. Chọn quả sầu riêng có có gai tròn, gai xanh, to đều. Sầu riêng ngâm hóa chất sẽ có gai màu sậm, nhọn, mềm do bị chín ép bằng thuốc. Sầu riêng ngon là chọn phần eo phình to, không méo mó. Cách làm chè sầu Nguyên liệu đã chuẩn bị xong rồi, cùng chúng tôi vào bếp thực hiện cách nấu chè sầu riêng nhé! Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Đầu tiên trong cách nấu chè, bạn cần sơ chế nguyên liệu Đối với sầu riêng: Sầu riêng lấy thịt, bỏ hạt, rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 100ml sữa tươi. Đối với mít: Quả mít sau khi mua về, bạn bổ làm tư, rồi tách mũi, bỏ hạt, giữ lại phần thịt. Thịt mít xé sợi thành những miếng nhỏ vừa ăn Chôm chôm: Bỏ vỏ, lấy phần cùi Chuối: Bóc vỏ, cắt thành miếng vừa ăn. Đối với đậu xanh: Đậu xanh chọn loại đã bỏ vỏ, rồi đem ngâm 5 đến 8 tiếng, để đỡ lãng phí thời gian chờ đợi, bạn nên ngâm qua đêm. Để hạt đậu xanh đậm đà hơn, khi ngâm bạn có thể cho thêm một chút muối Lưu ý: Mỗi loại hạt đậu có cách ngâm khác nhau, riêng với đậu xanh phải ngâm khoảng nửa ngày, nếu ngâm dối đậu xanh khi nấu lên sẽ bị sượng. Bước 2: Đậu xanh Tiếp tục học bí quyết cách làm chè sầu bà Liên Đà Nẵng. Đậu xanh sau khi ngâm, bạn vo sạch lại một lần rồi trộn với 100g đường, cho vào xửng hoặc nồi cơm điện nấu chín. Bước 3: Làm thạch Muốn học cách nấu chè sầu riêng ngon thì bạn hãy tự làm thạch ở nhà, chứ không nên sử dụng loại thạch đóng hộp bán sẵn ngoài thị trường. Bạn trộn 100g đường với bột thạch, rồi hòa hỗn hợp với 200ml nước lọc, đặt lên bếp đun sôi. Khi nước sôi, bột rau câu sánh lại, thì bạn múc đổ ra khay, rồi cho vài giọt siro màu để tạo màu cho thạch. Sau đó, để vào trong ngăn mát tủ lạnh, đến khi thạch đông lại, thì bỏ ra, cắt thành miếng vừa ăn. Bước 4: Nấu nước chan chè sầu Cuối cùng trong cách làm món chè sầu. Bạn hòa tan 30g bột năng với 300ml, khuấy đều đến khi bột tan hết, không còn vón cục. Bạn đổ nước bột năng vào bếp, để lửa liu riu, đun đến khi bột sôi thì nhanh tay cho đậu xanh vào khuấy đều. Sau khi cho đậu xanh vào nồi, bạn tiếp tục cho sữa tươi, nước cốt dừa, rồi đun lại đến khi sôi, sau đó múc ra thử độ ngọt, nếu muốn ngọt hơn bạn có thể cho thêm đường. Sau khi đường tan thì tắt bếp. Thưởng thức chè sầu riêng Cách làm chè sầu riêng đơn giản đúng không nào. Giờ bạn chỉ cần cho thạch, các loại trái cây đã chuẩn bị vào ly hoặc chén, rồi múc phần thịt sầu riêng lên trên, rồi rưới nước chan vào, thêm chút đá bào. Khi thưởng thức thì trộn đều lên. Vào những ngày thời tiết nóng nực, một cốc ché mát lạnh sẽ là lựa chọn hoàn hảo không chỉ giúp bạn trị nóng trong người mà còn làm đẹp da. Dưới đây là cách làm chè sắn và chè dừa non, món ăn cực tốt cho ngày hè: Như vậy, chỉ với vài ba nguyên liệu quen thuộc, bạn đã có ngay món chè sầu béo ngậy, hòa quyện với vì giòn giòn dai dai của thạch, vị mát lạnh tươi ngon của các loại hoa quả. Đảm bảo bất cứ ai đã chót dại thưởng thức món chè sầu của bạn một lần sẽ nhớ cả đời. Chúc các bạn thành công với cách làm chè sầu.

