beemart

TẢI APP NHẬN ƯU ĐÃI

Freeship đơn đầu tiên khi nhập mã "FREEMOI"
Tải app
Mua hàng website - Freeship đơn từ 500K
Giờ hoạt động
8:00- 19:00 T2-CN
0 Giỏ hàng
Tạm tính: ( sản phẩm)

Tất cả tin tức

Chè nhãn nhục hạt sen - món chè nổi tiếng xứ Huế nên thử

Chè nhãn nhục hạt sen - món chè nổi tiếng xứ Huế nên thử

Các bạn có thích ăn chè tự nấu không? Bạn có muốn mang thêm một món chè nổi tiếng xứ Huế để chiêu đãi gia đình mình không? Beemart gửi tặng các bạn công thức nấu chè nhãn nhục hạt sen ngon hoàn hảo. Chắc chắn bạn sẽ làm hài lòng gia đình của mình với món chè ngọt ngọt thanh thanh, tươi mát và bổ dưỡng này nữa đấy! Cách làm chè khoai dẻo thảo mộc ngọt mát - ngon như ngoài hàng Chè sương sa hạt lựu ngon mắt, đã miệng và cách làm tại nhà Chè nhãn nhục hạt sen - món chè nổi tiếng xứ Huế nên thử Không chỉ có vị ngọt thanh mát, chè nhãn nhục hạt sen đem lại cho người dùng rất nhiều lợi ích về dinh dưỡng và sức khỏe. Sự kết hợp nhiều nguyên liệu tạo nên một món ăn ngon miệng, thanh mát dùng để giải nhiệt những ngày hè nóng nực. Hạt sen có tác dụng an thần chữa chứng mất ngủ, chống lão hóa làm đẹp da, ngừa bệnh về thiếu máu, đau đầu… Nấu chè nhãn nhục hạt sen tại nhà là một cách để chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình. Nguyên liệu nấu chè nhãn nhục hạt sen cần chuẩn bị 500 gram hạt sen tươi (hoặc 300 gram hạt sen khô) 120 gram nhãn nhục 450 gram đường phèn Rau câu giòn hoặc nha đam cắt sẵn Hoa nhài Đá lạnh >>> Mua ngay COMBO CHÈ HẠT SEN NHÃN NHỤC tại đây <<< Cách làm chè nhãn nhục hạt sen Nấu hạt sen - Hạt sen để nấu chè nhãn nhục hạt sen phải là sen tươi thì mới ngon. Khi mua hạt sen về, bạn rửa qua nước sạch. Hòa nước trắng với chút muối, nấu sôi và thả hạt sen vào nấu trong 10 phút. - Vừa nấu vừa dùng đũa đảo nhẹ nhàng, đều tay. Sau khi nấu xong, bạn lấy hạt sen ra xả lại với nước lạnh. Lúc này, vỏ đã cứng lại, bạn có thể bóc ra rất dễ dàng. Nấu nhãn nhục - Nhãn nhục rửa thật sạch để loại bỏ những tạp chất. Cho nhãn vào nồi ngập nước và đun sôi (không nên đun quá lâu khiến nhãn bị mất độ giòn). - Khi nước đã sôi, bạn cho 5gram lá dứa vào nồi nấu chung. Cho lá dứa vào trực tiếp chứ không xay, lấy nước ép là vì chúng ta chỉ cần lấy hương thanh của lá dứa, không cần lấy màu nên có thể thả vào nồi nấu luôn. Hoàn thiện bát chè nhãn nhục hạt sen - Sau khi cho lá dứa, bạn cho tiếp 200gram đường phèn và 150gram đường cát trắng vào nồi luôn. Mỗi khi cho đường vào thì bạn khuấy cho tan. - Cuối cùng là trút toàn bộ hạt sen vào, đun sôi 2 phút rồi đậy nắp nồi và hầm tiếp với lửa nhỏ từ 15 – 20 phút (thời gian nào bạn thấy hạt sen mềm vừa ý thì tắt bếp). Hết 15 phút, bạn tắt bếp và vẫn đậy nắp nồi như thế, ủ trong 30 phút nữa. - Cho hoa lài vào tô nước, cắt rau câu dạng sợi rồi cho vào ngâm chung trong khoảng 15 phút hoặc nhiều hơn để có mùi thơm của hoa nhài. - Nếu không mua được nhãn nhục, các bạn có thể tự làm ngay tại nhà vô cùng đơn giản nhé: Nhãn bạn chọn loại nhãn tươi, cơm dày. Bóc vỏ. Dùng loại dao chuyên cắt tỉa để lấy hột nhãn ra. Đem phơi 2 – 3 nắng (hoặc sấy ở khoảng 400 độ C để tiết kiệm thời gian) đến khi nào cầm trái nhãn lên lắc nhẹ cảm giác hạt chạy bên trong hoặc nghe tiếng.  Tách cùi nhãn ra và đem sấy ở nhiệt độ 60 độ C. Đem chưng cách thủy khoảng 3 tiếng và sây nhẹ lại thêm một lần nữa cho đến khi nhãn khô hẳn. Lúc này thì nhãn nhục đã được hoàn thành. Trong công thức chè nhãn nhục hạt sen, chúng mình sẽ chỉ cho các bạn một mẹo mà chắc chắn chưa nhiều người không biết. Đó là sau khi đã cho nhãn nhục vào chè, các bạn cho tiếp thêm khoảng 10ml cà phê đen nữa (khoảng 1 muỗng cà phê). Cà phê đen sẽ làm cho chè dậy một vị thơm thoảng dịu nhẹ, rất dễ chịu. Ngoài ra, có thêm một chút vị đắng của cà phê thì chè sẽ bớt hậu quá ngọt. Tuy nhiên, nếu bạn không cảm thấy thích sự kết hợp này thì có thể bỏ qua nguyên liệu này nhé! Một chén chè nhãn nhục hạt sen truyền thống xứ Huế tự làm bổ dưỡng rất thích hợp cho những ngày đang nóng dần hơn. Ăn chè nhãn nhục hạt sen không chỉ giải nhiệt, làm đẹp da mà còn có tác dụng an thần, giúp bạn có giấc ngủ ngon. Chúc các bạn thành công với món chè của xứ Huế này nhé! >>> Tham khảo các nguyên liệu nấu chè khác có tại Beemart >>> Video hướng dẫn nấu chè hạt sen nhãn nhục

Dừa dầm sầu riêng: món ngon thanh mát nhất định phải thử

Dừa dầm sầu riêng: món ngon thanh mát nhất định phải thử

Dừa dầm sầu riêng là một trong những món chè ngon giúp giải nhiệt mùa hè. Đây là món ăn vặt cực hấp dẫn cho những tín đồ hảo ngọt. Vị béo ngậy của dừa, mát lạnh của rau câu, thơm béo của sầu riêng chắc chắn không làm bạn thất vọng. Hãy cùng "lăn vào bếp" và thực hiện ngay món tráng miệng siêu ngon và đơn giản này cùng Beemart nào! Chè thái xanh sữa dừa ngon quên lối về và cách làm đơn giản tại nhà Cách nấu chè bột lọc ngon cho những ngày cuối tuần Dừa và sầu riêng khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên hương vị béo ngậy, ngọt mát. Sẽ thật là tiếc nếu như bạn chưa từng thử qua. Với công thức đơn giản, rất nhanh chóng và dễ dàng là bạn đã chuẩn bị cho mình cốc dừa dầm sầu riêng để chiêu đãi cả nhà rồi! Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ cho món dừa dầm sầu riêng đặc biệt Nguyên liệu - Cơm dừa non: 50 gram - Cùi dừa: 100 gram - Dừa bào sợi: 50 gram - Đậu phộng: 20 gram - Nước dừa: 900 ml - Đường: 120 gram - Sữa tươi không đường: 130 ml - Nước cốt dừa: 180 ml - Bột năng: 110 gram - Sữa đặc: 30 ml - Bột rau câu: 5 gram - Nước đường: 100 ml Dụng cụ: Rây lọc, nồi,cốc, ly, khuôn thạch (bạn có thể dùng hộp đựng thực phẩm để thay thế) Các bước thực hiện của món dừa dầm sầu riêng thơm ngon Làm thạch rau câu cho dừa dầm - Trộn 5 gram bột rau câu với 60 gram đường. Cho vào nồi 800ml nước dừa đun lửa lớn. Đun đến khi sôi cho hỗn hợp đường và bột rau câu vào, khuấy liên tục cho hỗn hợp tan đều. ***Lưu ý: Tùy theo khẩu vị thích ăn rau câu giòn hay dẻo mà bạn chọn loại bột rau câu phù hợp nhé. - Khi hỗn hợp sôi, hạ lửa vừa, tay vẫn khuấy liên tục trong 3 - 4 phút đến khi bột rau câu tan hoàn toàn. Sau đó cho ½ lượng nước rau câu vào khuôn. - Cho 30ml sữa tươi không đường vào 30ml nước cốt dừa khuấy đều tay. Cho nước sữa dừa vào nồi đựng nước rau câu còn lại, đun lửa vừa, khuấy đều cho tan. - Khi lớp rau câu dừa trong khuôn bắt đầu đông nhẹ, đổ từ từ phần rau câu sữa dừa vào khuôn, nhớ đổ nhẹ từ mép khuôn để lớp rau câu trước không bị vỡ. - Để nguội cho cả 2 lớp rau câu đông lại sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng. - Sau đó, lấy rau câu ra, cắt miếng nhỏ vừa ăn. Làm trân châu dừa  - Chọn cùi dừa khô. 100 gram cùi dừa rửa sạch, cắt hạt lựu. - Cho lần lượt 100ml nước sôi vào 100 gram bột năng, trộn đều, nhào bột đến khi tạo thành khối dẻo mịn. - Cho nhân dừa vào rồi nặn thành viên tròn nhỏ. ***Lưu ý: Nhân cùi dừa dày, cứng hơn, khi ăn trân châu sẽ giòn hơn. Nếu cùi dừa còn hơi dính vỏ nâu thì dùng dao nạo lớp đó ra để khi ăn không bị lẫn vị chát. - Cho vào nồi nước đun sôi đến khi trân châu nổi lên, sau đó cho trân châu vào tô nước đường để nguội. Làm sữa dừa - nước dùng của dừa dầm sầu riêng - Cho 10 gram bột năng vào 50ml nước khuấy tan. Cho vào nồi 150ml nước cốt dừa, 100ml sữa tươi không đường, 100ml nước dừa, 60 gram đường và 30ml sữa đặc. ***Lưu ý: Bạn có thể cho vào hỗn hợp sữa ít muối rồi khuấy tan đều, khi ăn sẽ ngọt đậm đà hơn. - Để lửa vừa và khuấy liên tục đến khi sôi lăn tăn thì cho nước bột năng vào. Đun nóng để nước cốt dừa sánh, mịn rồi tắt bếp chứ không đun sôi quá. - Sau đó lọc qua rây để phần nước sữa dừa được mịn ăn kèm dừa dầm. Hoàn tất cốc dừa dầm và trang trí Cho tất cả nguyên liệu vào cốc, ly: một ít cùi dừa, dừa non, thạch rau câu, trân châu dừa, một ít đá nhuyễn. Cuối cùng thêm cơm sầu riêng béo ngậy và rưới lên một lớp sữa dừa, dừa bào sợi, rắc một lớp đậu phộng cho đẹp mắt. ***Lưu ý: Đậu phộng có thể làm mất mùi thơm của dừa dầm nên tùy theo sở thích mà bạn có thể cho hoặc không cho đậu phộng vào dừa dầm nhé! Mẹo thực hiện thành công món dừa dầm sầu riêng - Để rau câu không bị tách lớp, khi sờ lớp rau câu nước dừa thấy vừa hơi đông thì cho lớp rau câu sữa dừa lên ngay. Không đợi đến khi lớp dưới đông hẳn mới cho lớp trên vào vì như vậy rau câu sẽ bị tách, làm dừa dầm không đẹp mắt. - Bạn nên sử dụng nước dừa và nước cốt dừa tươi sẽ ngon hơn nước dừa và nước cốt dừa đóng hộp. - Nên chọn loại dừa bánh tẻ, tức dừa không quá non hay quá già. Cách nhận biết trái dừa này là khi đã loại lớp vỏ cứng của trái dừa, bạn sẽ thấy một lớp vỏ màu nâu nhạt, hơi vàng (nâu đậm là dừa già nhé) có thể bấm móng tay vào. Cách làm dừa dầm sầu riêng vô cùng đơn giản và nhanh chóng phải không nào? Còn chần chờ gì mà không bắt tay vào bếp làm món tráng miệng này để chiêu đãi cả gia đình. Chắc chắn món tráng miệng này sẽ là món quà làm hài lòng tất cả các thành viên trong mùa hè đó. Chúc các bạn thành công!