Bột báng là gì? Công dụng và các cách chế biến bột báng

Bột báng là gì? Công dụng và các cách chế biến bột báng

Bột báng là gì? Công dụng và cách chế biến bột báng ra sao? Để Beemart giải đáp giúp bạn và bật mí một số món ăn, cách chế biến bột báng nhé! Bột báng là gì? Bột báng là một loại bột dạng viên tròn nhỏ, được làm từ củ khoai mì, khi nấu chín sẽ có màu trắng trong, ăn hơi dai. Người ta thường sử dụng bột báng để nấu chè, tạo thành loại topping dai dai cho chè thêm hấp dẫn. Bột báng thường hay bị nhầm với bột năng do cùng được làm từ củ khoai mì. Điều khác biệt là bột báng có dạng hình tròn nhỏ còn bột năn ở dạng bột nhuyễn, mịn. Hai loại bột đều có thể được dùng để tạo độ sánh cho nhiều chè, bánh hấp dẫn. Bột báng trong thực tế có màu trắng hơi ngà, hạt cứng nhỏ như gạo nhưng tròn hơn Công dụng của bột báng Để trả lời cho câu hỏi bột báng là gì, chúng ta tiếp tục phân tích thành phần để hiểu về công dụng và các đặc tính của bột báng. Theo phân tích của các chuyên gia, các thành phần dinh dưỡng có trong bột báng là nước 14.8%, protid 2.6%, lipid 1.1%, celluloza 7.6%, dẫn xuất không protein 74.1%, khoáng toàn phần 2.5%, trong đó có calcium, photpho. Bột báng có tính bình vị ngọt, có tác dụng tăng cường sức khỏe, bởi vậy mà trước đây, người ta thường sử dụng bột báng để ăn thay cơm. Tuy nhiên, bất cứ thứ gì khi ăn nhiều đều không có lợi, ăn nhiều bột báng sẽ khiến chân tay nhức mỏi, gây khó chịu cho hệ tiêu hóa. Bởi vậy mà bạn chỉ nên dùng bột báng để ăn kèm với chè hoặc nếu làm bánh bột báng chúng ta chỉ nên ăn vừa phải thôi nhé! Bột báng thường được luộc lên để làm thành phần trong chè Các món ngon làm từ bột báng Bạn sẽ không thể hiểu hết bột báng là gì nếu bỏ qua các món ngon tuyệt vời mà chúng ta có thể hoàn toàn chế biến từ bột báng sau đây: Cách làm bột báng hạt lựu nấu chè Nguyên liệu - 200g bột báng - 1 gói bột năng 400g - 300g củ mã thầy - Màu thực phẩm hồng hoặc bột dâu, siro dâu - 3 lá nếp Cách làm Bước 1: Mã thầy bạn rửa sạch, để ráo nước rồi gọt sạch vỏ sau đó cắt thành các miếng nhỏ, kích thước khoảng 2x2mm Nếu không có mã thầy bạn có thể thay tạm bằng củ đậu có vị ngon gần giống Bước 2: Bạn cho phần củ đã cắt nhỏ vào bát rồi nhỏ vào vài giọt màu thực phẩm (hoặc bột dâu, siro) ngâm trong khoảng 15 phút rồi chắt bỏ toàn bộ nước. Bước 3: Bột năng bạn đổ ra một cái khay rộng, cho phần củ đã ngấm màu vào, xóc đều để bột bám đều xung quanh. Bước 4: Đun sôi nước rồi thả lá nếp đã rửa sạch và cắt khúc vào, sau đó cho phần củ đã xóc bột ở bước 3 vào, luộc đến khi nổi lên, bột ở xung quanh trở nên trong thì vớt ra nhé. Khi hạt lựu đã chín, bạn vớt ra thả vào bát nước lạnh cho hạt lựu săn lại và không bị dính vào nhau. Bước 5: Bột báng đem ngâm nước 15 phút rồi cho vào nồi nước đun đến khi các hạt hơi nở ra và trở nên trong suốt là được, vớt bột báng ra cho vào bát nước lạnh để bột báng săn lại và không dính nhé. Bột báng là gì? Chính là các hạt đã chuyển màu trắng trong này khi đã được luộc lên Bước 6: Làm nước dừa - Mua dừa tươi nạo sợi về nhà, xay với nước rồi lọc vắt lấy nước cốt. Đun nước cốt với ít muối, đường cho vừa miệng, để nguội. - Khi ăn bạn múc 1 thìa hạt lựu, 1 thìa bột báng vào bát, rắc thêm dừa tươi và dừa khô lên trên và thưởng thức hương vị hòa quyện nhé! Bột báng là gì? Đây chính là chè bột báng hạt lựu trong truyền thuyết dành cho bạn ^^ Cách làm chè bột báng đậu xanh Nguyên liệu - 500g dừa nạo - 3 lá dứa tươi - 200g đậu xanh đã bóc vỏ - 100g bột báng - 200 gam đường trắng (bạn có thể điều chỉnh lượng đường cho hợp khẩu vị nhé) Cách làm Bước 1: Đậu xanh vo sạch, để ráo. Bước 2: Bạn cho dừa nạo vào 1 túi vải với 1 chén nước ấm để vắt lấy nước cốt, để riêng. Sau đó bạn tiếp tục cho thêm 500 ml nước ấm vào dừa nạo để vắt lấy nước dừa nấu chè. Bước 3: Bột báng ngâm vào nước lạnh khoảng 30 phút cho nở. Lá dứa rửa sạch, bó lại cho gọn. Bước 4: Đổ nước cốt dừa vào nồi, cho lá dứa vào. Khi nước cốt dừa sôi rồi đổ từ từ đậu xanh vào. Nấu đến khi đậu xanh chín nhừ, nêm đường tùy theo khẩu vị của bạn. Bước 5: Đổ từ từ bột báng vào nồi chè, đun sôi đến lúc nào bột báng chín trong là được. Vậy là món chè đậu xanh bột báng đã hoàn thành rồi. Chè có vị thơm ngon của nước cốt dừa, vị thanh mát của đậu xanh cùng với bột báng dai mềm, ăn mùa hè hay màu đông đều rất mát và ngon. Cách nấu bột báng mặn Bột báng mặn hay chính là bánh canh bột báng - một món ăn độc đáo đặc trưng của Quảng Nam, đặc biệt là khu vực Tam Kỳ. Tùy theo khẩu vị của người ăn mà bột báng được ăn với các loại nước dùng từ giò hầm hoặc tôm, cua, trứng cút, bò viên, chả lụa, huyết gà,... Trong công thức dưới đây, Beemart sẽ hướng dẫn các bạn bánh canh cua bột báng, một vị khá ngon và được nhiều người yêu thích. Nguyên liệu - 100 g thịt cua - 1kg xương gà - 50g bột báng - Các loại gia vị, hành ngò,... Cách làm Bước 1: Bột báng vo sạch, cho vào nồi và ngâm nước chừng 15 phút sau đó bắc nồi lên bếp, đun sôi ở lửa nhỏ, thỉnh thoảng khuấy đều. Đun trong khoảng 2 phút đến khi từng hạt bột nở to, trong suốt thì tắt bếp. Trút bột báng ra rổ, xối nhẹ nước lạnh cho bột nguột bớt, rồi vớt ra, để ráo. Bước 2: Nấu khoảng 3 lít nước sôi, thả xương gà vào ninh ở lửa nhỏ, ninh đến khi nước cạn 1 nửa thì vớt xương gà ra, lọc lại cho trong. Bước 3: Cho thịt cua vào, đợi tầm 3 đến 5 phút thì tắt bếp. Cho từ từ bột báng vào nồi canh, nêm gia vị, hành ngò cho vừa dùng, rồi bày ra tô. Hương vị hòa quyện ngọt đậm đà từ nước xương, thịt cua sẽ làm nổi bật hương vị dai mềm của bột báng. Một cách làm cực độc đáo cho món ăn cuối tuần, cùng trổ tài ngay nhé! Mua bột báng ở đâu? Bên cạnh bột báng là gì, câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm chính là mua bột báng ở đâu, bột báng giá bao nhiêu?Hiện nay, bột báng được bán sẵn có ở rất nhiều các siêu thị, cửa hàng đồ làm bánh hoặc tại các cửa hàng đồ khô tại chợ với nhiều khối lượng và định dạng khác nhau. Tại Hà Nội, và TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể ghé thăm Beemart - Thế giới đồ làm bánh, đầy đủ các loại nguyên liệu, dụng cụ làm bánh, pha trà sữa, nấu chè (bao gồm cả bột báng và rất nhiều các loại bột khác) cho bạn thỏa sức lựa chọn mua sắm. Tại Hà Nội, bạn có thể ghé qua: Shopee: shopee.vn/beemart123 Đ/c 1: Số 5 Ngõ 26 Nguyễn Khánh Toàn Hà Nội Đ/c 2: Số 25B Nguyễn Ngọc Vũ Hà Nội Đ/c 3: Số 246 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội Tại TP. Hồ Chí Minh: Shopeee: shopee.vn/beemarthcm.123 Đ/c 1: Số 102 Võ Thị Sáu, Q.1, TP.HCM Đ/c 2: Số 212 Âu Cơ, Q.Tân Bình, TP.HCM Tại Hải Phòng: Số 257 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng Hoặc truy cập: Website: beemart.vn , Hotline: 1900 636 546 để đặt hàng và được tư vấn trực tiếp! Sản phẩm bột báng đang được bán tại website: beemart.vn và hệ thống các cửa hàng Beemart toàn quốc . Vậy là câu hỏi bột báng là gì đã được Beemart hoàn thành giải đáp rồi. Hi vọng đã giúp các bạn có được câu trả lời rõ ràng cho băn khoăn của mình. Chúc các bạn có thể tự tay thực hiện thành công thật nhiều các món ngon từ bột báng cho cả nhà mình thưởng thức! Tham khảo: Cách làm chè khoai sọ bột báng nước cốt dừa bùi thơm ngọt mát

Cách làm đác rim chanh dây ngọt thơm ngây ngất

Cách làm đác rim chanh dây ngọt thơm ngây ngất

Cách làm đác rim chanh dây ngọt thơm ngây ngất dưới đây không phẩm màu và hương liệu, ngọt vị đường phèn, rất an toàn và tự nhiên. Hãy để Beemart chia sẻ công thức này cho bạn nha! Đác rim chanh dây vàng óng trong veo như nắng, dai dẻo, chua dịu ngọt thanh đường phèn, ăn kèm sữa chua ít đường béo ngậy thơm vị sữa, rưới thêm siro chảy từ hạt đác, ăn vã không cũng ngon mà ăn kèm sữa chua lại ngon bội bội lần. >> Tham khảo: Hạt đác là gì? Công dụng và các cách chế biến hạt đác >> Tham khảo: Cách nấu chè hạt đác - Món ngon giải nhiệt mùa hè >> Xem thêm: Hạt đác tươi 500g giá rẻ Chuẩn bị nguyên liệu: - 1kg đác tươi - 150ml nước cốt chanh dây (đã lọc bỏ hạt) - 300g đường phèn hoặc đường cát Cách làm đác rim chanh dây: - Bước 1: Hạt đác mua về rửa sạch dưới vòi nước, để ráo. Đun sôi nước rồi cho đác vào chần qua khoảng 5 phút cho sạch nhớt, đác săn lại và không chảy nước lúc rim. - Bước 2: Sau khi chần xong thì xả lại 2 - 3 lần dưới vòi nước chảy và để ráo nước hẳn. - Bước 3: Khi rim không cần cho thêm nước vì đác sẽ tiết ra thêm. Cho đác vào nồi cùng đường và nước cốt chanh dây, khuấy đều để ở lửa vừa, không cần đậy vung, thỉnh thoảng đảo sơ để đác ngấm đều vị và không bị dính cháy. Các bạn rim đến khi nước trong nồi đác cạn và sệt lại là được nhé!  Mình đọc các công thức khác thì chỉ nên rim đác tầm 15 - 20 phút, nếu lâu hơn thì sẽ mất vị đác và không còn giòn. Nhưng mình thấy sau 20 phút trong nồi vẫn còn lõng bõng nước và nếm một hạt đác vẫn chưa thấy thấm ngọt thấm chua gì. Nên cứ để nước trong nồi cô đặc lại thì đác có màu óng ả trong veo rất đẹp, thấm vị chanh dây chua chua ngọt ngọt. Tuy đúng là không còn rõ vị đác nhưng với mình thì chuyện đác không giòn cũng vậy, chỉ cần cho vào tủ lạnh khoảng 1 - 2 hôm, đác săn lại thì đủ độ dẻo dẻo dai dai như mình thích và quan trọng là chua ngọt ngon hấp dẫn. Chúc các bạn thành công với cách làm đác rim chanh dây chua ngọt hấp dẫn, lại dễ làm trên nhé! (Nguồn: ByJaBao) Tham khảo cách làm đác rim chanh dây thơm ngon hấp dẫn: Beemart chúc bạn thành công với món hạt đác rim chanh dây hấp dẫn này nhé. Đừng quên theo dõi chúng mình để cập nhật thêm nhiều công thức làm bánh và pha chế hay ho nha! ------------------------------ Beemart cung cấp đầy đủ các nguyên liệu, dụng cụ làm bánh CHÍNH HÃNG khác với GIÁ VÔ CÙNG TỐT. Tải app Beemart ngay hôm nay để mua sắm tiện lợi - dễ dàng và update thông tin làm bánh nấu ăn được nhanh nhất nhé ! App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH  Tải app để mua sắm tiện lợi hơn TẠI ĐÂY!  Hotline hỗ trợ: 1900.636.546 

Mẹo sơ chế cùi bưởi vừa nhanh vừa giòn tín đồ mê chè cần biết

Mẹo sơ chế cùi bưởi vừa nhanh vừa giòn tín đồ mê chè cần biết

Trời đang chuyển nóng rồi, mọi người đã bắt tay vào nấu các loại chè chưa nhỉ. Mùa hè mà được cốc chè bưởi giòn giòn thêm nước cốt dừa béo ngậy thì còn gì bằng nữa. Và nếu là một tín đồ của chè bưởi thì bạn không thể nào bỏ qua bài viết này của chúng tớ đâu. Cùng Beemart học cách sơ chế cùi bưởi vừa nhanh vừa giòn nào! Chè bười ngon thì cùi bưởi cần phải được sơ chế đúng cách 1. Cách sơ chế cùi bưởi không bị đắng Khi nấu chè bưởi, sơ chế cùi bưởi tốn khá nhiều thời gian. Trước tiên bạn cần chọn cùi từ quả bưởi có vỏ căng bóng, tròn đều. Tốt nhất nên chọn bưởi da xanh sẽ có nhiều cùi, và dai giòn hơn đấy. - Đầu tiên, các bạn gọt bỏ phần vỏ xanh và lớp xơ bưởi bên trong để tránh bị đắng và xơ. - Sau đó cắt cùi bưởi thành các miếng nhỏ vuông vức đều nhau. Cắt cùi bưởi thành các miếng vuông - Đun một nồi nước nóng thật già, ngâm cùi bưởi trong nước nóng khoảng 10 phút. Lấy thử 1 viên cùi bóp kiệt nước, nếu thấy cùi xẹp, mềm và không phồng lại là được. Nếu bóp cùi vẫn cứng xốp là phần nước này không đủ nóng, bạn phải đổ phần nước này đi và đun phần nước khác ngâm lại. - Cùi bưởi sau khi vớt ra bóp kiệt nước, cho vào túi vải và bóp dưới vòi nước chảy trong vòng 5 phút.  Cho cùi vào túi vải - Cách sơ chế cùi bưởi này bạn có thể thử bằng cách vắt sạch nước, nếm cùi bưởi không có vị the đắng là đạt rồi đấy. - Lúc này bạn hòa đường và bột năng vào 1 bát nước ấm (lưu ý là nước ấm để không bị làm chín bột), khuấy tan rồi đổ phần cùi bưởi đã vắt sạch nước vào.  Lưu ý: Lượng đường có thể gia giảm tùy theo khẩu vị. Bột năng thấm đều vào cùi bưởi làm cùi bưởi giòn. Lượng nước phải đủ để cùi bưởi hút nước và căng mập lên, nếu ít quá cùi sẽ không nở hết được. - Sau khi cùi đã hút hết nước thì vớt ra rổ và áo đều bột năng ở ngoài. Đến bước này là bạn đã hoàn thành sơ chế cùi bưởi rồi đấy. Giờ là lúc bắt tay vào nấu nồi chè bưởi siêu ngon đấy. Nấu chè bưởi cũng đơn giản làm, xem thêm bài viết dưới đây nhé! >>> 2 cách nấu chè bưởi đơn giản, ngon chuẩn vị tại nhà 2. Cách sơ chế cùi bưởi bằng nước muối loãng Một cách khá hữu hiệu để khử đắng cho cùi bưởi đó là bạn có thể sử dụng nước muối loãng. Bạn có thể ngâm cùi bưởi tươi trong nước muối loãng qua đêm hoặc 3-4 tiếng. - Trong quá trình ngâm thay nước ít nhất 3 lần và sau mỗi lần ngâm thì cùi bưởi được vớt ra, bóp kiệt nước để đẩy tinh dầu ra ngoài.  Lưu ý: Lượng muối cho vào cũng cần phù hợp để cùi bưởi không bị mặn nhé! - Sau khi ngâm nước muối xong thì đem luộc cùi bưởi với nước nóng 1 lần nữa, rồi cho ra thau đá mới đem đi sên đường.  Cùi bưởi sau khi bọc bột năng, và đem luộc sẽ có màu trong như này, ăn thử dai giòn, không bị đắng là đạt yêu cầu rồi đó. Cùi trong, giòn cực kỳ ngon luôn nhé Nếm thử xem có giòn và ngon không nhé, không hề xơ hay xốp. Với cách sơ chế cùi bưởi này, nấu chè bưởi sẽ không còn mất quá nhiều thời gian phải không nào. Chúc các bạn thành công! ------------------------------ App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH  Tải app để mua sắm tiện lợi hơn tại: https://bit.ly/3ppq6Qk   Hotline hỗ trợ: 1900.636.546  Địa chỉ cửa hàng:  - Số 5 ngõ 26 Nguyễn Khánh Toàn, HN - Số 246 Lò Đúc , HN - Số 102 Võ Thị Sáu, Q.1, TP HCM - Số 1460 Trường Sa, Q.Tân Bình, TP.HCM  