Bánh khúc món ăn dân dã Hà thành và cách làm xôi khúc đơn giản

Bánh khúc món ăn dân dã Hà thành và cách làm xôi khúc đơn giản

Bánh khúc (xôi khúc) là món bánh truyền thống của Việt Nam với phần vỏ bao bọc bên ngoài là nếp, phần nhân là thịt heo, đỗ xanh và lá khúc. Cách làm bánh khúc (xôi khúc) khá đơn giản, nguyên liệu dễ tìm kiếm. Vì thế, bạn có thể làm ngay tại nhà để gia đình, bạn bè thưởng thức chỉ với công thức chuẩn mà Beemart giới thiệu ngay sau đây. Cách làm bánh rán mặn lúc lắc siêu ngon ai cũng làm được  Những món bánh truyền thống cực ngon và cách làm đơn giản Khi mưa xuân lất phất cũng là thời gian lá khúc bắt đầu xanh mướt. Vào tháng 2, tháng 3 âm lịch là lúc có nhiều loại rau này nhất. Bánh khúc  thường được biết đến là món ăn dân dã của Hà Nội. Đêm đêm nghe tiếng rao "Xôi lạc, bánh khúc đây" gợi sự gần gũi của vùng đất Hà thành vốn ồn ã và náo nhiệt. Phần xôi bên ngoài dẻo mềm, thơm lừng, phần nhân bùi béo ngậy rất đặc biệt quyện với vị lá khúc. Nguyên liệu làm xôi khúc hương vị bánh khúc (xôi khúc) đồng nội Xôi khúc (bánh khúc) ngon là thứ xôi dậy mùi thơm của rau khúc. Là sự kết hợp giữa mùi của lá khúc hòa trộn với cái dẻo căng của hạt xôi, độ bùi bở của đậu xanh lẫn vị thơm ngậy của thịt mỡ. Tất cả hoà quyện vào nhau và tạo cho người thưởng thức một cảm giác hấp dẫn lạ thường. Không phải là bánh chưng, cũng chẳng phải là một thứ xôi nào, nó là vị rất đặc trưng chỉ riêng có của xôi khúc (bánh khúc). Lá khúc chọn lá nếp và hái vào lúc sáng sớm, khi trên các nhánh lá còn đọng những giọt sương. Sau khi rửa sạch, luộc và vắt bỏ nước rồi giã nhuyễn, nhặt bỏ xơ. Sau đó có thể chế biến ngay hoặc cấp đông để sử dụng dần. Nguyên liệu bánh khúc (xôi khúc) - Gạo nếp: 1kg - Đỗ xanh: 200g - Thịt ba chỉ: 100g - Bột Lá khúc: 300g - Bột nếp: 200g - Bột gạo tẻ: 100g - Muối, nước mắm, gia vị, dầu ăn, hành khô, hạt tiêu. - Bột năng: 1 thìa cà phê Tiến hành làm món bánh khúc thơm ngon hấp dẫn Sơ chế nguyên liệu của món bánh khúc  Bước 1: - Trước hết bạn đem đỗ ngâm khoảng 3 tiếng đồng hồ rồi đem hấp với 1 nhúm muối cho chín. - Gạo nếp vo sạch, ngâm nước ấm 4 - 6 tiếng rồi vớt ra rổ để ráo nước. Bước 2: - Lá khúc rửa sạch, bạn để riêng phần già và phần ngọn non. Riêng phần rau già bạn chỉ dùng để xay lấy nước cho bánh xanh và vứt bã đi và dùng nước đó tiếp tục cho phần rau non vào xay cùng. - Lưu ý ở bước này bạn cho chỉ một lượng nước vừa đủ để máy chạy được thôi chứ không đổ nhiều nhé, vì khi trộn bột cũng không cần quá nhiều nước. Xay xong thì bạn vớt riêng cái ra. Chế biến món bánh khúc (xôi kkhúc) thôi nào Bước 3: - Phần nước đem đun sôi để trộn với bột. - Cho bột nếp trộn với bột gạo tẻ trộn chung với 1 nhúm muối và 2 thìa canh dầu ăn, sau đó cho phần cái rau đã để riêng rồi từ từ chế nước rau đã đun sôi vào để nhào bột. - Phần bột nếp cần rất ít nước nên bạn hãy cho từng ít một, ban đầu có thể cảm giác bột rất khô và dính tay nhưng khi trộn một lúc sẽ có một khối bột dẻo mịn. Bước 4: - Đỗ sau khi hấp chín thì dùng chày nghiền mịn khi đỗ còn nóng. - Thịt ba chỉ thái đem thái mỏng, đem ướp với 1 thìa cà phê nước mắm, ½ thìa cà phê gia vị, hạt tiêu, hành khô băm nhỏ trong khoảng 30 phút cho thấm vị. Bước 5: - Bóc 1 củ hành khô, thái mỏng rồi cho vào dầu phi thơm, sau đó cho thịt vào xào săn lại thì tắt bếp. - Đem trộn tất cả đỗ vào chảo thịt cho đều rồi lấy ra nặn tròn làm phần nhân cho bánh khúc (xôi khúc) nhé! Bước 6: - Ấn dẹt viên bột rồi cho nhân đậu vào giữa, dùng tay viên kín nhân lại cho tròn. - Lăn phần bánh qua gạo nếp đã để ráo nước và trộn với ½ thìa canh gia vị. - Hấp xôi trong chõ đến khi chín (hấp trong khoảng 40 phút). Sau khi hấp. bạn đã có thể lấy bánh khúc, lá khúc ra và thưởng thức ngay khi đang còn nóng hổi. Công thức để làm món xôi khúc (bánh khúc) khá đơn giản phải không nào? Bạn hoàn toàn có thể tự tay làm món bánh khúc làm bữa ăn sáng cho cả gia đình. Lá khúc đồng nội với hương vị mềm mềm, dẻo thơm của gạo nếp và phần nhân chính là điều đặc biệt của món ăn này. Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!  

Cách làm bánh khúc dẻo thơm chuẩn vị Hà Nội xưa

Cách làm bánh khúc dẻo thơm chuẩn vị Hà Nội xưa

Thỉnh thoảng vào những ngày cuối thu đầu đông, chúng ta nghe đâu đó tiếng rao: " Ai bánh khúc nào, ai bánh khúc đây ", chợt nhớ đến bánh khúc thơm lừng mùi lá khúc, đậu xanh đặc biệt hấp dẫn. Beemart sẽ chia sẻ tới các bạn cách làm bánh khúc dẻo thơm chuẩn vị Hà Nội xưa ngay tại nhà với các nguyên liệu vô cùng dễ kiếm nhé. Bắt tay vào làm cùng chúng mình thôi nào ! Cách làm bánh giò bằng bột bắp cực đơn giản Cách làm bánh bột lọc Huế nhân tôm thịt ngon nhất Cách làm bánh khúc dẻo thơm chuẩn vị Hà Nội xưa Trong cách làm bánh khúc có rất nhiều cách để chế biến rau khúc, người luộc, người làm sống, người xay nát, người để nguyên cũng là vì : rau non, rau già, rau nhiều rau ít.... Rau khúc có hai loại: khúc tẻ và khúc nếp hay còn gọi là khúc Ông và khúc Bà, lá rau khúc tẻ to hơn khúc nếp nhưng khi làm bánh, người ta thường chọn lá rau khúc nếp, bởi lá khúc nếp thơm ngon hơn nhiều... Để đơn giản các bạn có thể sử dụng lá khúc khô giúp tiết kiệm thời gian. Nguyên liệu: 1kg bột nếp ta ( là gạo nếp được vo sạch, phơi khô rồi xay chứ thành ko phải bột đóng sẵn của tài ký hay bột thái đâu ) 50gr bột lá khúc. Đậu xanh tách vỏ : 400gr vo sạch, ngâm nước ấm, nấu kiểu thổi cơm ít nước là ok... nhớ cho tý muối cho đậm đà. Thịt lợn chọn loại ba rọi , miếng nhân là 7 mỡ 3 nạc,không nên dùng ba chỉ sẽ bị dai. Thái miếng bằng ngón tay cái, trần sôi qua cho sạch sẽ, chín 80% rồi chỉ ướp duy nhất muối trắng vừa ăn & hạt tiêu thôi cho tý tẹo đường cho mềm. 1.2kg đến 1,6 hay 1,8kg gạo nếp , vo sạch, ngâm nước ấm 40 độ thôi chừng 4 đến 6 tiếng tuỳ gạo. 10 cái lá xu hào non vừa, ngâm muối kỹ nếu sợ thuốc sâu, nên có thì bánh mới xanh. Cách làm bánh khúc Hà Nội chuẩn vị: Cách làm bánh khúc: Cho bột nếp vào chậu, tạo cái lỗ ở giữa, đổ lá khúc đã xay vào, thêm nước và nước lá xu xê đã lọc bã có pha một chút muối. Nhào thành khối bột mịn dẻo, không mềm quá, không được khô quá.Phủ cái khăn ấm ẩm, để ủ chừng tiếng rưỡi cho nở dẻo & ráo bột hơn... trời lạnh quá thì các bạn cho lên  nóc tủ lạnh cho ấm. Đậu xanh nấu như nấu chè, sau khi sôi một lúc thì tắt đi để cạn và chín 90% rồi  xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, cho chừng 1/2 bát con dầu ăn để nhân đậu xanh mềm thì mới là cách làm bánh khúc đúng vị. Chia bột thành 80g hoặc tùy theo kích cỡ bánh bạn định làm. Chia đậu 60gr rồi bọc một hai miếng thịt đã ướp vào trong ( lúc ướp thịt phải tính luôn, cho 1 miếng thì ướp vừa , 2 miếng thì nên ướp nhạt chứ không vui tay cho 2.3 miếng bánh sẽ bị mặn...). Tuỳ thích cách làm bánh khúc nhiều vỏ ít vỏ, nhiều nhân ít nhân. Rồi dàn miếng bột bao bọc lấy viên nhân đậu hay các bạn có bọc đậu ngoài bột tuỳ khả năng. Gạo ngâm đủ giờ vớt cho khô ráo khô cong là cách làm bánh khúc không bị nát nguyên từng viên gạo. Đảo một chút muối và nửa bát con dầu ăn với gạo nếp, đảo bằng tay nhẹ nhàng tránh làm nát gạo. Viên bánh xong, lăn qua gạo nếp và chuẩn bị hấp bánh. Cho gạo 1 lượt vào xửng hấp rồi đặt bánh lên trên. Xếp bánh cách nhau 1 chút để bánh còn nở, cho nốt phần gạo thừa vào bên trên. Bắc nước sôi, rồi đồ chừng 30 đến 35 phút là chín rồi, hoặc nhìn hạt gạo xôi trong & bánh chín bột chuyển trong & màu xanh xám là hoàn thiện. Lấy đôi đũa khéo léo lấy từng cái ra chén thôi... chấm thêm muối vừng nếu bánh nhiều xôi và bạn thích...Đây là cách làm bánh khúc kiểu Hà Nội xưa nên nhân đơn giản & khi hấp có gạo xôi, còn tuỳ theo vùng miền mà hấp bánh không cần gạo ngoài, nhân bánh xào kì công hơn. Nếu làm nhiều thì bạn bỏ từng bánh ra, bọc bằng màng thực phẩm và cất trong tủ lạnh, khi nào ăn thì bỏ vào lò vi sóng bắn vài giây là có bánh khúc nóng ăn ngay. Thời bây giờ, quanh năm có bánh khúc chứ không như trước đây, bánh khúc chỉ có mùa. Cứ mỗi độ cuối đông, khi các cánh đồng đã qua mùa gặt và cạn nước là lúc rau khúc lên nhiều nhất. Bạn hãy thử làm, thưởng thức và cảm nhận cách làm bánh khúc chuẩn vị Hà Nội xưa ngay tại nhà một lần xem sao nhé.  Chúc các bạn thành công!