Hạt đác là gì? Công dụng và các cách chế biến hạt đác

Hạt đác là gì? Công dụng và các cách chế biến hạt đác

Hạt đác là gì? Công dụng của hạt đác ra sao? Cách chế biến hạt đác như thế nào? Mọi thắc mắc của các bạn về loại hạt siêu ngon và bổ dưỡng này sẽ được Beemart bật mí ngay trong bài viết dưới đây. >> Tham khảo: Các món ngon làm từ hạt đác mà bạn không thể bỏ qua >> Tham khảo: Cách làm đác rim chanh dây ngọt thơm ngây ngất Hạt đác là gì? Hạt đác là hạt của cây đác - một loại cây ẩn mình trong những cánh rừng bạt ngàn tại Nha Trang. Để thu hoạch được hạt đác, con người phải vào trong rừng, chặt cả cây, canh rắn rết quanh gốc rồi mới mang được những buồng hạt đác đem về, chất thành đống, đốt cháy vỏ ngoài rồi mới ép lấy hạt để loại bỏ nhựa quả đác gây ngứa. Hạt đác sau khi được lấy ra sẽ có màu trắng đục, da trơn láng, ăn giòn sần sật, béo và bùi. Đây là một loại hạt lành tính, ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin,... có tác dụng rất tốt trong làm đẹp, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa loãng xương, tốt cho tim mạch,... Bên cạnh đó, đác còn là nguyên liệu tuyệt vời để làm nên nhiều món ăn vặt khoái khẩu cho mùa hè như chè trái cây, hạt đác rim, hạt đác sữa chua,... >> Xem thêm: Hạt đác tươi 500g giá rẻ 7 Công dụng của hạt đác Hạt đác chứa nhiều chất dinh dưỡng như: acid lauric, chloride, và sắt, kali, magie, canxi, natri, và phospho. Mang đến cho con người nhiều công dụng tuyệt vời. Giảm cân Do có bản chất là một chất điện phân tự nhiên vừa giúp giải khát, vừa có khả năng đẩy mạnh quá trình trao đổi chất của cơ thể nên hạt đác rất có lợi cho những bạn có nhu cầu giảm cân. Hỗ trợ điều trị viên khớp Galactomannan là một cacbonhydrat có chứa trong hạt đác, chất này thường được sử dụng như một thành phần trong sản xuất các loại thuốc trị viêm khớp, có chức năng làm giảm đau do viêm khớp. Ngăn ngừa loãng xương Bên trong mỗi 100g hạt đác có đến 91mg canxi nên nó rất phù hợp để đáp ứng nhu cầu canxi và ngăn ngừa loãng xương cho cơ thể. Hạt đác còn hỗ trợ quá trình hấp thụ magie, nhờ đó giúp xương trở nên mạnh khỏe, cứng cáp hơn. Hỗ trợ hệ tiêu hóa Hạt đác giúp bạn hấp thu các dưỡng chất, bao gồm vitamin, khoáng chất, amino acid… hỗ trợ cho việc tiêu hóa. Hạt đác còn giúp cải thiện sự tiết insulin và sử dụng đường. Bổ sung năng lượng Hạt đác là một kho cung cấp nguồn dinh dưỡng đối với các vận động viên rèn luyện thể lực. Do nó có thể bổ sung năng lượng nhanh chóng, hỗ trợ và thúc đẩy những tế bào, mô, cơ bị tổn thương phục hồi và tái tạo trong thời gian ngắn. Phân biệt hạt đác và hạt thốt nốt Đây là câu hỏi rất thường gặp bên cạnh thắc mắc hạt đác là gì. Chúng ta cần phân biệt rõ: Hạt đác và hạt thốt nốt tuy là 2 loại hạt khác nhau nhưng lại có dáng vẻ giống nhau nên nếu nhìn thoáng qua bạn sẽ khó phân biệt được chúng. Để phân biệt được hạt đác và hạt thốt nốt, chúng ta cần dựa trên các đặc điểm: - Mùi hương: Hạt đác không mùi trong khi hạt thốt nốt có mùi rất đặc trưng - Hình dạng: Hạt thốt nốt to hơn hạt đác và có màu trắng trong, còn hạt đác nhẹ hơn và có màu trắng đục mịn - Hương vị: Thốt nốt ăn gần giống như dừa nước, mềm và dẻo hơn cắn vào giữa hơi rỗng ruột và chứa nước. Ruột thốt nốt có màu trắng nõn, hơi ngọt. Hạt đác có phần cùi hình bầu dục, dẻo cứng và đặc ruột, khi ăn vừa giòn vừa dai vô cùng hấp dẫn. Hạt thốt nốt và hạt đác Các cách chế biến hạt đác Hạt đác với những công dụng tuyệt vời và hương vị thơm ngon phù hợp để làm ra các món chè, sữa chua hoặc rim với các loại nguyên liệu khác. Beemart sẽ hướng dẫn bạn cách rim hạt đác với dứa, rim hạt đác chanh leo, làm chè hạt đác và sữa chua hạt đác nhé, nghe thôi mà đã "ứa nước miếng" rồi phải không nào? Cùng vào bếp luôn với Beemart nhé! 1. Hạt đác rim đường và hạt đác rim chanh leo Nguyên liệu: - Hạt đác: 500g - Đường: 150g - 1 quả dứa - Nước cốt hoặc sinh tố chanh leo: 100g Cách làm: - Bước 1: Hạt đác rửa sạch, đun 1 nồi nước sôi trên bếp, đổ hạt đác vào và đun tiếp đến khi sôi thì dừng. - Bước 2: Đổ đác ra rổ, rửa lại bằng nước khoảng 2, 3 lần. Thêm 150g đường và 1 quả dứa đã thái nhỏ, ngâm 60 phút để đường tan ra và ngấm vào đác. Làm tương tự với chỗ đác dùng để rim chanh leo. - Bước 3: Sau 60 phút, cho đác vào xoong, rim ở lửa nhỏ đến khi cạn nước nhé. Hạt đác trong quá trình rim sẽ chuyển thành màu vàng đậm vô cùng đẹp mắt, quyện với vị thơm của dứa và chanh leo, tạo nên món ăn vặt hấp dẫn trong mùa hè này. Xem thêm: Video hướng dẫn làm hạt đác rim dứa và chanh leo 2. Cách làm sữa chua hạt đác Nguyên liệu: - Sữa tươi: 220ml - Đường: 30g - Nước cốt dừa: 20ml - Hạt đác: 20g - Thạch rau câu, hạt é, dừa khô - Sữa chua: 1 hộp Cách làm: - Bước 1: Hạt đác rửa sạch, luộc qua nước sôi 1 lần rồi vớt ra để ráo - Bước 2: Pha nước sữa dừa gồm: Sữa tươi + đường + nước cốt dừa, đảo đều, nếm vừa miệng thì cho vào ngăn mát tủ lạnh chờ sử dụng. - Bước 3: Trộn sữa chua, hạt đác, hỗn hợp trên và các loại topping tùy thích rồi thưởng thức nhé. Qua bài chia sẻ này, bạn đã biết hạt đác là gì chưa? Beemart chúc các bạn thành công với các cách chế biến hạt đác nhé. Để mua hạt đác chất lượng giá tốt, các bạn hãy ghé qua Beemart ngay để tham khảo nhé! ------------------------------------------------------- Beemart cung cấp đầy đủ các nguyên liệu, dụng cụ làm bánh CHÍNH HÃNG khác với GIÁ VÔ CÙNG TỐT. Tải app Beemart ngay hôm nay để mua sắm tiện lợi - dễ dàng và update thông tin làm bánh nấu ăn được nhanh nhất nhé ! App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH  Tải app để mua sắm tiện lợi hơn TẠI ĐÂY!  Hotline hỗ trợ: 1900.636.546 