Chè sương sa hạt lựu ngon mắt, đã miệng và cách làm tại nhà

Chè sương sa hạt lựu ngon mắt, đã miệng và cách làm tại nhà

Chè sương sa hạt lựu không bị ngọt gắt giống như những vị chè khác mà ngọt thanh, có độ béo vừa phải và hương thơm đặc trưng. Món chè này rất thích hợp để giải nhiệt cho mùa hè oi nóng. Thật thú vị phải không nào? Cùng "lăn vào bếp" và thử sức với món chè sương sa hạt lựu siêu ngon này với công thức dưới đây của Beemart nhé! Cách làm chè thái sầu riêng đơn giản thơm ngon Cách nấu chè bắp cốt dừa dẻo thơm, thanh mát giải nhiệt mùa hè Chưa biết chè sương sa hạt lựu hương vị ra sao nhưng mới chỉ nghe cái tên kiêu sa này thôi cũng khiến người ta tò mò và háo hức rồi. Tên gọi là thế nhưng thành phần của món chè này không phải từ hạt lựu đâu nhé! "Hạt lựu" của chè được làm từ củ năng. Phần củ năng được tạo hình như những chùm hạt lựu dính vào nhau. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cốc chè sương sa hạt lựu Món chè này gồm hai thứ chính: sương sa và hạt lựu. Chè sương sa hạt lựu nhìn khá bắt mắt bởi nhiều màu sắc. Cốc chè có màu trắng trong của sương sa, màu đỏ của hạt lựu, màu vàng của nhân đậu xanh, màu trắng đục của nước cốt dừa. Khi ăn có mùi thơm thoang thoảng của vani. Vị ngọt mát, béo bùi của những các nguyên liệu hoà quyện vào nhau. Ăn một cốc chè sương sa hạt lựu cũng có thể giúp làm dịu đi phần nào cái nắng chói chang của mùa hè. 1. Phần chè đậu xanh 120 g đậu xanh khô đã xát vỏ 50 – 70 g đường (có thể thay đổi tùy theo khẩu vị) 2. Phần thạch sương sáo và cốt dừa cho chè sương sa hạt lựu 250 ml nước cốt dừa 15 – 20 gram đường tùy khẩu vị 2 – 3 lá nếp/lá dứa tươi (không bắt buộc) 25 gram bột thạch sương sáo trắng hoặc bột sương sáo đen 400 ml nước lọc 40 – 50 gram đường (để hoà vào thạch – tuỳ khẩu vị) C. Phần hạt lựu và các nguyên liệu khác  200 gram củ năng (củ mã thầy) có thể sử dụng củ năng đóng hộp 150 gram bột năng Một ít màu thực phẩm Đá bào >>> Tiện dụng và dễ dàng hơn khi chuẩn bị nguyên liệu nấu chè sương sa hạt lựu, mua ngay COMBO chè sương sa hạt lựu Beemart TẠI ĐÂY Cách làm chè sương sa hạt lựu tại nhà siêu ngon Nấu chè đậu xanh cho chè sương sa hạt lựu - Rửa sạch đậu xanh. Ngâm đậu với khoảng 300 ml nước sôi, để 2 giờ cho đậu nở mềm. - Bắc nồi đậu lên bếp, đun lửa to. Khi nước sôi thì vớt bớt bọt và hạ lửa nhỏ. Để hé vung, nấu tới khi đậu chín mềm. Đổ thêm nước sôi nếu thấy nước bị cạn nhiều. Nên giữ mực nước cao gấp hai lần đậu. Quấy đều để tránh đậu lắng xuống đáy nồi và bị cháy. - Khi đậu đã chín rất mềm, dùng phới lồng hoặc nĩa quấy theo vòng tròn để đậu được tơi, hòa trong nước. Nêm thêm đường tới khi ngọt vừa ăn. Để nguội. Ta có chè đậu xanh đánh. ***Lưu ý: Chè sẽ đặc hơn sau khi nguội. Nếu muốn ăn chè loãng, bạn có thể cho thêm ít nước sôi vào chè và quấy đều. Hoặc muốn chè đặc thì nấu chè trên bếp lâu hơn để hơi nước bay bớt. Làm thạch sương sáo và nước cốt dừa cho chè sương sa hạt lựu Chuẩn bị thạch sương sáo - Hòa tan 1/2 gói bột thạch sương sáo (khoảng 25 gram) trong 400 ml nước. Để ngâm khoảng 15 – 20 phút. Bắc lên bếp nấu ở lửa to. Quấy liên tục. - Khi nước sôi và bột tan hết, nước chuyển trong thì tắt bếp. Nêm đường theo khẩu vị. Đổ thạch vào khuôn hay hộp, để nguội rồi để ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 giờ tới khi thạch đông hoàn toàn. ***Lưu ý: Nếu không có bột sương sáo, bạn có thể làm thạch với bột rau câu thay thế phần này cho cốc chè sương sáo hạt lựu cũng được nhé. Chuẩn bị nước cốt dừa - Cho nước cốt dừa vào nồi cùng đường theo khẩu vị, quấy đều, đun trên lửa vừa tới khi nước cốt dừa bắt đầu sôi thì bắc khỏi bếp. - Rửa sạch lá nếp/ lá dứa, thắt nút, bỏ vào nồi nước. Để nguội. Làm hạt lựu cho chè sương sa hạt lựu thanh mát Tạo hình hạt lựu cho chè sương sa hạt lựu - Chuẩn bị ba bát nước, mỗi bát pha vài giọt màu thực phẩm xanh, đỏ, vàng để ngâm củ năng. Bạn cũng có thể sử dụng nước ép từ các nguyên liệu tự nhiên như nước lá dứa (lá nếp) cho màu xanh lá cây, nước ép cà rốt cho màu vàng/ da cam, nước lá cẩm cho màu tím, nước củ dền cho màu đỏ… - Gọt vỏ củ năng, cắt thành cỡ hạt lựu nhỏ. Chia củ năng làm ba phần, ngâm vào các bát nước màu khoảng 45 đến 60 phút để “nhuộm” màu. Có thể pha thêm đường vào các bát nước này nếu muốn củ năng có vị ngọt. Đây chính là cách tạo ra những màu sắc bắt mắt cho cốc chè sương sa hạt lựu đó. - Đổ củ năng đã được nhuộm màu ra rổ cho ráo nước, ở dưới rổ đặt bát hứng nước ngâm củ năng. - Cho khoảng 1 đến 2 thìa canh (10 – 15 gram) bột năng khô, trộn đều để bột bám đều bên ngoài củ năng. Tiếp tục cho thêm bột, trộn cho bột bám đều. Lặp lại đến khi quanh củ năng có một lớp bột tương đối dày. Luộc hạt lựu từ củ năng để chè sương sa hạt lựu hấp dẫn hơn - Đổ phần nước ngâm củ năng vào nồi, thêm nước và thêm màu (nếu cần). Đun sôi nước này để luộc hạt lựu (luộc riêng từng phần củ năng để không bị lẫn màu). Đến đây là thấy thành phẩm chè sương sa hạt lựu sẽ hấp dẫn màu sắc thế nào rồi! - Luộc đến khi nổi lên, bột năng chín và tạo thành lớp trong suốt bao ngoài củ năng thì vớt ra, thả vào bát nước lạnh có sẵn đá. Thời gian luộc rất ngắn, không nên luộc quá lâu, bột sẽ tan vào nước. Làm tương tự với hai phần củ năng còn lại. - Sau khi ngâm nước đá khoảng 15 phút thì vớt hạt lựu ra. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nên dùng sớm trong ngày. Cho đá bào vào cốc, thêm hạt lựu các màu, thạch sương sáo. chè đậu xanh, chan nước cốt dừa là bạn đã có ngay cho mình một cốc chè sương sáo hạt lựu thơm ngon, thanh mát rồi. Thời tiết mùa hè oi nóng sẽ dịu mát hơn rất nhiều nếu được thử món chè giải nhiệt này. Còn chờ gì mà không vào bếp, trổ tài để chiêu đãi cả gia đình món chè sương sa hạt lựu này nhỉ? Chúc các bạn thành công nhé! >> Tham khảo các nguyên liệu nấu chè khác tại đây >>> Xem thêm hướng dẫn nấu chè sương sa hạt lựu tại nhà

Cách làm bánh bao bằng bột trộn sẵn siêu ngon siêu dễ

Cách làm bánh bao bằng bột trộn sẵn siêu ngon siêu dễ

Những chiếc bánh bao tự làm sẽ đảm bảo vệ sinh, an toàn hơn là khi bạn mua bên ngoài. Đây cũng là một cách thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc của bạn dành cho những người thân yêu. Beemart sẽ bật mí tới chị em cách làm bánh bao bằng bột trộn sẵn siêu ngon siêu dễ. Với cách làm này, đảm bảo chị em sẽ thành công ngay lần đầu tiên, cùng thử ngay thôi nào! Cách làm bánh cuốn tại nhà đơn giản ai cũng có thể làm được Cách làm bánh mì nhân custard chuẩn vị không cần lò nướng Bánh bao phải có độ mềm, xốp nhẹ mới đạt độ "chuẩn" ngon. Cách làm bánh bao mặc dù không khó nhưng không phải ai cũng có được mẻ bánh hoàn hảo ngay lần đầu tiên. Nguyên nhân chính bởi vì muốn đạt độ xốp mềm ấy, bột bánh bao cần được trộn với tỷ lệ và công thức chính xác. Tất nhiên, điều này không hề đơn giản đối với những ai mới "tập sự" làm bánh bao. Với các loại bột bánh bao pha sẵn hiện nay, nỗi lo trộn bột theo đúng tỷ lệ đã không còn. Cách làm bánh bao trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần pha bột theo hướng dẫn trên bao bì mà không cần quan tâm xem phải pha trộn bột và men nở ra sao. Thật dễ dàng phải không nào? Chuẩn bị nguyên liệu cho công thức cách làm bánh bao tại nhà siêu ngon Chuẩn bị vỏ bánh cho cách làm bánh bao bằng bột trộn sẵn 1kg bột bánh bao trộn sẵn (cái này sẵn bán tại các siêu thị hoặc cửa hàng đồ làm bánh như Beemart nhé) 1 gói men khô (có sẵn trong gói bột) 390ml nước hoặc sữa tươi 2 muỗng canh giấm 3 muỗng canh đường (không bắt buộc) Phần nhân bánh bao của cách làm bánh bao tại nhà với bột trộn sẵn Thịt heo xay: 700 gram Tiêu xay: 1/4 muỗng cà phê Hành lá băm nhỏ: 2 muỗng Muối: 1/4 muỗng Đường: 1/2 thìa cà phê Nước tương: 2 muỗng canh Dầu mè: 4 muỗng canh Rượu trắng: 2 muỗng canh (Tùy theo sở thích mà bạn có thể cho thêm trứng cút hoặc trứng muối để nhân bánh thêm ngậy và ngon hơn nữa nhé!) Cùng bắt tay thực hiện cách làm bánh bao tại nhà bằng bột trộn sẵn Trộn bột bánh bao với cách làm bánh bao bằng bột trộn sẵn Đổ hỗn hợp bột bánh bao trộn sẵn vào tô, bạn lấy ra ngoài 2 muỗng canh bột. Sau đó cho 390ml nước hoặc sữa, men khô vào tô lớn, trộn đều. ***Lưu ý: Với cách làm bánh bao này, một mẹo nhỏ là bạn cho thêm 3 muỗng canh đường vào phần vỏ, sẽ giúp tăng hương vị của vỏ bánh. Tiếp theo, bạn đổ 2 muỗng canh bột lên thớt, đặt cục bột vừa trộn. Bạn nhào sơ lên thớt và nhào mạnh tay cho tới khi bột nhuyễn, mềm, mịn và dai trong khoảng 20 – 25 phút. Nhào bột xong, bạn vo thành cục bột tròn để vào tô lớn. Phủ miếng bọc thực phẩm lên miệng tô và ủ bột trong 30 – 45 phút. Bạn ủ đến khi cục bột nở lên gấp đôi nhé. Cách làm bánh bao tại nhà không thể thiếu nhân thịt thơm ngon! Cách làm bánh bao có nhân nào cũng cần có thịt, nấm mèo, thêm trứng cút hoặc trứng muối thì bánh sẽ ngậy và thơm hơn. Để làm nhân thịt cho bánh bao, bạn rửa sạch nấm mèo, ngâm nở rồi băm nhuyễn. Dùng một bát lớn sau đó cho thịt băm, nấm mèo, hành tím, hạt nêm, dầu hào, tiêu, dầu ăn và trộn đều. Bạn có thể viên từng viên nhân lại để căn nhân bánh được đều tay hơn. Nếu bạn làm nhân bánh trứng cút hoặc trứng muối thì bạn thực hiện tương tự. Lấy một lượng thịt, ép dẹp rồi cho trứng cút/trứng muối vào giữa vo tròn lại. Tạo hình cho bánh theo cách làm bánh tại nhà siêu ngon Nhào lại cục bột đã nở trên thớt rồi kéo cục bột thành thanh dài, cắt bột thành những khối nhỏ. Nhào từng khối nhỏ và cán cho khối bột mỏng. Sau đó, bạn cho một ít nhân vào lòng miếng bột, gấp các mép của miếng bột theo hình tròn, túm đỉnh bánh bao lại sao cho bột phủ hoàn toàn nhân thịt, không có chỗ hở. Làm như vậy từ từ cho tới khi hết bột, hết nhân, sau đó bạn cắt giấy nến thành những miếng tròn lớn, đặt vào khay hấp, sau đó đặt bánh bao lên giấy nến. Kết thúc cách làm bánh bao đó là hấp bánh. Đổ nước vào nồi hấp, thêm giấm ăn vào nước để bánh bao khi chín sẽ có màu trắng, đẹp hơn. Đặt khay hấp lên nồi, đậy nắp lại. Hấp bánh trong vòng 20 - 25 phút là bánh bao chín nhé. Thành phẩm thơm ngon sau khi thực hành cách làm bánh bao với bột trộn sẵn Sau 25 phút với cách làm bánh bao với bột trộn sẵn đơn giản thì bánh đã chín. Vỏ bánh thì rất xốp, mềm và rất thơm mùi sữa. Phần nhân bánh giữ được vị ngọt của thịt, xen lẫn một chút dai giòn của nấm mèo, tiêu xay thơm ngon khó cưỡng. Tất cả hương vị ấy được hòa quyện trong một chiếc bánh bao nhỏ xinh, thơm ngon. Lưu ý: Khi bánh nguội phải bọc kín bằng màng ni lông thực phẩm. Nếu để bánh ở ngoài không khí lâu, bánh sẽ bị dai cứng lớp vỏ ngoài. Khi ăn nên hấp bánh lại bằng nồi hấp bánh bao chuyên dụng hoặc nồi hấp điện ( không nên làm nóng bằng lò vi sóng, bánh sẽ bị chai vỏ mất ngon ). Khi nước nồi hấp sôi ta cho khoảng 2 thìa súp giấm trắng vào và gỡ bỏ giấy ni lông màng thực phẩm rồi cho bánh bao vào vỉ hấp. Hấp bánh khoảng 13-15 phút là bánh mềm ngon. Với cách làm bánh bao đơn giản này, ai ai cũng có thể tự làm cho cho gia đình mình những chiếc bánh bao thơm ngon và đầy dinh dưỡng. Cắn một miếng bánh bao mềm mềm, thơm vị sữa, ngậy ngậy của thịt, trứng cút/trứng muối là cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới phải không nào?  Beemart chúc các bạn thành công!

Cách nấu chè bắp cốt dừa dẻo thơm, thanh mát giải nhiệt mùa hè

Cách nấu chè bắp cốt dừa dẻo thơm, thanh mát giải nhiệt mùa hè

Cách nấu chè bắp nước cốt dừa là sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữa vị béo, ngọt, bùi làm những tín đồ ăn vặt mê mẩn. Bạn có muốn vào bếp và thử nấu một nồi chè thật ngon "made by yourself" không? Hãy cùng Beemart khám phá công thức nấu chè bắp ngon hết sảy như ngoài hàng nhé! Cách làm chè bưởi giòn dai tại nhà: bạn đã thử chưa? Công thức kem sữa chua trái cây giải nhiệt mùa hè Bắp (ngô) vốn là nguyên liệu quen thuộc được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Bắp luộc, bắp xào, nướng,... với mùi thơm đặc trưng và vị ngậy ngậy bùi của hạt bắp. Chè bắp cũng là một món ăn ngon mà bạn không thể bỏ qua, nhất là trong tiết trời đang ngày càng nắng nóng. Cốt dừa béo thơm quyện với vị bùi ngậy của hạt bắp trong cách nấu chè bắp chắc chắn sẽ đốn tim ngay cả những thực khách khó chiều nhất. Tùy thuộc vào từng vùng miền mà cách nấu chè bắp cũng được biến tấu mang nhiều hương vị khác nhau, hấp dẫn và cuốn hút. Ngoài nấu chè bắp đậu xanh, chè bắp lá dứa, chè bắp hạt sen,... thì cách nấu chè bắp nước cốt dừa là công thức phổ biến và được nhiều người ưa chuộng nhất. Nguyên liệu cho cách nấu chè bắp nước cốt dừa béo ngậy Để cách nấu chè bắp nước cốt dừa thơm ngon béo ngậy, Beemart mách bạn công thức sử dụng nước dừa tươi không phải nước cốt dừa đóng sẵn. Tuy cách này có cầu kỳ hơn nhưng đảm bảo về độ siêu ngon, siêu hấp dẫn, chỉ cần nếm thử chè là thấy mê ly ngay! 4 trái bắp Đường phèn: 200 gram Bột năng (bột sắn dây): 100 gram Dừa nạo: 500 gram 1 muỗng cà phê vừng trắng (đã rang) Muối: 3 gram Bột gạo: 40 gram Những nguyên liệu này đều dễ dàng tìm mua được ở các hàng quán đồ khô, các siêu thị hoặc các cửa hàng chuyên cung cấp nguyên liệu nấu chè. Cùng chuẩn bị nguyên liệu để bắt tay thực hiện món chè siêu ngon này thôi!!! Nấu nước cốt dừa sánh mịn béo thơm Bạn mua sẵn dừa nạo ngoài chợ hoặc tự nạo ở nhà (sẽ tốn thời gian hơn chút xíu), chọn quả dừa còn mới sẽ tươi và ngon hơn nhé! Cho dừa nạo vào một cái bát lớn, thêm ít nước nóng vào, trộn đều và để khoảng 30 phút. Tiếp theo cho dừa nạo vào máy xay sinh tố xay nhuyễn lại rồi cho vào túi vải mỏng vắt kỹ lấy nước. Bạn vắt lấy khoảng 300 ml nước cốt dừa nguyên chất và 800 ml nước dảo dừa. Cho nước cốt vào nồi cùng 3 gram muối, 100 gram đường, 40 gram bột gạo, 10 gram bột năng hoà tan với nước. Bắc lên bếp, bật lửa nhỏ, khuấy thật đều tay. Lưu ý giữ nhiệt độ ở khoảng 80 – 85 độ C. Đun nóng đến khi nước cốt sánh lại, thấy độ bóng mềm là được. Giữ yên cho nước cốt nguội. Phần cốt dừa này sẽ dùng để trộn kèm chè bắp sau khi hoàn thành xong. Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn cách làm nước cốt dừa ăn kèm chè ngon sánh mịn ngất ngây  Hướng dẫn cách nấu chè bắp ngậy, bùi ngay tại nhà Sơ chế bắp theo cách nấu chè bắp đơn giản Đầu tiên, bạn bóc bỏ bớt lớp vỏ bên ngoài của bắp, rửa qua với nước rồi xếp vào nồi lớn. Thêm lượng nước vừa đủ ngập, bắc lên bếp luộc. Khi bắp chín, bạn vớt ra ngoài để trên rổ cho nguội bớt. Lưu ý: Giữ nguyên phần nước luộc để thực hiện bước sau của cách nấu chè bắp này nhé! Khi bắp nguội bớt, bạn tiến hành tách hạt. Để tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể dùng dao để bào phần hạt, giữ lại phần lõi. Hơi mất thời gian nhưng nếu tách bằng tay thì hạt bắp còn nguyên vẹn và không bị nát, thành phẩm sau này sẽ thơm ngon và đẹp mắt hơn. Luộc lại lõi bắp để cách nấu chè bắp đậm vị hơn Cho phần lõi bắp vào lại nồi nước luộc. Nước không cần nhiều quá, chỉ vừa đủ để nấu chè thôi nhé. Nấu sôi với lửa nhỏ khoảng 30 phút thì tắt bếp. Sau thời gian này, bạn vớt lõi bắp ra ngoài. Vớt hết lõi bắp cùng râu ngô và vỏ ngô còn sót trong nồi, rây lấy phần nước trong. Đây là mẹo đơn giản trong cách nấu chè bắp giúp thành phẩm đạt vị ngon ngọt tự nhiên, hấp dẫn. Nấu chè bắp cốt dừa theo cách nấu chè bắp đơn giản nhất Tiếp theo, bạn cho phần hạt bắp đã tách vào trong nồi nước luộc vừa rây xong lên bếp nấu với lửa nhỏ trong vòng khoảng 20 phút. Khi hạt bắp chín, bạn cho thêm đường cùng ít muối và nồi, khuấy đều. Hòa tan bột năng hoặc bột sắn dây với chút nước lạnh, đổ từ từ bột sắn dây đã được hòa tan vào nồi ngô đang ninh, khuấy đều cho đến khi bột sắn dây trở nên trong suốt thì tắt bếp nhé. Cùng đón nhận thành phẩm của cách nấu chè bắp cốt dừa nào! Đợi nồi chè nguội, bạn múc chè bắp ra bát rồi thêm lên trên nước cốt dừa và ít vừng trắng rang là đã hoàn thành cách nấu chè bắp nước cốt dừa siêu ngon này rồi nhé! Cách nấu chè bắp ngon đúng "chuẩn" sẽ cần phải đáp ứng những yêu cầu như: Bắp có màu vàng bắt mắt, nước trong suốt. Hạt bắp đều nhau và không bị nát vụn. Chè có độ sánh vừa phải, vị ngọt thanh từ bắp và vị béo từ nước cốt dừa. Khi thực hiện cách nấu chè bắp nước cốt dừa cần lưu ý Để hoàn thành cách nấu chè bắp nước cốt dừa, bát chè thơm ngon, hấp dẫn, bạn chú một số lưu ý quan trọng sau: - Nên chọn bắp tươi, có vỏ bên ngoài màu xanh, hạt mẩy, đều nhau, tránh chọn bắp quá non hoặc quá già vì món chè sẽ không đạt vị ngọt như ý. - Trong quá trình luộc bắp, bạn chỉ cần luộc bắp vừa chín tới. Vì việc luộc bắp quá kỹ sẽ làm hạt bắp mềm và dễ bị nát khó để thực hiện thao tác tách hạt khỏi lõi bắp. - Với nước cốt dừa, bạn có thể mua sẵn ở các cửa hàng tiện lợi, siêu thị để tiết kiệm thời gian hoặc tự chế biến tại nhà đều được. - Trong trường hợp không có mè rang, bạn có thể thay thế bằng đậu phộng rang. Cách nấu chè bắp nước cốt dừa thật đơn giản đúng không nào? Chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã có thể cho ra thành phẩm là những bát chè dẻo thơm, ngậy bùi của hạt bắp cùng nước cốt dừa sánh mịn. Còn chần chừ gì nữa mà không vào bếp và thử nghiệm ngay món ăn vặt này để chiêu đãi những người thân yêu nhỉ? Chúc các bạn thành công ! >>> Bạn đã biết cách nấu chè ngon chưa? Hãy tham khảo ngay các công thức nấu chè tại nhà với Bí kíp "Làm chè ngon không khó" - TẢI NGAY cuốn Ebook HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ mà Beemart dành cho những ai đam mê làm chè nhé!

Chè thái xanh sữa dừa ngon quên lối về và cách làm đơn giản tại nhà

Chè thái xanh sữa dừa ngon quên lối về và cách làm đơn giản tại nhà

Chè thái xanh sữa dừa là loại chè thái phổ biến ở nước ta. Phần chè mát lạnh, sợi bột mềm, dai, lại có thêm thạch sương sáo sần sật, nước cốt dừa béo béo rất thơm. Món chè này có hình thức và vị khá giống với món chè bánh lọt của miền Nam. Cùng vào bếp và thực hiện món chè thơm mát giải nhiệt ngày hè này cùng Beemart nhé! Cách nấu chè đậu đen béo, bùi, bổ dưỡng không bị sượng Tìm hiểu chè đậu xanh nha đam đường phèn cực thanh mát Thông thường, chè thái xanh sẽ bao gồm sợi chè thái được làm từ bột năng cán mỏng rất mềm. Bên cạnh đó còn có thêm sữa dừa ngọt ngọt, béo thơm và sương sáo hoặc rau câu làm topping đi kèm. Cách làm khó nhất chính là ở công đoạn nhào bột năng và cán bột thành sợi mỏng. Nhưng đừng lo lắng, nó không quá khó để thực hiện đâu nhé! Nguyên liệu để thực hiện làm chè thái xanh sữa dừa Bột năng: 200 gram 1 bó lá dứa Đường 1 hộp nước cốt dừa (hoặc 250ml nước cốt dừa tươi càng tốt) 1 ống vani 1 gói bột thạch sương sáo đen Món chè này thích hợp để bạn giải nhiệt mùa hè, thưởng thức hương vị của các nguyên liệu hoà quyện vào với nhau thích thú vô cùng. Thay vì sẽ có một chút nước đường như chè bánh lọt của miền Nam, chè thái sữa dừa được nấu hoàn toàn từ nước cốt dừa với đường, thêm một vài giọt vani để chè dậy mùi thơm hơn. Chè thái xanh sữa dừa thơm ngon mà thực hiện cũng tương đối đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu và thực hiện theo những bước mà Beemart giới thiệu sau đây là bạn có thể thu được thành phẩm như ý rồi. Sợi thạch xanh mát thơm mùi lá dứa, vị ngọt nước cốt dừa, cùng sương sáo đen trong bát chè chắc chắn sẽ làm bất cứ ai cũng đều mê tít. Cách làm chè thái xanh sữa dừa thơm mát trôi cả bầu trời Làm sợi chè xanh xanh đặc biệt Bước 1: Đầu tiên, bạn rửa sạch lá dứa mua về, cắt thành từng khúc ngắn, cho vào máy xay sinh tố cùng một ít nước lọc xay để lấy nước cốt. Sau đó, bạn dùng rây để lọc lấy phần nước cốt và loại bỏ phần xác. Lưu ý, khi mua bạn nên chọn những lá dứa tươi có màu xanh như vậy sẽ cho món chè Thái xanh của bạn có màu đẹp mắt hơn. Bước 2: Tiếp theo, bạn hòa 200g bột năng cùng với nước cốt lá dứa vừa xay được rồi nhào cho thật mềm. Sau đó, dùng tay nhào trực tiếp để bột thấm đều màu cho đến khi bột thật mềm và mịn thì dừng. Lưu ý: Đổ nước cốt lá dứa làm nhiều lần. Đầu tiên bạn đổ ½ phần nước rồi tiến hành nhồi, sau đó mới lần lượt đổ tiếp từng chút, vừa đổ, vừa nhồi. Cách làm này giúp bột mềm, dễ nhồi hơn và nước cốt lá dứa cũng thấm xanh đều miếng bột hơn. Bước 3: Sau đó, bạn rắc 100g bột năng lên thớt để làm lớp áo bột mỏng. Kế đó, bạn cho bột đã nhào lên trên, dùng dụng cụ để cán bột thật mỏng (thường có độ dày khoảng 2mm). Dùng dao để cắt miếng bột thành từng sợi mỏng và dài. Làm áo bột là bước cần thiết và quan trọng trong cách làm món chè này để sợi bột không bị dính và cắt dễ dàng hơn. Bước 4: Bắc nồi nước lên bếp đun sôi. Khi nước sôi, bạn cho số bột đã được cắt vào nồi. Quan sát cho đến khi sợi bột trong màu và nổi trên bề mặt nồi thì bạn vớt ra cho ngay vào bát nước có sẵn đá lạnh. Đây là cách giúp bột không bị dính vào nhau đồng thời giúp các sợi bột mềm, dẻo và dai hơn. >>> Nếu muốn tiết kiệm thời gian và tối giản bước làm sợi chè thái xanh này, bạn có thể mua sản phẩm sợi chè thái xanh cắt sẵn tại Beemart Làm sương sáo đi kèm bát chè thái xanh sữa dừa đặc biệt Làm sương sáo có khó không? Không hề khó chút nào mà lại cực kì đơn giản nhé! Bạn chỉ cần 5 phút là xong phần sương sáo này thôi. Bước 1: Bạn cho 400ml nước lọc vào nồi, 400ml nước vào tô Bước 2: Đổ bột sương sáo vào tô nước + 50gram đường trắng và khuấy cho bột tan đều, mịn rồi để yên trong vòng 10 – 15 phút. Bước 3: Hết 15 phút, bạn đổ phần bột này vào nồi nước đã chuẩn bị sẵn và nấu với ngọn lửa vừa. Bạn khuấy thật đều tay liên tục trong khoảng 10 – 15 phút cho bột sôi, quyện đều và sánh mịn lại thì tắt bếp. Bước 4: Đổ bột sương sáo ra khuôn, để 20 phút cho nguội vào cho vào ngăn lạnh. Sau khoảng 3 – 4 tiếng thì bạn đã có ngay thạch sương sáo thật ngon để ăn kèm với chè rồi đấy. Làm sữa dừa tươi cho bát chè thái đậm vị Đây là bước cuối cùng để có được bát chè thái xanh sữa dừa thành phẩm thơm ngon, bổ dưỡng. Thực hiện theo các bước đơn giản dưới đây bạn nhé! Bước 1: Nước cốt dừa bạn trút ra nồi, quậy đều trước cho nước cốt dừa được tan đều, không bị đóng cặn. Bước 2: Với khoảng 250 ml nước cốt dừa, bạn cho vào thêm khoảng ½ chén nước ấm rồi bật bếp nấu sôi. Khi sôi, bạn hạ lửa liu riu rồi cho 1 muỗng canh bột năng (pha với chút nước nữa bạn nhé) vào nồi, khuấy đều để tạo độ sánh cho nước sữa dừa. Cuối cùng, bạn cho thêm vài giọt vani vào nồi, quậy đều thêm một lần nữa rồi tắt bếp, chờ nguội. Thế là bạn đã hoàn thiện công thức chè thái sữa dừa siêu ngon đặc biệt rồi đó! Khi thưởng thức, bạn múc sợi chè ra bát, chan thêm sữa dừa cho ngập chè rồi thêm sương sáo hoặc bất cứ loại thạch rau câu nào bạn thích lên trên. Thêm một ít đá bào và thưởng thức ngay bát chè mát lạnh, béo ngậy thôi nào! Rất đơn giản là bạn đã có thể có những bát chè thái xanh "homemade" ngon miệng, hấp dẫn để chiêu đãi những người thương yêu rồi. Chúc bạn thành công với món chè thơm mát, ngậy bùi này nhé! >>> Mua các nguyên liệu làm chè khác TẠI ĐÂY >>> Video hướng dẫn làm chè thái xanh chuẩn vị tại nhà