2 cách làm chè kho ngon, đẹp mắt thắp hương đầu tháng

2 cách làm chè kho ngon, đẹp mắt thắp hương đầu tháng

Chè kho là món ăn rất phổ biến trong cỗ cúng dâng Phật hoặc dâng lên tổ tiên của gia đình người Việt vào ngày Rằm, mồng một đầu tháng hoặc các ngày lễ. Cùng Beemart học ngay 2 cách làm chè kho đơn giản sau đây để có thể tự tay hoàn thành món ăn ý nghĩa này nhé!   1. Cách làm chè kho đậu xanh Chè kho đậu xanh truyền thống là một biến tấu độc đáo trong nền ẩm thực Việt từ hương vị cho đến cách làm. Để làm ra món chè này, người ta đun đỗ xanh hoặc gạo trên chảo đến khi sệt lại, tạo nên vị ngọt sắc độc đáo mà không loại chè nào có được. Nguyên liệu và dụng cụ: – 1kg đậu xanh. – 400g đường. – 20ml dầu mè. – 3 chiếc lá dứa. – 40ml nước cốt dừa. – Một ít vừng trắng rang thơm. – Khuôn làm bánh trung thu hoặc khuôn làm xôi Cách làm chè kho Bước 1: Bạn xát sạch vỏ của đậu xanh, rửa sạch,  ngâm trong nước khoảng 4 tiếng cho mềm, sau đó hấp chín. Lưu ý: Nếu bạn muốn đậu xanh thơm hơn thì hãy cho 3 chiếc lá dứa vào nồi nước phía dưới xửng hấp nhé! Bước 2: Cho đậu xanh đã chín mềm vào máy xay sinh tố, thêm một chút nước rồi xay nhuyễn, lọc 1 lần qua rây để đậu xanh thật nhuyễn mịn. Bước 3: Cho đường và đậu xanh đã xay vào chảo chống dính, đặt lên bếp, đun ở lửa nhỏ, vừa đun vừa dảo đều nhẹ tay đến khi đường tan ra, hỗn hợp bắt đầu sánh lại thì cho thêm nước cốt dừa, dầu mè vào khuấy cùng. Cứ đun như vậy cho đến khi chè đặc lại, khuấy thấy nặng tay thì tắt bếp.   Lưu ý: Bạn nhớ phải khuấy liên tục và đều tay để tránh cho chè cháy ở đáy nồi nhé! Bước 4: Tạo hình cho chè – Múc chè vào khuôn, dùng tay ép chặt và giữ khoảng 30 giây, sau đó cho ra đĩa và trang trí vừng lên trên – Nếu không có khuôn, bạn cũng có thể dùng một chiếc đĩa hoặc bát sâu lòng, ấn chặt để tạo hình. Vậy là món chè kho với vị ngọt đậm đà đã hoàn thành. Thật đơn giản phải không nào? Vậy là bạn đã có thêm một bí kíp để làm món chè thắp hương cho ngày rằm rồi. Chè mềm, mịn, thơm hương đậu xanh và nước cốt dừa, có thể ăn kèm với xôi đỗ để hài hòa hương vị. Lưu ngay cách làm chè kho đơn giản này để trổ tài khi có dịp nhé! 2. Cách nấu chè kho bằng gạo nếp Ngoài chè kho đậu xanh, chè kho làm từ gạo nếp cũng khá được ưa chuộng và có hương vị thơm ngon không kém. Nếu không phải làm để thắp hương, bạn có thể tận dụng xôi nấu thừa để làm chè kho gạo nếp khá tiết kiệm, ngon và không lo bị bỏ phí nguyên liệu. Nếu làm để thắp hương nên nấu mẻ mới, không dùng các đồ thừa, dở. Nguyên liệu và dụng cụ – Gạo nếp: 600g – Đường đỏ: 300g – Gừng: 1 củ – Dầu mè: 10ml – Muối ăn: 1/3 muỗng cà phê – Khuôn xôi hoặc khuôn làm bánh trung thu Lưu ý trong cách chọn nguyên liệu: – Gạo nếp phải chọn loại nếp mới, hạt đều và mẩy. Không nên chọn phần hạt nếp có nhiều đầu đen. Loại gạo nếp ngon nhất để nấu chè kho là nếp cái hoa vàng. – Sử dụng đường đỏ để nấu chè, nếu bạn dùng đường kính thì chè sẽ không có màu sậm và hương vị cũng sẽ không đậm đà – Chọn gừng vừa đủ già, không chọn gừng già quá vì sẽ bị xơ, nhưng cũng không được chọn gừng non quá vì sẽ không dậy mùi. Cách nấu chè kho Bước 1: Đồ xôi – Bạn vo sạch gạo nếp, ngâm từ 6 – 8 tiếng cho gạo nở. Sau đó vo lại một lần nữa, vẩy cho ráo, cho muối vào xóc kĩ – Đồ chín thành xôi trắng sau đó dùng đũa xới đều, cho dầu mè vào, trộn kĩ với xôi rồi nhấc chõ xôi ra ngoài để tiến hành bước tiếp theo. Bước 2: Gừng tươi bạn gọt sạch vỏ, thái lát hoặc thái thành từng sợi nhỏ. – Cho đường đỏ vào nồi với khoảng 300 – 350 ml nước lọc. Đặt lên bếp, đun ở lửa nhỏ để đường không bị cháy, vừa đun vừa khuấy đều đến khi đường đã sôi và tan hết thì cho 1/2 chỗ gừng đã thái vào khuấy đều. Bước 3: Kho chè – Xới đều xôi 1 lần nữa rồi cho từ từ toàn bộ chỗ xôi vào nồi nước đường, dùng đũa khuấy thật kĩ để xôi quyện đều với đường. – Đảo đến khi xôi có màu vàng nâu thì bạn cho tiếp chỗ gừng còn lại vào và tắt bếp. Bước 4: Tạo hình Cho chè vào khuôn, dùng tay ép lại và giữ chặt khoảng 30 giây sau đó đổ ra đĩa và trang trí bằng cách rắc vừng trắng lên bề mặt. Vừng trắng khi ăn cùng chè sẽ rất thơm và bùi nữa đấy. Bạn có thể tự biến tấu ra cách tạo hình chè bằng các loại khuôn khác nhau, có thể dùng khuôn xôi, khuôn bánh Trung thu, lòng bát, …. Tất cả tùy thuộc vào sự sáng tạo của bạn đó! Chè kho gạo nếp mềm, mịn, thơm nồng vị gừng đã tạo nên món ăn truyền thống nơi các làng quê Việt, mang trong mình một nét đẹp chân chất chẳng thể nào quên. Với 2 cách làm chè kho vô cùng hấp dẫn này, bạn đã tự tin để trổ tài vào dịp cuối tuần chưa? Bên cạnh những món ăn mặn quen thuộc, hãy làm cho mâm cơm của bạn thêm phần đặc biệt với hương vị ngọt ngào của bát chè kho nhé. Chúc các bạn thành công với cách làm chè kho.  