Nguyên liệu làm trà sữa trân châu đường đen chuẩn ngoài hàng

Nguyên liệu làm trà sữa trân châu đường đen chuẩn ngoài hàng

Trân châu đường đen không còn mới lạ với giới trẻ Việt Nam, các quán trà sữa thường có sữa tươi để kết hợp với trân châu đường đen. Beemart sẽ bật mí các bạn một sự kết hợp mới cũng vô cùng thơm ngon là trà sữa trân châu đường đen. Cùng chúng mình tìm hiểu nguyên liệu làm trà sữa trân châu đường đen đơn giản ngay tại nhà nhé! Cách làm trân châu đơn giản tại nhà Cách làm trà sữa khúc bạch phô mai chuẩn vị Nguyên liệu làm trà sữa trân châu đường đen thơm ngon hơn ngoài hàng Vị của đường đen kết hợp với nền trà sữa tạo nên hương vị đậm đà, ngọt thanh và béo ngậy hơn. Đồng thời, đường đen có tác dụng giữ cho trân châu mềm, dai và có vị ngọt nhè nhẹ khi nhai. Chắc chắn rằng, bạn sẽ không thất vọng khi nếm thử trà sữa trân châu đường đen mới toanh này. Chúng mình cùng tìm hiểu nguyên liệu làm trà sữa trân châu đường đen nhé! 1. Các loại trà: Trong pha chế, trà là nguyên liệu làm trà sữa quan trọng, được xem là linh hồn tạo nên sự hấp dẫn cho ly trà sữa. Có 3 loại trà cơ bản dùng để pha trà sữa, đó là lục trà (trà xanh), hồng trà (trà đen), trà ô long. Lục trà được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Loại trà này không trải qua công đoạn oxy hóa nên nước trà có màu xanh hoặc vàng nhạt, vị chát, ngọt hậu, hương thơm thư giãn tinh thần. Một số loại trà xanh được ướp thêm hương hoa đã tạo nên mùi vị đặc biệt khi pha chế trà sữa. Hồng trà là loại trà được sử dụng rất nhiều trong pha chế trà sữa. Hồng trà cũng như tên, do trải qua quá trình oxy hóa nên nước trà có màu nâu hoặc nâu đỏ nên khi kết hợp với các nguyên liệu pha chế trà sữa, thức uống có màu sắc đẹp mắt, vị trà đậm dễ gây nghiện. Trà ô long là loại trà được oxy hóa 1 phần (8 – 80%). Tùy vào mức độ oxy hóa mà nước trà ô long có màu sắc từ hổ phách tới nâu đỏ. Loại trà này thơm và vị chát rất mềm và mượt, có hương thơm của hoa hoặc trái cây nên rất thích hợp dùng để pha chế trà sữa. Để chiết xuất nước cốt trà được ngon nhất, bạn nên sử dụng nước nóng từ 80 – 90 độ C. Nếu dùng nước 100 độ C sẽ làm trà chiết ra chất tamin, nước trà bị đắng, chát và thất thoát mùi thơm, ảnh hưởng đến hương vị trà sữa sau khi pha chế. 2. Bột sữa: Nguyên liệu làm trà sữa chân trâu tiếp đến là bột sữa. Tùy vào sở thích, bạn có thể chọn những loại bột sữa có độ béo khác nhau. Trên thị trường hiện nay, các loại bột sữa có xuất xứ từ New Zealand, Hà Lan, Đài Loan…như B-one; Kievit, MT35,.. rất được ưa chuộng. Ngoài ra, một số thương hiệu trà sữa nổi tiếng như Gong Cha sử dụng loại bột sữa được sản xuất riêng. 3. Trân châu và các loại topping khác: Nguyên liệu làm trà sữa không thể thiếu nữa là hạt trân châu. Đây là loại topping đã góp phần làm nên danh tiếng của trà sữa. Hiện nay, có hai loại trân châu được ưa chuộng trên thị trường là trân châu đen và trân châu trắng. Trân châu đen được làm từ 100% bột sắn thiên nhiên. Trân châu trắng thường được làm từ bột sắn hoặc bột rau câu dẻo. Trân châu giòn, dai thơm tạo cảm giác ngon miệng và thú vị cho các món trà sữa. Bên cạnh kết hợp cùng trà sữa, các loại trâu châu còn được ứng dụng làm kem trân châu, bánh bao trân châu, bia trân châu, pizza trân châu… Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm các loại nguyên liệu làm trà sữa topping khác như: thạch củ năng, thạch chanh dây, thạch nho, thạch dừa cafe, hạt thủy tinh, hạt trân châu tuyết, thạch trà xanh, thạch phô mai, bánh pudding, bánh flan… 4. Đường đen: Đường đen cũng giống như một số loại đường khác là được sản xuất từ cây mía. Do chưa qua quá trình tinh luyện nên loại đường này có màu đen. Đường đen còn được nhiều gọi với nhiều cái tên khác như đường bánh, đường mật mía. Trong những năm gần đây, đường đen là nguyên liệu làm trà sữa được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Đường đen dùng để tạo độ ngọt và màu sắc tự nhiên cho các món ăn. Đồng thời, đường đen có thể bổ sung các chất dinh dưỡng như calcium, sắt, magie bằng đường đen. Hiện Beemart có 2 loại đường  đen là đường đen Hàn quốc có vị ngọt nhẹ và dịu hơn, đường đen biên Hòa cso vị ngọt sắc. Vì vậy tùy vào mục đich sử dụng mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhé! Để làm được phần trân châu đường đen hấp dẫn bạn cần 100g đường đen; 200g trân châu đen ( tỷ lệ đường và trân châu là 1:2) sau đó tiến hành các bước sau Cách làm trân châu đường đen - Bước 1: Luộc trân châu Đun sôi 100ml nước, cho trân châu vào để nhiệt bếp lớn nhất. Trong 5 phút đầu tiên chỉ đậy hờ vung không khuấy hoặc tác động gì vì sẽ khiến trân châu bị nát. Sau khoảng 5 phút trân châu nổi và nước bắt đầu sôi lại thì hạ nhiệt xuống mức giữa của bếp, đun như vậy trong vòng 30 phút. * Lưu ý: Trong khoảng thời gian này nên lưu ý 5 phút nên khuấy trân châu 1 lần để không bị dính đáy - Bước 2: Hoàn thành Khi trân châu đã đạt, vớt ra bát, đổ 100g đường đen vào trộn đều cho đến khi đường tan hết là đạt. >>> Để tiện lợi và dễ thành công hơn bạn có thể tham khảo combo trân châu đường đen của Beemart nhé! Cách làm trà sữa trân châu đường đen thơm ngon  Sau khi đã tìm hiểu kĩ về các nguyên liệu làm trà sữa trân châu thì chúng mình cùng bắt tay vào làm thôi nào!!! Nguyên liệu: Đường đen: 150gr Trân châu đen: 50gr (thành phẩm) Nước: 2 lít Trà đen: 100gr Trà đen hoa trân số 9: 30gr Đường cát: 350gr Bột sữa: 500g Cách làm: Cho 150gr đường đen và 250ml nước lọc vào nồi khuấy đều lạnh trước khi cho lên bếp để đường nấu không bị vón cục. Sau đó cho lên bếp ở lửa vừa để đun sôi hỗn hợp này. Khi hỗn hợp đã sôi, bạn tắt bếp và để nguội. Đầu tiên, bạn trộn hai loại trà ở trên lại với nhau, ngay sau đó thì cho lên nồi nước sôi rửa trà khoảng 10 giây để loại bỏ tạp chất trà và đồng thời giúp trà nhanh chín. Tiếp đến, bạn sử dụng một cái âu đựng lớn cho vào 1 lít rưỡi nước sôi, 350gr đường cát khuấy tan đều trước và cho trà vào ủ trong 30 phút. Sau khi ủ trà xong, bạn lọc trà qua rây để bỏ xát và giữ lại nước cốt trà. Bạn hòa tan bột sữa trong nền trà. Lưu ý bạn nên khuấy đều theo một chiều cho bột sữa tan, nếu thấy trên bề mặt còn nổi bong bóng thì bột sữa chưa tan hết. Khuấy cho đến khi bề mặt trà sữa có một màu như bình thường, không bọt, không có màng trắng,… Bạn nghiêng ly khoảng 45 độ và dùng muỗng khuấy những vệt đường đen lên ½ thành ly. Sau đó cho 50gr trân châu đen đã luộc và đổ trà sữa đã nấu, cùng một ít đá viên và khuấy nhẹ là có thể thưởng thức ngay ly trà sữa trân châu đường đen ngon đúng điệu. Nhanh tay lưu ngay nguyên liệu làm trà sữa tươi trân châu đường đen để pha chế tại nhà được Beemart chia sẻ nhé!. Tại Beemart có đầy đủ nguyên liệu và dụng cụ pha chế với mức giá vô cùng hấp dẫn. Các bạn hãy ghé qua Beemart để nhận nhiều ưu đãi nhé! Chúc các bạn thành công! ------------------------------ App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH Tải app để mua sắm tiện lợi hơn tại: https://bit.ly/3ppq6Qk Hotline hỗ trợ: 1900.636.546  Địa chỉ cửa hàng:  - Số 5 ngõ 26 Nguyễn Khánh Toàn, HN - Số 246 Lò Đúc , HN - Số 102 Võ Thị Sáu, Q.1, TP HCM - Số 230 Âu Cơ, Q. Tân Bình, TP HCM - Số 156 Thống Nhất, p.10, Q. Gò Vấp, TP.HCM  

Nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan gồm những gì?

Nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan gồm những gì?

Chè dưỡng nhan hay còn được gọi là chè tuyết yến nhựa đào, được mệnh danh là chè sắc đẹp. Chè dưỡng nhan bắt nguồn từ Trung Quốc, thời xưa, nó được các cung tầng mỹ nữ thường xuyên sử dụng bởi có tác dụng làm đẹp, dưỡng da, giữ dáng, lại còn vừa thanh nhiệt cơ thể. Hôm nay, hãy cùng Beemart tìm hiểu nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan gồm những gì mà lại có nhiều công dụng thần kì như vậy nhé! Nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan Chè dưỡng nhan là sự kết hợp của nhiều loại thuốc quý có tác dụng làm đẹp và giữ dáng như: Tuyết Yến, Nhựa đào, Tuyết liên tử, Kỷ tử, Táo đỏ, Long nhãn. Vậy những vị thuốc này là gì? Công dụng nó ra sao? Có vẻ tên của những vị thuốc này khá xa lạ, tuy nhiên nó lại quen thuộc vô cùng với mọi người. Hãy cùng tìm hiểu nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan nhé! 1. Nhựa đào: Nhựa đào là phần nhựa của cây đào, chảy ra khi bị tác động ở thân cây. Nhựa đào có màu hổ phách, đỏ cánh gián, thường lẫn nhiều tạp chất do phần nhựa này chảy ra ngoài kết tụ nhanh loại khi gặp oxy, nên chúng dính nhiều vỏ cây, bụi trên cây. Nhựa đào tác dụng bên ngoài như là thành phần của các loại sản phẩm làm đẹp, có tác dụng làm trẻ hóa da, dưỡng trắng da. Nhựa đào là nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan thường được ngâm qua nước khoảng 12 tiếng, kết hợp với một số nguyên liệu, ăn vào, có tác dụng phòng chống các bệnh, cung cấp dinh dưỡng… Xem thêm : Hướng dẫn cách nấu chè dưỡng nhan tại nhà với beemart 2. Tuyết liên tử: Là hạt của cây bồ kết, là cây thuộc họ Đậu. Cây bồ kết mọi người đều biết rồi, là loại cây bóng râm ở Việt Nam, quả của cây bồ kết được sử dụng làm nước gội đầu, giúp tóc chắc khỏe, đen lâu. Trong hạt bồ mễ , tuyết liên tử có nhiều carbohydrate, axit amin, vitamin, chất xơ… là một loại thuốc khá nhiều người ưa chuộc và sử dụng. Bởi ngoài việc cung cấp vitamin, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, Tuyết liên tử là nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan có tác dụng làm đẹp da, dưỡng da, chắc khỏe da, vừa có tác dụng hỗ trợ giảm cân, da khỏe đẹp. 3. Tuyết yến: Phần dịch từ lõi cây chảy ra, được gọi là tuyết yến. Tuyết Yến được người ta coi như tổ yến thực vật, thường bị lầm tưởng với nhựa đào. Tuyết yến có màu trắng, khi ngâm nước nhìn giống nha đam, có vị chua, nhưng khi ngâm nước thì bị mất đi.Sản xuất tuyết yến thường khá dễ dàng, vì làm phần dịch của lõi cây, lên không phải sử dụng thuốc trừ sâu khi thấy sâu, thường được lấy ngay sau khi dịch tiết ra, tránh trường hợp bị nhiễm tạp chất, làm mất đi màu sắc trong suốt của Tuyết yến. Tuyết yến chứa nhiều các axit tự nhiên, vitamin và khoáng chất. Tuyết yến là nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan có công dụng làm đẹp, dưỡng da rất tốt, tăng độ ẩm cho da, bên cạnh đó, tuyết yến còn hỗ trợ điều trị một số bệnh như ung thư, gan.  4. Kỳ tử: Là một loại quả của cây kỷ tử trồng nhiều ở Trung Quốc. Kỷ tử khi chín có màu vàng cánh gián, nhìn nhỏ giống với quả khô. Kỷ tử thường được ăn tươi hoặc dùng khô. Kỷ tử là một vị thuốc rất bổ, nếu dùng với liều lượng điều độ thì có thể ví ngang nhân sâm. Kỷ tử thường được kết hợp với các loại thuốc khác để tăng hiệu quả sử dụng. Kỷ tử có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, bổ gan, giảm mỡ, phòng chống các bệnh, khi sử dụng giúp làm cơ thể thoải mái, ăn ngon, ngủ ngon, tinh thần sản khoái. Bên cạnh đó, kỷ tử còn giúp chống lão hóa da, trẻ khỏe nàn da, trắng sáng da. 5. Táo đỏ và long nhãn: Táo đỏ: táo đỏ là loại quả khá quen thuộc với mọi người, rất dễ ăn, có vị ngọt thanh. Là một phương thuốc được rất nhiều người sử dụng. Táo đỏ có tác dụng rất tốt cho da, và cơ thể. Giúp làm đẹp da, trắng sáng nàn da, vừa có thể giảm cân, giữ dáng. Mỗi ngày ăn một hai trái táo đỏ, giúp làm ổn định gan, giải độc cơ thể rất tốt. Long nhãn: phần cùi của quả nhãn sau khi được bảo quản sẽ cho ra long nhãn. Long nhãn ăn có vị ngọt thanh, là một thực phẩm rất tốt cho cơ thể và cung cấp dinh dưỡng, làm đẹp da… Cách sử dụng các nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan: A.Chuẩn bị nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan: Nhựa tuyết yến : 10g  Nhựa đào : 10g  Tuyết Liên tử : 10g   Long nhãn (Nhãn nhục) : 10g   Kỳ tử sấy khô : 10g   Hạt chia : 5g   Táo đỏ : 20g Beemart có ngay COMBO CHÈ DƯỠNG NHAN với đầy đủ nguyên liệu với GIÁ THÀNH VÔ CÙNG RẺ. Với bộ combo này, các bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cùng chi phí so với việc mua lẻ từng nguyên liệu đó. Ngoài ra Mua bộ combo này về, các bạn cũng không lo bị thừa nguyên liệu bởi Combo này đã được Beemart tối ưu để các bạn làm được món chè dưỡng nhan thơm ngon, đầy đủ. B. Cách nấu: Nhựa đào, tuyết yến ngâm 1 ngày cho nở đều rồi đãi sạch hết cặn bã, tạp chất.  Long nhãn, kỷ tử, tuyết liên tử rửa sạch bụi bẩn rồi để ráo nước. Táo đỏ rửa sạch, để ráo nước, có thể cắt thành từng lát hoặc để nguyên quả (nên cắt vài đường trên quả táo để khi nấu các dưỡng chất trong táo ra làm phần nước chè ngọt và thanh mát hơn). Bắt nồi lên bếp cho nước lọc từ 500ml-700ml vào nồi. Cho nhựa hoa đào, long nhãn, tuyết liên tử, táo đỏ vào nồi đun sôi khoảng 20 phút với lửa nhỏ. Sau khi đun sôi lần 1 cho thêm đường phèn ( tùy khẩu vị), kỷ tử, hạt chia, tuyết yến vào nồi. Đến khi sôi lại thì tắt bếp. Để nguội cho ra bát hoặc vào chai là có thể dùng ngay. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn toàn diện về công dụng của các nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan mang lại và có một món ăn không những tươi mát mà còn bổ dưỡng cho mùa hè này nhé.

Phòng chống dịch Covid nhưng vẫn giữ được nét Văn hóa Beemart

Phòng chống dịch Covid nhưng vẫn giữ được nét Văn hóa Beemart

"Dịch Covid-19 ảnh hưởng như thế nào tới văn hóa doanh nghiệp", "Phát triển văn hóa như thế nào trong mùa Covid ", đây có lẽ là những cụm từ được tìm kiếm nhiều trong thời gian cả thế thới đang đứng trước ảnh hưởng của dịch bệnh mà chúng ta vẫn thường đùa là " CÔ RÔ NA". Và chắc chắn rằng trong nửa đầu năm 2020 thì sức ảnh hưởng của dịch bệnh là rất lớn với các tập đoàn từ lớn tới vừa và nhỏ, và Beemart chúng mình cũng vậy. Thế nhưng người xưa vẫn thường nói rằng: " Càng khó khăn, càng thử thách lòng người". Chính bởi vậy, tập thể Ban lãnh đạo, nhân viên Beemart quyết tâm linh động, nhạy bén và thích ứng nhanh nhất với tất cả các trường hợp, cùng Cả nước chung tay chống dịch. Chống dịch, thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước và quy định của công ty nhưng mọi nét đẹp trong Văn hóa của Beemart vẫn không phai Văn hóa thưởng hàng tháng/quý vẫn được gửi chuẩn thời gian tới toàn thể anh em Bee-er xuất sắc ^^ Thưởng về tay thì cũng nên "checkin" nhẹ để gom thưởng hết dịch bung lụa nè ^^ Chia thời gian lên Văn Phòng vì giới hạn người nhưng vẫn không quên tổ chức Sinh nhật đáng nhớ "Mùa COVID cho cô gái cầm bánh ấy" ^^ Hết quý 1, chị Sếp của chúng mình CEO Tống Thị Ngọc Ánh có chia sẻ: "Đây là giai đoạn chúng ta cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau và hiệu quả thực sự trong công việc ở mỗi vị trí. Đối với các leaders, thời điểm này Ban Giám đốc rất cần ở các bạn sự sẻ chia, cùng chung vai gánh vác, khả năng bao quát và tích cực chủ động trong trao đổi thông tin. Chúng ta chưa có được tiên lượng rõ ràng khi nào dịch bệnh kết thúc, nhưng bằng trải nghiệm của bản thân, rất nhiều Beers cũng đã đồng hành với Công ty trong những giai đoạn và tình huống thử thách không kém. Và chúng ta, thật tự hào và kỳ diệu, đều đã vượt qua để cùng đưa Beemart đến ngày hôm nay. Hy vọng rằng, biến cố Covid-19 này không những không làm khó được chúng ta, mà còn nhờ nó, chúng ta đoàn kết hơn, sẻ chia hơn, mạnh mẽ hơn, chủ động hơn, cùng nhau đạt những mong muốn đã đặt ra trong năm 2020 này, dù còn nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy đến." Với những chia sẻ từ chị trước ngày Team Văn phòng chúng mình chuẩn bị Work for home thì anh em rưng rưng lắm. Nhưng ở nhà không có nghĩa là công việc giảm, hiệu quả đi xuống mà hơn thế anh em Team chúng mình còn rực rỡ hơn khi xuất sắc vượt chỉ tiêu quý 1/2020. Vẫn không "chạy đâu cho thoát" được tinh thần "Máu lửa trong công việc và Yêu thương, hỗ trợ đồng đội" của người Beemart. Team Bee vận hành sẵn sàng hỗ trợ để phục vụ nhu cầu cao nhất của khách hàng Sẵn sàng “chung tay” mặc khó khăn chồng chất là tinh thần thời kỳ này của nhân viên Beemart, dù biết chúng mình nhỏ bé nhưng các hoạt động kêu gọi ủng hộ từ Ban truyền thông nhận được sự quan tâm  và hưởng ứng rất rõ của anh em Beemart.  Ban truyền thông công ty kêu gọi các Bee-er ủng hộ trực tiếp qua SMS Ngoài ra các team, các cá nhân nhà Bee cũng gửi trực tiếp các khoản tiền ủng hộ tới BTT Phong bì được đóng gói cẩn thận và ghi chú đầy đủ ^^ Tập thể ban lãnh đạo và nhân viên Beemart Giữ niềm tin tuyệt đối vào Chính phủ và Sẵn sàng “chung tay” mặc khó khăn chồng chất để cùng cả nước vượt qua giai đoạn này! Chúng mình có làm gì nhưng hãy luôn giữ vững tâm thế, sẵn sàng sức trẻ và luôn "Hành động chính trực" nhé mọi người <3 #vanhoabeemart

Nhân viên Beemart chung tay phòng chống dịch Covid-19

Nhân viên Beemart chung tay phòng chống dịch Covid-19

Hành động khẩn trương và kịp thời nhất của Công ty cổ phần Beemart trong những ngày cuối tháng 3, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 chính là có các quy định áp dụng với nhân viên trong thời gian " Giãn cách xã hội". Nghiêm túc thực hiện các yêu cầu trong Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, Beemart nhận thấy vai trò của mình trong việc chung tay cũng cả nước thực hiện nghiêm túc chỉ thị 16 của Chính Phủ. Đứng trước thực tế là chuỗi siêu thị bán lẻ, cung cấp thực phẩm và đồ dùng nhà bếp thì việc đảm bảo an toàn cho người lao động và khách hàng là điều được Ban lãnh đạo đặt lên hàng đầu. Đo thân nhiệt cho toàn bộ nhân viên Các biện pháp phòng dịch được áp dụng với toàn bộ khách hàng và nhân viên, từ Đo thân nhiệt, rửa tay thường xuyên và đặc biệt là giới hạn khách hàng vào tất cả các chuỗi cửa hàng của Beemart  Khuyến cáo khách hàng rửa tay trước và sau khi mua sắm Beemart thực hiện công tác tuyên truyền thật rộng khắp và chi tiết. tất cả các bộ phận đều phổ biến đầy đủ và liên tục các chỉ đạo của Ban giám đốc về tình hình dịch bệnh, tầm nghiêm trọng và các biện pháp ứng phó. Mỗi nhân viên đều báo cáo tình trạng sức khỏe hàng ngày với các quản lý trực tiếp để nâng cao tinh thần làm việc vì "cái chung" cao nhất của người Beemart. Nhân viên kiểm soát khách hàng trong cửa hàng và support để khách hàng dễ dàng mua sắm Nhân viên Beemart sắp xếp hàng hóa đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cao của khách hàng. Khách hàng mua sắm tuân thủ các quy định chung, dãn cách tại quầy thu ngân Dịch vụ Online cũng là một bước "chuyển hướng" được Ban lãnh đạo cực kỳ quan tâm và áp dụng trực tiếp, hiệu quả nhất nhằm hạn chế nhất sự tiếp xúc cũng như tập trung của khách hàng.  Toàn thể nhân viên và khách hàng của Beemart đều nghiêm chỉnh chấp hành qui định của Nhà nước và Công ty để cùng chung tay quyết tâm đầy lùi dịch bệnh Covid-19. Cùng Team Bee đẩy lùi Covid-19 <3 Việt Nam chiến thắng <3

Hướng dẫn chi tiết 3 công thức làm Ginger shot hiệu quả nhất!

Hướng dẫn chi tiết 3 công thức làm Ginger shot hiệu quả nhất!

Bí quyết đẹp từ gốc của Blogger quốc tế: 3 công thức ginger shot "thần kỳ" giúp da đẹp, dáng thon Bạn đang tìm kiếm một phương pháp làm đẹp không chỉ tác động từ bên ngoài mà còn nuôi dưỡng vẻ đẹp bền vững từ sâu bên trong thì hãy đọc ngay bài viết này nhé! Bee sẽ tiết lộ bí quyết đang "gây bão" trong cộng đồng blogger làm đẹp quốc tế: Ginger Shot - những "liều thuốc" cô đặc từ thiên nhiên. Đây không chỉ là một trào lưu, mà là một cuộc cách mạng trong việc chăm sóc bản thân, bắt nguồn từ triết lý "vẻ đẹp thực sự đến từ sức khỏe". Chỉ với nguyên liệu đơn giản và 5 phút mỗi ngày, bạn có thể tự tay tạo ra những "shot" năng lượng, giúp detox cơ thể, làm sáng da và tăng cường miễn dịch. Dưới đây là 3 công thức độc quyền được chia sẻ lại từ các blooger nổi tiếng. 1. Ginger Shot Chanh & Mật Ong Cổ Điển: "Lá Chắn" Miễn Dịch Đây là công thức khởi đầu hoàn hảo cho bất kỳ ai muốn làm quen với ginger shot. Sự kết hợp kinh điển giữa gừng cay nồng, chanh giàu vitamin C và mật ong kháng khuẩn tạo nên một "lá chắn" vững chắc, bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây bệnh và làm dịu cổ họng tức thì. - Lợi ích chính: Tăng cường miễn dịch, làm dịu cổ họng, khởi động hệ tiêu hóa buổi sáng. - Nguyên liệu: Gừng tươi: 100g (chọn gừng già, cay nồng để tối ưu hiệu quả) Nước cốt chanh vàng: 120g (khoảng 3 quả) Mật ong nguyên chất: 100g Nước lọc: 50g - Cách làm: Gừng rửa thật sạch, có thể để nguyên vỏ nếu là gừng hữu cơ, cắt miếng nhỏ. Cho toàn bộ 100g gừng, 120g nước cốt chanh, 100g mật ong và 50g nước lọc vào máy xay công suất cao. Xay ở tốc độ cao nhất trong 1-2 phút đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn hoàn toàn. Dùng rây lưới mịn hoặc túi lọc chuyên dụng, lọc kỹ để thu được phần nước cốt tinh túy, loại bỏ hết phần bã. 2. Ginger Shot Cam, Chanh & Nghệ Tươi: "Chiến Binh" Chống Viêm Nâng tầm công thức của bạn với nghệ tươi - "siêu thực phẩm" nổi tiếng với hoạt chất Curcumin có khả năng chống viêm và chống oxy hóa đỉnh cao. Kết hợp với lượng vitamin C dồi dào từ cam và chanh, đây là "chiến binh" thực thụ giúp bạn chống lại quá trình lão hóa, làm sáng da từ bên trong và phục hồi cơ thể. - Lợi ích chính: Chống viêm mạnh mẽ, làm sáng và đều màu da, tăng cường đề kháng. - Nguyên liệu: Gừng tươi: 70g Nghệ tươi: 30g Nước cốt cam: 180g (khoảng 2 quả cam sành) Nước cốt chanh vàng: 40g (khoảng 1 quả) Tiêu đen xay mịn: 0.5g (khoảng 1/4 muỗng cà phê - chất piperine trong tiêu giúp tăng khả năng hấp thụ curcumin lên 2000%, đừng bỏ qua!) Mật ong: 30g - Cách làm: Mẹo nhỏ: Đeo găng tay khi sơ chế nghệ để tránh làm vàng móng tay. Rửa sạch gừng và nghệ, cắt miếng nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay. Xay nhuyễn mịn trong 1-2 phút. Lọc hỗn hợp qua rây lưới mịn, chắt kiệt nước cốt. 3. Ginger Shot Củ Dền & Quả Mọng: "Nguồn Năng Lượng" Tế Bào Củ dền chứa nhiều nitrat tự nhiên, giúp tăng cường lưu thông máu, cung cấp oxy cho tế bào, mang lại cho bạn nguồn năng lượng bền bỉ và làn da hồng hào. Các loại quả mọng bổ sung vô số chất chống oxy hóa, tạo nên một "nhà máy" năng lượng và sắc đẹp thực thụ. - Lợi ích chính: Tăng sức bền, hỗ trợ tim mạch, giúp da hồng hào, giàu chất chống oxy hóa. - Nguyên liệu: Gừng tươi: 90g Củ dền tươi (đã gọt vỏ): 80g Nước cốt chanh vàng: 40g Quả mọng (dâu tây, mâm xôi, thanh long đỏ....): 40g Nước lọc (tùy chọn): 30-50g Mật ong: 10-20g Cách làm: Gừng và củ dền gọt vỏ, cắt nhỏ. Quả mọng rửa sạch. Cho 90g gừng, 80g củ dền, 40g nước cốt chanh và 40g quả mọng vào máy xay. Thêm nước lọc nếu muốn hỗn hợp loãng hơn và xay đến khi nhuyễn mịn. Lọc kỹ qua rây để thu được thành phẩm nước cốt màu đỏ ruby quyến rũ. Thưởng thức ngay hoặc bảo quản lạnh trong chai kín và dùng trong 3-5 ngày. Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng Ginger Shot 1. Uống ginger shot khi nào là tốt nhất? Lý tưởng nhất là vào buổi sáng, khi bụng đói, khoảng 15-30 phút trước bữa ăn. Điều này giúp cơ thể hấp thụ tối đa dưỡng chất và khởi động hệ tiêu hóa cho cả ngày 2. Mỗi ngày uống bao nhiêu là đủ? Một "shot" khoảng 30-60ml mỗi ngày là liều lượng phù hợp. Không nên lạm dụng vì gừng có tính nóng. 3. Những ai cần lưu ý khi uống ginger shot? Người có tiền sử đau dạ dày nặng, người bị rối loạn huyết áp, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thường xuyên. 4. Ginger shot phù hợp cho những độ tuổi nào? Trẻ em dưới 12 tuổi KHÔNG NÊN DÙNG do hệ tiêu hoá còn nhạy cảm và tính nóng của gừng có thể gây ảnh hưởng đến thân nhiệt, nổi mụn...  Từ 12-18 tuổi CÓ THỂ THỬ VỚI LIỀU LƯỢNG THẤP VÀ PHA LOÃNG, chỉ nên bắt đầu với 15-20ml (nửa shot) và cần được pha loãng với nước, không nên dùng thường xuyên, tần suất khoảng 2-3 lần/tuần  Người trên 18 tuổi là độ tuổi phù hợp để sử dụng, tuy nhiên nếu thấy các dấu hiệu như đau dạ dày thì nên ngừng,  Ginger shot là một công cụ hỗ trợ sức khỏe mạnh mẽ, nhưng nó giống như một "gia vị" quý giá hơn là một "thức uống" hàng ngày cho tất cả mọi người. Hãy lắng nghe cơ thể mình để cảm nhận sự thay đổi nhé! >>> Tham khảo Chanh vàng 1kg nguyên liệu cần thiết cho 3 công thức trên.