Cách nấu chè bưởi giòn dai không lo bị đắng

Cách nấu chè bưởi giòn dai không lo bị đắng

Chè bưởi là món tráng miệng bổ dưỡng được rất nhiều người yêu thích. Cách nấu chè bưởi ngon ngọt, dai giòn, với những nguyên liệu vô cùng đơn giản. Tuy nhiên để có được mónchè bưởi ngon mà không bị đắng thì cần có bí kíp nha! Hôm nay chúng mình sẽ hướng dẫn bạn 2 cách làm chè bưởi giòn dai mà không bị đắng để chiêu dãi cả gia đình bạn nhé!  Tham khảo: Bỏ túi 20+ món ăn giải nhiệt mùa hè không thể bỏ qua 1. Cách lựa chọn nguyên liệu làm chè bưởi Chọn cùi bưởi: Bí kíp đầu tiên để có bát chè bưởi thơm ngon đó là lựa chọn nguyên liệu khá khắt khe, đặt biệt là cùi bưởi - linh hồn của món chè. Bạn nên chọn lấy cùi từ quả bưởi có vỏ ngoài căng bóng, tròn đều. Dùng dao gọt bỏ phần vỏ xanh và lớp xơ bưởi bên trong rồi thái vuông vức vừa ăn.  Sơ chế cùi bưởi làm chè bưởi Tuy nhiên sơ chế cùi bưởi tươi sẽ tốn khá nhiều thời gian đó, bạn sẽ cần phải rửa, bóp kỹ với nước muối để khử đắng. Chưa kể làm không khéo sẽ không giòn đấy. Mẹo sơ chế cùi bưởi mà Beemart đã hướng dẫn chi tiết, bạn có thể xem thêm nhé! Ngoài ra nếu bạn không có thời gian làm cùi bưởi có thể chọn mua cùi bưởi tươi được sơ chế sẵn, khử đắng, không phèn chua, đảm bảo vệ sinh nhé! Hoặc cùi bưởi khô đã được khử đắng, chỉ việc ngâm nở và trộn với đường, bột để nấu là được. Chọn đậu xanh nấu chè bưởi: Bạn nên chọn đậu xanh đã được chà vỏ, như vậy chè bưởi sẽ trông bắt mắt và ngon hơn đấy. Chọn hạt đậu có phủ lớp bụi mỏng, hạt tròn đều nhau. Chọn nước cốt dừa: Có 2 sự lựa cọn cho bạn là dùng nước cốt dừa tươi hoặc dùng bột cốt dừa hòa tan với nước là được. Ưu điểm của bột cốt dừa là tiện lợi trong quá trình sử dụng, nhưng hương vị sẽ không thể nào bằng loại tươi được. 2. Cách nấu chè bưởi giòn dai không lo bị đắng Chè bưởi là một món tráng miệng được cả 2 miền Nam, Bắc ưa thích. Với vị ngọt dịu thanh mát, bùi bùi của đỗ xanh, giòn giòn của cùi bưởi kết hợp độ ngậy của xíu nước cốt dừa khiến ăn một lần là nhớ mãi không quên. Cùng vào bếp học làm món chè này chiêu đãi cả nhà nhé. Cả nhà sẽ rất bất ngờ về độ khéo tay của bạn đó ^^ Mình sẽ hướng dẫn bạn cách làm chè bưởi từ cùi bưởi tươi, với bí kíp nhanh gọn lẹ, mà không lo bị đắng, có ngay thành phẩm thơm ngon nức mũi nha! Nguyên liệu làm chè bưởi bằng cùi tươi - Cùi bưởi tươi: 300g - Đậu xanh đã xát vỏ: 50g - Đường thốt nốt: 200g - Bột năng: 50g - Dừa khô  - Nước cốt dừa: 165ml TIPS: Bí kíp chè bưởi giòn dai không bị đắng mà lại siêu nhanh đó là Set nguyên liệu làm chè bưởi của nhà Bee. Các nguyên liệu kể trên đã được chuẩn bị đầy đủ, đóng gói sẵn, bạn chỉ việc làm theo công thức hướng dẫn, không còn lo thừa thiếu nguyên liệu, mà có ngay 6 bát chè cho cả gia đình. Set nguyên liệu làm chè bưởi Tiện lợi - Giá Rẻ Cách làm chè bưởi thơm ngon tại nhà Bước 1: Sơ chế đậu xanh - Ngâm đậu xanh với nước ấm khoảng 1 tiếng cho đậu xanh mềm và nở ra. - Sau đó hấp chín đậu xanh với lửa nhỏ (lưu ý không nên để nát, giữ được nguyên hạt cho đậu xanh) vớt ra và để nguội  Đậu xanh sau khi hấp chín vẫn còn nguyên hạt Bước 2: Sơ chế cùi bưởi - Cùi bưởi trong set cần được rã đông trong 1 tiếng trước khi nấu nên trong khi ngâm đậu xanh thì các bạn cũng rã đông cùi bưởi luôn nhé. - Khi cùi bưởi đã được rã đông thì các bạn luộc cùi bưởi với nước sôi đến khi thấy cùi bưởi nổi lên thì vớt ra để trong tô nước lạnh khoảng 10 phút, rồi chắt nước để ráo.  