Điểm lại xu hướng Bánh Trung Thu Handmade 2024- Các vị bánh mới lên ngôi!

Điểm lại xu hướng Bánh Trung Thu Handmade 2024- Các vị bánh mới lên ngôi!

Mùa Trăng 2024 đã qua, nhưng dư âm về một thị trường bánh Trung thu handmade đầy màu sắc vẫn còn đó. Bánh handmade giờ đây là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người vì sự sáng tạo về hương vị, chất lượng trong thành phẩm và đa dạng mẫu mã. Hãy cùng nhìn lại những xu hướng của bánh Trung thu năm 2024 nhé! Xem thêm: >>> Các xu hướng bánh Trung thu 2025 1. Bánh Truyền Thống: Tôn Vinh Vẻ Đẹp Mộc Mạc & Chất Lượng Nguyên Bản Năm 2024 đánh dấu sự thoái trào của những mẫu bánh hoa văn nổi 3D cầu kỳ. Thay vào đó, xu hướng tối giản, mộc mạc lên ngôi, trả lại cho chiếc bánh Trung thu vẻ đẹp nguyên bản vốn có. Khi lớp trang trí bên ngoài được tinh giản, mọi sự chú ý đổ dồn vào yếu tố cốt lõi: chất lượng nhân bánh. Những nơi làm bánh handmade đã tuyển chọn và nâng tầm các loại nhân truyền thống, mang đến những chiếc bánh mới mẻ hơn: Nhân Thập Cẩm Hảo Hạng: Không còn là sự pha trộn thông thường, nhân thập cẩm giờ đây là sự kết hợp tinh tuyển của lạp xưởng loại 1, gà quay lá chanh thơm lừng, jambon hảo hạng, cùng các loại mứt và hạt cao cấp như hạt điều, hạt dưa loại to, mứt sen trần. Mỗi thành phần đều hoà quyện tạo nên một tổng thể hài hòa, đậm đà mà không ngấy. Nhân cốm xào: Sự kết hợp tinh tế giữa hương cốm non thơm dịu, dẻo ngọt đặc trưng của mùa thu Hà Nội cùng lớp vỏ bánh trung thu là một lựa chọn vừa quen thuộc lại vừa mới lạ,  2. Bánh Hiện Đại: Cơn Sốt Sáng Tạo Hương Vị Không Giới Hạn Nếu bánh truyền thống tìm về giá trị nguyên bản thì phân khúc bánh hiện đại lại là một sân chơi bùng nổ của sự sáng tạo. Dù là bánh sản xuất theo dây chuyên hay handmade đều cập nhật các dòng bánh mới, phù hợp hơn với đối tượng trẻ.  Cơn Sốt Bánh Lava Trứng Chảy: Những chiếc bánh với lớp vỏ mềm xốp, ẩn chứa dòng nhân trứng muối tan chảy óng ả khi cắt ra đã thực sự tạo nên một "cơn địa chấn". Vị béo mặn của trứng muối hòa quyện hoàn hảo với vị ngọt của vỏ bánh, mang đến trải nghiệm vị giác khó quên. Vị Âu Trong Bánh Á: Hương vị Tiramisu với cà phê, rượu rum và phô mai mascarpone béo ngậy được đưa vào làm nhân bánh, tạo nên một sự giao thoa văn hóa ẩm thực đầy thú vị. Sự Kết Hợp Độc Lạ: Mochi chà bông trứng muối là một ví dụ điển hình cho sự phá cách. Lớp mochi dẻo dai bên trong, kết hợp vị mặn mòi của chà bông và vị béo của trứng muối đã tạo ra một hương vị "gây nghiện", lạ miệng mà cực kỳ cuốn hút. Hương Vị Tươi Mát của bánh dẻo lạnh màu sắc với cùng với các vị nhân hoa quả: Vỏ bánh mềm dẻo, mát lạnh đưuojc tạo hình độc đáo cùng với các loại bánh nhân hoa quả như dâu tây, chanh dây mang đến làn gió mới, với vị ngọt thanh và hương thơm tự nhiên, giúp cân bằng và giải ngấy hiệu quả. 3. Bánh Healthy: Lựa Chọn "Ít Ngọt" Từ Các Loại Hạt Bổ Dưỡng Chưa bao giờ xu hướng "ăn sạch, sống khỏe" lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường bánh Trung thu như năm 2024. Đáp ứng nhu cầu này, dòng bánh healthy tập trung vào việc giảm ngọt và tối đa hóa giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là từ các loại hạt. Vỏ bánh được làm bằng Bột mì nguyên cám nhiều chất xơ, giúp no lâu hạn chế việc ăn vặt. Nhân bánh sử dụng chất tạo ngọt tự nhiên như mật ong, mật hoa dừa, đường ăn kiêng...ngoài ra mix thêm các loại hạt mang lại vị ngọt dịu nhẹ và an toàn cho sức khỏe, phù hợp cho cả người ăn kiêng và người cần kiểm soát đường huyết. Trên đây là tổng hợp những xu hướng nổi bật đã định hình nên một mùa trăng 2024 đầy hương vị và sắc màu. Từ sự trở lại của những giá trị truyền thống đến các sáng tạo độc đáo vì sức khỏe, bức tranh toàn cảnh về bánh Trung thu đã được điểm lại một cách trọn vẹn. Vậy, bạn đã chọn được hướng đi nào cho mùa Trung thu 2025, khi chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm được ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng? Một chiếc bánh ngon không chỉ đến từ công thức độc đáo, mà còn bắt nguồn từ những thành phần tuyển chọnvà an toàn nhất. Hãy bắt đầu hành trình sáng tạo của bạn bằng cách tham khảo thêm các dòng nguyên liệu làm bánh Trung thu chất lượng tại Bee nhé! >>> Xem thêm ĐỒ LÀM BÁNH TRUNG THU Và đừng quên theo dõi Beemart để chờ bài viết dự đoán xu hướng Trend Trung thu 2025, hứa hẹn sẽ mang đến những phân tích sâu sắc giúp bạn bắt trọn cơ hội trong mùa trăng sắp tới!

Cách làm bánh mì bơ Pháp Hot hit tại gia

Cách làm bánh mì bơ Pháp "Hot hit" tại gia

Không cần phải đến tiệm bánh, giờ đây bạn hoàn toàn có thể tự tay làm những chiếc bánh mì bơ Pháp "hot hit" này ngay tại nhà với công thức chuẩn, đảm bảo thành công 100%. Với lớp vỏ giòn nhẹ, ruột bánh mềm thơm quyện cùng vị bơ béo ngậy tan chảy, rắc chút đường ngọt nhẹ, món bánh này thực sự gây "thương nhớ". Hãy cùng vào bếp với công thức chi tiết dưới đây nhé! Chuẩn Bị Nguyên Liệu – Đơn Giản, Dễ Tìm Để làm ra những chiếc bánh mì bơ Pháp thơm ngon, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu quen thuộc sau: * Phần Bột Bánh: 400g bột mì số 13 (bột mì làm bánh mì chuyên dụng giúp bánh dai và có độ nở tốt). 7g men lạt vàng (men instant). 40g đường kính 4g muối tinh. 1 quả trứng gà nhỏ (khoảng 45g, bỏ vỏ). 160 - 180g sữa tươi không đường (điều chỉnh lượng sữa tùy độ hút nước của bột). 40g bơ lạt (như bơ Anchor chất lượng cao) – lấy ra ngoài khoảng 10-15 phút trước khi dùng để bơ mềm nhưng không chảy nước. * Nguyên Liệu Topping Phủ Mặt Bánh: 40g bơ lạt (để mềm ở nhiệt độ phòng). Đường kính (đường cát trắng). Cách Làm Bánh Mì Bơ Pháp "Chuẩn Tiệm" Ngay Tại Nhà Với sự trợ giúp của máy trộn bột và một chút kiên nhẫn, bạn sẽ có ngay những chiếc bánh mì bơ Pháp thơm lừng: - Bước 1: Trộn Bột Cơ Bản: Cho bột mì, men, đường, muối tinh vào cối máy trộn Bear (hoặc máy trộn bột khác) và trộn đều trong vài giây. Tiếp theo, cho trứng và sữa tươi vào máy, bật chế độ trộn khoảng 10 phút cho hỗn hợp quyện đều. Sau đó, cho từ từ bơ lạt đã làm mềm vào và tiếp tục đánh trong khoảng 20-30 phút nữa. Kiểm tra bột: Khi bột trở nên bóng mịn, đàn hồi và có thể kéo thành màng mỏng mà không bị rách là đạt yêu cầu. - Bước 2: Ủ Bột Lần 1 (Bulk Fermentation): Phết một lớp dầu ăn mỏng đều vào một chiếc tô lớn. Lấy khối bột đã nhồi xong ra bàn, đập nhẹ vài cái để làm mịn bề mặt, sau đó vo tròn lại. Cho khối bột vào tô đã phết dầu, bọc kín tô bằng màng bọc thực phẩm và ủ ở nơi ấm áp khoảng 30 phút, hoặc cho đến khi bột nở gấp đôi. - Bước 3: Tạo Hình Bánh: Lấy bột ra khỏi tô, chia khối bột thành 10 phần bằng nhau, mỗi phần khoảng 70g. Vo tròn từng viên bột và đậy kín lại, để bột nghỉ thêm 10 phút. Sau đó, cán mỏng từng viên bột thành hình oval hoặc chữ nhật, rồi cuộn lại chặt tay theo chiều dọc như cách làm bánh mì thông thường. - Bước 4: Ủ Bánh Lần 2 (Proofing): Xếp bánh đã tạo hình vào khay nướng có lót giấy nến. Cho khay bánh vào lò (hoặc nơi kín, ấm áp) để ủ cho đến khi bánh nở gấp đôi. Đây là bước quan trọng để bánh có độ xốp mềm khi nướng. - Bước 5: Nướng Bánh & Hoàn Thiện: Bật lò nướng ở nhiệt độ 180°C và làm nóng lò trước 15 phút. Trong lúc chờ lò nóng, đánh tan 1 quả trứng gà với một chút nước. Dùng chổi phết một lớp thật mỏng hỗn hợp trứng lên mặt bánh. Trước khi cho bánh vào lò, dùng dao lam thật sắc rạch một đường dứt khoát dọc thân bánh (để bơ topping có chỗ chảy ra và bánh nở đẹp). Cho bơ mềm (phần topping) vào túi bắt bông kem, bơm một đường dài lên vết rạch trên mỗi chiếc bánh. Rắc đều đường kính lên khắp mặt bánh. Cho khay bánh vào lò, nướng khoảng 17-20 phút. Lưu ý quan trọng: Khi bánh bắt đầu chuyển màu vàng hanh, hãy nhanh chóng che phủ bằng giấy bạc để tránh bánh bị cháy mặt. Nướng được nửa thời gian thì xoay khay bánh để bánh chín vàng đều. - Bước 6: Thưởng Thức Nóng Hổi: Bánh sau khi ra lò sẽ có lớp bơ tan chảy thơm lừng và đường hơi caramen hóa. Bánh mì bơ Pháp ngon nhất khi thưởng thức nóng hổi. Mời cả nhà cùng nhâm nhi thành quả của bạn nhé! Với công thức chi tiết và những mẹo nhỏ này, việc làm bánh mì bơ Pháp tại nhà sẽ trở nên vô cùng dễ dàng và thú vị.  Cùng So sánh Bánh Mì Bơ Pháp với Bánh Mì Việt Nam với Bee nhé! Mỗi loại bánh mì đều có nét đặc trưng riêng, hãy thử so sánh 2 loại bánh mì nổi tiếng của Pháp và Việt Nam xem điểm khác nhau là gì nhé! Tiêu chí Bánh mì bơ Pháp Bánh mì Việt Nam Thành phần chính Bột mì, nước, men, muối, lượng lớn bơ Bột mì, nước, men, muối (ít hoặc không dùng bơ) Vỏ bánh Vàng sậm óng ả, bóng bẩy, giòn nhưng có độ mềm hơn Vàng nhạt đến vàng nâu, giòn rụm, dễ vụn Ruột bánh Đặc hơn, mềm mại, xốp nhẹ, ẩm, có màu ngà vàng Rỗng, bông xốp, trắng Hương vị Thơm lừng mùi bơ béo ngậy, vị ngọt dịu tự nhiên Vị nhạt hơn, chủ yếu là vị bột mì, thường không có mùi bơ nổi bật Cách ăn phổ biến Ăn kèm mứt, phô mai, bơ, thưởng thức cùng cà phê, ăn sáng Dùng để làm bánh mì kẹp (bánh mì thịt, bánh mì trứng...), ăn kèm món mặn hoặc chấm sữa Cảm nhận khi ăn Tan chảy trong miệng, béo thơm, đậm đà Giòn rụm, ruột nhẹ nhàng, làm nền tốt cho nhân Đặc trưng Phong cách ẩm thực Pháp, đề cao hương vị nguyên bản và kết cấu "Việt hóa" hoàn toàn, tiện lợi, linh hoạt cho món ăn đường phố   Ruột bánh mì bơ Pháp mềm, xốp nhẹ và có màu ngả vàng Việc tự tay làm bánh mì bơ Pháp tại nhà sẽ giúp bạn khám phá chiều sâu hương vị đặc trưng của từng nước. Cuối tuần này hãy dành thời gian làm thử nhé!!! >>> Tham khảo Cách làm bánh mì Việt Nam giòn rụm >>> Tham khảo Máy trộn bột Bear đang có gíá sale hấp dẫn TẠI ĐÂY

Tiramisu không mascarpone – Công thức thay thế hoàn hảo, thử là mê!