Luộc cùi bưởi Bước 3: Nấu nước cốt chè bưởi - Sau khi được cùi bưởi thì các bạn hòa tan 50g bột năng với 50ml nước lọc. - Hòa tan đường thốt nốt với 600ml nước đun sôi. Khi đường tan cho đậu xanh vào khuấy đều. - Đổ từ từ hỗn hợp bột năng ở bước 3 vào khuấy nhẹ nhàng. Cuối cùng cho hết cùi bưởi khuấy đều một lần nữa rồi tắt bếp. Lưu ý: Nếu đường thốt nốt là cục to thì các bạn nên cắt nhỏ đường ra để đường nhanh tan nhé! Chỉ vài bước là bạn đã hoàn thành xong món chè bưởi từ cùi bưởi tươi thơm ngon. Giờ chỉ việc múc chè ra bát, thêm nước cốt dừa lên để có món chè béo ngậy, hấp dẫn và cùng nhau thưởng thức. Một cốc chè bưởi thơm ngon, đúng điệu như ngoài hàng 3. Cách nấu chè bưởi từ cùi bưởi khô Nếu như bạn không có thời gian có thể nấu chè bưởi từ cùi bưởi khô, nhưng cũng cần phải xử lý chuẩn thì cùi bưởi mới giòn được đấy nhé! Nguyên liệu nấu chè bưởi từ cùi bưởi khô - Cùi bưởi khô: 15g - Đậu xanh đã xát vỏ: 50g - Đường thốt nốt: 1 viên (~100g) - Đường kính: 100g - Bột năng: 50g (áo cùi bưởi) - Bột năng: 30g (nấu chè) - Bột cốt dừa: 25g Nếu trước đây các bà các mẹ phải kì công chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế quả bưởi tươi từ 2,3 ngày trước khi nấu chè thì ngày nay mọi thứ đều được gói gọn trong 1 set nguyên liệu nhà Bee.  Set nguyên liệu nấu chè bưởi từ cùi bưởi khô Với set chè bưởi này, các nguyên liệu đã được chuẩn bị đầy đủ, với công thức chuẩn vị như ngoài hàng, giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức làm ra được 6 - 8 cốc chè thơm ngon, giòn dai đãi cả nhà. Cách nấu chè bưởi bằng cùi bưởi khô ️Bước 1: Sơ chế đậu xanh Tương tự cách làm chè bưởi bằng cùi bưởi tươi, bạn sẽ tiến hành ngâm đậu xanh với nước ấm trước cho mềm và nở ra, sau đó hấp chín. Hấp đỗ xanh khảong 30-45 phút với lửa nhỏ, đảm bảo hạt đậu còn giữ nguyên hạt là được, thì cho ra bát để nguội. ️Bước 2: Chế biến cùi bưởi giòn dai - Cùi bưởi khô trong bộ set nguyên liệu đem ngâm với nước ấm trong vòng 12 tiếng. Lưu ý lượng nước ngâm cùi bưởi cần dùng khoảng 1,5 lít nước. - Sau khi ngâm cùi nở hết cỡ, bạn đem rửa lại với nước sạch 1 lần rồi vớt lấy cùi ra bát riêng.  Lưu ý không vắt kiệt nước ngấm trong cùi bưởi. - Sau đó đổ 100g đường kính vào bát cùi bưởi và trộn đều, để cùi ngấm đường trong vòng 1 tiếng Cùi bưởi vắt qua nước rồi trộn cùng đường - Cùi bưởi sau khi ngấm đường cho lên bếp đảo với lửa nhỏ đến khi đường tan hết và gần cạn hết nước thì tắt bếp. - Sử dụng túi bột năng 50g để áo cùi. Chia túi bột đó thành 3 phần, mỗi phần đổ vào đảo đều cho bột năng bao quanh cùi thành từng lớp. Cuối cùng bạn sẽ thu được 1 bát cùi bưởi được bọc bột năng khô ráo, không bị dính vào nhau. Áo bột cho cùi bưởi trông để các miếng cùi bưởi rời nhau - Đun sôi khoảng 600ml nước để chuẩn bị luộc cùi bưởi. Nước phải thật sôi mới đổ cùi bưởi đã bọc vào. Đảo liên tục đều tay để các miếng cùi không bị dính vào nhau trong quá trình luộc. Cùi bưởi chín là khi các miếng cùi chuyển sang màu trong vắt là được.  Cùi bưởi luộc có độ trong như này là đạt - Vớt cùi bưởi chín ra 1 bát nước lạnh để giúp cùi bưởi giữ được độ giòn. Ngâm trong bát nước lạnh khoảng 15-20 phút là được.  ️Bước 3: Hoàn thành cách nấu chè bưởi giòn dai bằng cùi bưởi khô - Hoà tan 30g bột năng với 30ml nước vào một chiếc bát sạch. - Sau đó đun 500ml nước với 1 viên đường thốt nốt đến khi đường tan hoàn toàn thì đổ từ từ bát nước bột năng bên trên vào và khuấy đều.  - Nhanh tay cho hết đậu xanh và cùi bưởi vào rồi cho thêm tinh dầu hoa bưởi vào, khuấy đều một lần nữa rồi tắt bếp. Cách nấu chè bưởi tại nhà bằng cùi bưởi khô rất đơn giản và dễ dàng, ai cũng có thể làm được. Rất đơn giản và nhanh chóng là bạn đã có thể chiêu đãi cả gia đình với cốc chè bưởi ngon miệng, giải nhiệt. >> Xem thêm video hướng dẫn làm chè bưởi chi tiết tại đây nhé Như vậy với 2 cách nấu chè bưởi mà mình vừa hướng dẫn cùng bí kíp có 1 - 0 - 2 nhà Bee sẽ giúp bạn hoàn thành xong món chè bưởi để chiêu đãi cả gia đình rồi đấy! Thật đơn giản phải không nào? Chè bưởi ngọt thanh đi cùng với vị bùi bùi của đỗ xanh, dai giòn của cùi bưởi đã tạo nên một hương vị vô cùng tuyệt vời. Cùng học làm ngay nhé! ------------------------------ App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH  Tải app để mua sắm tiện lợi hơn tại: https://bit.ly/3ppq6Qk   Hotline hỗ trợ: 1900.636.546  Địa chỉ cửa hàng:  - Số 5 ngõ 26 Nguyễn Khánh Toàn, HN - Số 246 Lò Đúc , HN - Số 102 Võ Thị Sáu, Q.1, TP HCM - Số 1460 Trường Sa, Q.Tân Bình, TP.HCM

Mách bạn cách nấu chè cúng rằm tháng 7 đơn giản và ý nghĩa

Mách bạn cách nấu chè cúng rằm tháng 7 đơn giản và ý nghĩa

Hàng năm cứ mỗi dịp rằm tháng 7 , các chị em lại tất bật chuẩn bị mâm cúng xôi chè, thắp hương tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Chính vì thế, hôm nay Beemart sẽ gợi ý cho mọi người một vài cách nấu chè cúng rằm tháng 7 đơn giản, dễ làm, tiện lợi. Đặc biệt phù hợp với chị em đi làm không có nhiều thời gian nhưng vẫn muốn tự mình chuẩn bị mâm cúng. Hãy cùng Beemart vào bếp chuẩn bị cho mâm cúng rằm tháng 7 nhé!!! >> Xem thêm: 10 món chay ngon không thể bỏ qua vào ngày rằm tháng 7 Các set nguyên liệu làm bánh trung thu chay tiện lợi, đơn giản tại nhà Tại sao nên nấu chè cúng rằm tháng 7 Ngày rằm tháng 7 còn biết đến là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, ngày mà con cháu tưởng nhớ tới đấng sinh thành, tổ tiên nên sẽ sửa soạn mâm cỗ để cúng lễ. Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 thường có mâm chay cúng Phật, mâm cơm cúng tổ tiên và mâm cúng chúng sinh. Theo đó trong xôi chè không thể thiếu trong mâm cúng.  Xôi chè mang ý nghĩa cầu phúc cuộc sống sung túc cho người thân ở thế giới bên kia. Hơn nữa việc cúng lễ đồ chay thanh tịnh, tránh phạm phải sát sinh. Biết được điều đó, Bee đã tổng hợp lại một số cách nấu chè cúng rằm tháng 7, hy vọng có thể giúp cho chị em chuẩn bị mâm cúng được dễ dàng hơn. Cùng nhau vào bếp luôn nhé!! 1. Nấu chè trôi nước cúng rằm tháng 7 Nguyên liệu làm chè trôi nước Nguyên liệu làm phần vỏ trôi nước: 300g bột nếp 200ml nước đun sôi 1 xíu xiu muối Nguyên liệu làm phần nhân chè: 150g đậu xanh không vỏ  1/4 tsp muối Nguyên liệu nước dùng kèm chè trôi nước 300g đường 200ml nước 1 nhánh gừng đã sơ chế 300ml nước cốt dừa 1 tsp bột năng 2 lá dứa tươi 1/2 tsp đường, 1 xíu xiu muối Cách nấu chè trôi nước cúng rằm tháng 7  Bước 1: Cách làm phần vỏ chè trôi nước Cho bột nếp vào âu lớn, đổ từ từ phần nước đã chuẩn bị vào. Lưu ý: bạn hãy dùng phới lồng để khuấy đều bột và nước để tránh bột bị vón cục nhé. Nhồi bột khoảng 5 phút để bột tạo thành khối dẻo, mịn. Sau khi bột đạt yêu cầu, bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bột lại và ủ khoảng 30 phút cho bột nở nhé. Bột sau khi ủ đem ra nhồi thêm 1 lần nữa để bột được dẻo mịn nhất. Chia bột thành từng viên nhỏ để chuẩn bị bọc nhân nhé. Bước 2: Chuẩn bị nhân chè trôi nước  Đậu xanh vo sạch đem hấp chín. Nếu bạn có thời gian, hãy ngâm đậu trước khoảng 1 tiếng cho đậu nhanh chín và được ngon hơn nhé. Đậu sau khi được hấp chín, đem xay nhuyễn cùng 1/4 tsp muối. Đậu sau khi xay đem sên trên bếp với lửa thật nhỏ khoảng 10 phút để phần nhân được thơm ngon. Mẹo để nhân thơm ngon hơn là chuẩn bị một ít hành phi cho vào khi sên nhé, bảo đảm nhân bát chè cúng rằm của bạn sẽ rất tuyệt đó. Nhân đậu xanh sau khi nguội, đem vo viên sao cho phù hợp với phần vỏ chè trôi nước. Vậy là chúng ta đã hoàn thành nhân của cách nấu chè trôi nước cúng rằm tháng 7. Bước 3: Chuẩn bị nước dùng kèm chè trôi nước  Nước đường: Cho đường vào nấu chung với 200ml nước lạnh đến khi sôi. Đun nước đường thêm khoảng 20 phút với lửa nhỏ để nước đường được dẻo và đậm vị. Đừng quên cho ít gừng và tí ti muối vào để giúp nước đường thơm đậm vị hơn. Nước dừa: Đun nhỏ lửa hỗn hợp nước cốt dừa + 3 tsp đường + lá dứa đến khi sôi. Hòa bột năng cùng với nước rồi cho từ từ vào hỗn hợp nước dừa, nhớ khuấy đều tay và để lửa nhỏ thôi nhé. Hỗn hợp nước cốt dừa sánh và sôi lăn tăn trở lại là được. Bước 4: Hoàn thiện cách nấu chè trôi nước Vê tròn viên bột và ấn dẹt, cho nhân đã vo viên vào rồi bọc lại thật kín. Bước này bạn đừng ấn bột mỏng quá nếu không nhân sẽ bị dư ra ngoài khiến bánh lúc đem luộc sẽ bị vỡ, mất đẹp, đây là bí quyết của cách làm chè trôi nước nhà Bee đó. Làm lần lượt đến khi hết nguyên liệu nhé. Viên chè sau khi hoàn thiện đem luộc với nước sôi. Sau khi viên chè nổi lên, bạn để thêm tầm 2 phút là chè đã chín rồi đó. Nhớ chuẩn bị sẵn một tô nước lạnh để thả chè vào giúp viên chè trắng, dẻo và không bị dính nhé. Sau khi luộc hết chè, bạn vớt chè cho vào nước đường đã nấu là hoàn thành cách nấu chè cúng rằm tháng 7 rồi. Chè trôi nước cho ra bát và thêm 1 ít nước dừa lên là đã hoàn thành bát chè để chuẩn bị thắp hương. Rắc ít mè đã rang giúp cho bát chè tăng phần thơm ngon nha. Ngoài cách nấu chè trôi nước truyền thống, bạn có thể thử làm với công thức nấu chè trôi nước hiện đại, vô cùng lạ miệng và không kém phần thơm ngon.  2. Nấu chè đậu xanh đánh cúng rằm tháng 7 Nguyên liệu làm chè đậu xanh đánh 300g đậu xanh không vỏ 200ml nước 100g đường 2 ống tinh chất vani Cách nấu chè cúng rằm tháng 7 - chè đậu xanh đánh Bước 1: Sơ chế đậu xanh Đậu xanh vo thật sạch với nước nhiều lần đến khi nước trong. Ngâm đậu khoảng 2 tiếng để giúp đậu nở và ngon hơn. Bước 2: Đánh nhuyễn đậu Đậu sau khi ngâm đem hấp đến khi đậu chín mềm. Xay nhuyễn đậu bằng máy xay, nếu không có máy xay bạn có thể dùng phới, đũa, muỗng, ... tán đậu đến khi mịn là được. Bước 3: Nấu chè đậu xanh đánh cúng rằm tháng 7 Đậu sau khi nhuyễn đem khuấy trên bếp lửa nhỏ cùng 200ml nước và 100g đường. Khuấy với lửa thật nhỏ đến khi đường tan hết và thấy đậu sôi lăn tăn là đã hoàn thành. Đừng quên cho vani vào để chè được thơm ngon hơn nhé. Vậy là chúng ta đã hoàn thành cách nấu chè đậu xanh đánh cúng rằm tháng 7 rồi. Ngoài món chè đậu chè đậu xanh truyền thống, bạn cũng có thể thử thêm một số cách nấu chè cúng rằm tháng 7 khác như chè đậu trắng, chè thưng, chè hoa cau, ... để mâm cỗ cúng thêm phần đa dạng và lạ miệng hơn nhé. >>> Xem thêm các Combo nấu chè ở Beemart.  Rằm tháng 7 và rằm tháng 8 rất gần nhau, để mâm cỗ cúng thêm phần thành tâm, đẹp mắt, bạn có thể làm thêm món bánh Trung thu thơm ngon đặt lên mâm cỗ nữa đó. Tham khảo ngay cách làm bánh trung thu đơn giản cùng set nguyên liệu tiện lợi tại Beemart nhé. >>> Xem thêm các nguyên liệu làm bánh trung thu ở Beemart. Chỉ cần bỏ chút thời gian với vài bước làm đơn giản là các bạn đã có thể tự mình hoàn thành theo công thức nấu chè cúng rằm của Bee rồi . Chúc các bạn thành công và có được mâm cúng rằm tháng 7 ưng ý nhất nhé!!!

Liên hệ với chúng tôi