Tiramisu không mascarpone – Công thức thay thế hoàn hảo, thử là mê!

Tiramisu – món tráng miệng nổi tiếng đến từ nước Ý – từ lâu đã chinh phục trái tim của biết bao tín đồ ẩm thực. Nhưng nếu bạn muốn tự làm tiramisu tại nhà mà không tìm được mascarpone, đừng lo vẫn có cách để giữ nguyên hương vị thơm béo, mềm mịn mê hoặc ấy mà không cần đến nguyên liệu “khó tìm” này. 1. Tiramisu- Món bánh ai cũng nên thử ít nhất một lần. Không phải ngẫu nhiên mà tiramisu được ví như “món tráng miệng khiến người ta yêu lại từ đầu”. Lớp kem béo ngậy hòa quyện với vị đắng nhẹ của cà phê, xen kẽ từng lớp bánh ladyfinger mềm ẩm, thơm lừng – tất cả tạo nên sự cân bằng tuyệt vời giữa các tầng vị giác. Với cấu trúc không cần nướng, cách làm không quá phức tạp và vị ngon chuẩn châu Âu, tiramisu không chỉ là món tráng miệng, mà còn là “liệu pháp hạnh phúc” trong từng chiếc muỗng. Dù bạn đang tìm món bánh cho một buổi hẹn hò, buổi tiệc nhỏ hay đơn giản chỉ là muốn chiều chuộng bản thân, thì tiramisu luôn là lựa chọn không thể thất bại. 2. Vì sao cần thay thế Mascarpone? Mascarpone là linh hồn của Tiramisu cổ điển, nhưng không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng mua được loại phô mai tươi béo mịn này – đặc biệt ở các khu vực không gần siêu thị lớn hoặc vào những thời điểm khan hàng. Ngoài ra, mascarpone cũng có giá thành cao, khó bảo quản và dễ bị hỏng nếu không dùng hết. Vì thế, việc tìm một giải pháp thay thế mascarpone mà không làm mất đi linh hồn của món bánh chính là điều mà người làm bánh tìm kiếm. 3. Bột tiramisu- Giải pháp thay thế tiện lợi và không làm thay đổi hương vị Nghe có vẻ lạ nhưng bột tiramisu hiện nay là một sản phẩm tiện lợi, được thiết kế để mô phỏng chính xác vị béo mượt của mascarpone pha trộn với kem trứng và đường – thành phần cốt lõi tạo nên tầng kem đặc trưng của món bánh này. Loại bột này: - Hàm lượng chất béo vừa phải, không gây ngấy - Kem mướt mịn, có một chút gelatine trong bột nên lớp kem được giữ form tốt hơn, không lo thất bại  - Dễ dàng bảo quản ở nhiệt độ thường, không cần dùng ngay - Pha nhanh, không cần máy đánh trứng, không cần nấu Và đặc biệt, không ảnh hưởng đến hương vị nguyên bản, giúp món tiramsu mềm tan chuẩn Ý. 4. Cách làm Tiramisu không cần Mascarpone (khẩu phần ~2-3 nguời) * Nguyên liệu: - 40g bột tiramisu - 50g whipping khô - 180ml sữa tươi không đường - 1 quả trứng gà - 1 túi bánh sampa (lady fingers) (~15 bánh) - 10g rượu rhum - 5g cacao - 1 gói cafe đen hoà tan * Cách làm Bước 1: Pha cà phê và rượu rhum - Hoà bột cà phê với 100ml nước nóng, khuấy đều. Thêm 5g rươụ rhum vào khuấy đều và để nguội Bước 2: Đánh trứng cách thuỷ - Đập 1 quả trứng gà vào tô chịu nhiệt, thêm 2 thìa nhỏ hỗn hợp cà phê ở trên. Đặt tô lên nồi nước nóng (không để đáy to chạm nước), vừa đun vừa khuấy đều tay.  - Khi trứng ấm nhẹ và sủi tăm, nhấc ra dùng phới đánh bông nhẹ 2-3 phút Lưu ý: Không để trứng quá nóng, tránh bị chín. Bước này để trứng bông nhẹ, mịn mượt. Bước 3: Trộn kem Tiramisu - Hoà 40g bột tiramisu với 100ml nước ấm, khuấy tan đều. Để yên 3-5 phút cho bột nghỉ, nở và mịn hơn.  Bước 4: Đánh kem whipping - Trộn 50g bột whipping khô với 110ml sữa lạnh, dùng phới lồng) đánh mạnh từ 5-10 phút cho đến khi kem bông mềm, tạo vân là đạt (có thể dùng máy đánh trứng để thao tác này nhanh hơn). Bước 5: Trộn hỗn hợp kem - Cho đều hỗn hợp kem whipping, kem tiramisu và trứng đã đánh bông vừa nãy. Khuấy nhẹ tay theo kiểu fold (xới nhẹ từ dưới lên) để giữ độ bóng. Bước 6: Xếp bánh  - Nhúng nhanh từng miếng bánh sampa vào hỗn hợp cà phê ở bước 1 (nhúng khoảng 1 giây mỗi mặt) - Xếp lần lượt 1 lớp bánh, 1 lớp kem, lặp lại khoảng 2-3 lần tuỳ theo độ cao của hộp. Dàn mặt kem phẳng, cho vào ngăn mát Bước 7: Làm lạnh và hoàn thiện - Để lạnh ít nhất 4-6h hoặc qua đêm để bánh thấm vị và kem định hình - Trước khi ăn rắc bột cacao lên mặt bánh và trang trí tuỳ ý muốn. 5. Mẹo nhỏ để giúp bánh tiramisu ngon hơn - Dùng cà phê đậm đặc: Giúp bánh không bị nhạt khi ăn - Không nhúng bánh quá lâu: Sẽ khiến bánh bị nát và mất cấu trúc - Rắc bột cacao ngay trước khi ăn: Giữ được màu đẹp, không bị hút ẩm. 6. Tiramisu cổ điển- Giao tận nơi, giữ trọn hương vị! Nếu bạn muốn thưởng thức món tiramisu chuẩn vị Ý mà không cần chuẩn bị gì cả – hãy thử ngay Tiramisu cổ điển- Giao hàng toàn quốc của Beemart. - Nguyên liệu được đóng sẵn thành từng túi riêng biệt - Định lượng chuẩn vị, công thức truyền thống Ý - Trong set được tặng hộp inox giữ lạnh lâu hơn dù bạn có mang ra ngoài - Giao hàng toàn quốc >>> Thử ngay Set làm bánh Tiramisu cổ điển Và nếu bạn là tín đồ matcha hoặc muốn thử một phiên bản thanh mát, lạ miệng hơn, hãy thử ngay Tiramisu Matcha- biến tấu độc đáo đang được yêu thích không kém! >>> Thử ngay Set làm bánh Tiramisu matcha Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo các công thức khá làm bánh không cần lò nướng TẠI ĐÂY

Bánh ô long Nhài nhãn- Nhất định phải Thử một lần

Bánh ô long Nhài nhãn- Nhất định phải "Thử một lần"

Thanh mát, nhẹ nhàng như hương trà chiều- chiếc bánh ô long nhài nhãn không chỉ là món bánh đơn giản mà là cả một trải nghiệm vị giác đầy tinh tế. Tìm hiểu ngay vì sao món bánh này lại khién bao người "phải lòng" ngay từ lần đầu tiên nhé! 1. Trà ô long và nhài- Cặp đôi "tương sinh" về hương vị Không đơn thuần chỉ là sự kết hợp "lạ miệng", trà ô long và hoa nhài vốn đã được xem là cặp đôi bổ sung hoàn hảo - Ô long có vị chát nhẹ, hậu ngọt, thơm đậm giúp cân bằng độ ngọt của nhán và kem. - Nhài thì dịu, thanh khiết, khử bớt độ béo, giúp món bánh trở nên thanh mát hơn chứ không hề ngấy. - Nhãn tươi hay nhãn khô ít ai biết không chỉ là topping "ngon mắt", còn còn giúp tô lên hậu ngọt tự nhiên của trà ô long, cũng như trà làm nhãn ít gắt hơn- một hiệu ứng vị giác đầy thú vị. - Tầng kem không chỉ đẹp mà còn là cầu nối hương vị, kem là thứ khiến mỗi lớp trong bánh không bị "rời rạc". Nhiều quán sẽ biến tấu thêm một lớp Thạch trà- "nhân vật phụ" nhưng tạo cảm giác gây nghiện. Lớp thạch trà ô long giúp cân bằng độ mềm- giòn-mịn, khiến món bánh có chiều sâu hơn, không bị nhàm chán 2.  Lý do món bánh này đang viral trên mạng xã hội? Không chỉ nhờ hương vị- màu sắc củ các tầng bánh (trắng- nâu-vàng-trong) khi xếp lớp rất "aesthetic" và ăn ảnh, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thanh lịch và healthy- đung gu giới trẻ hiện nay. Nhiều bạn trẻ còn chia sẻ rằng "cảm giác như đang thưởng trà chứ không chỉ ăn bánh"- điều này tạo nên một sự khác biệt rõ rệt so với các món bánh ngọt thông thường. 3. Bánh dễ dàng tuỳ biến- Phù hợp với nhiều khẩu vị Tuỳ vào mỗi hàng quán sẽ biến tấu ra những phiên bản khác nhau, đặc biệt nổi bật 2 phiên bản: - Phiên bản basic với 3 tầng: Lớp bánh, lớp topping, lớp kem -> dành cho ai thích béo nhẹ - Phiên bản 5 tầng Double cream: Lớp bánh gato, kem pudding, thạch trà, topping, lớp kem -> thoả mãn người thích ăn đầy đặn, kết cấu đa dạng. 4. Bánh tưởng phức tạp- Hoá ra dễ không ngờ Nhìn lớp bánh nhiều tầng với sự kết hợp cầu kỳ, nhiều người sẽ nghĩ chiếc bánh chỉ có ngoài tiệm thôi, nhưng thật ra, việc tự tay làm bánh ô long nhài nhãn lại đơn giản hơn tưởng tượng rất nhiều. Nhờ các set nguyên liệu được chuẩn bị sẵn, bạn không cần phải là người có kinh nghiệm làm bánh, chỉ cần một chút khéo léo và khoảng 60 phút là đã có thể hoàn thành. Vị bánh sau khi làm xong vẫn thơm mát, thanh nhã, không kém gì ngoài hàng – thậm chí còn có thể điều chỉnh theo khẩu vị riêng. Đây chính là một trải nghiệm “nghệ thuật ẩm thực tại gia” vừa dễ làm vừa gây nghiện. Tại Beemart, chúng mình có 2 phiên bản cho bạn lựa chọn từ basic đến nâng cấp hơn. [SNL] Bánh Olong Nhàn Nhãn Basic ( Giao toàn quốc) - Thành phần: Bột bánh bông lan, Bột whipping khô, Trà olong khô + hoa nhài, Nhãn lồng sấy dẻo, trân châu 3Q trắng, 2 túi bắt kem, 2 hộp giấy kraft tròn 750ml 📖 Có hướng dẫn chi tiết kèm theo TẶNG KÈM: 2 hộp kraft tròn, túi bắt kem - Thành phẩm: 2 bánh với đường kính 14cm  [SNL] Bánh Olong Longan Double Cream - Thành phần: Bột bánh bông lan, bột whipping khô, bột ngô, đường, trà olong + hoa nhài khô, gelatin, nhãn lồng sấy dẻo, trân châu 3Q, 2 túi bắt kem, 2 hộp kraft tròn 1000ml Có hướng dẫn chi tiết kèm theo TẶNG KÈM: 2 hộp kraft + 2 nắp trong, túi bắt kem - Thành phẩm: 2 bánh ~1000ml Set nguyên liệu của chúng mình có thể ship toàn quốc, và đều kèm tờ hướng dẫn+ video chi tiết làm bánh. Đặt ngay set nguyên liệu bánh ô long nhài nhãn nhé! >>>> [SNL] Bánh Olong Nhàn Nhãn (giao toàn quốc)  

Khám phá cách làm bánh Dâu đại phúc độc đáo đón Xuân về

Khám phá cách làm bánh Dâu đại phúc độc đáo đón Xuân về

Thế giới ẩm thực đa dạng của Nhật Bản luôn làm chúng ta vừa tò mò, vừa thích thú mỗi khi được thưởng thức. Nếu như bánh mochi được biết tới như biểu tượng của sự viên mãn trong văn hóa Nhật Bản thì bánh "Đại phúc dâu" Ichigo Daifuku là biểu tượng của mùa xuân ở xứ sở Hoa anh đào. Cùng Beemart tìm hiểu cach làm món bánh may mắn này tại nhà trong bài biết dưới đây nhé! Xem thêm: Cách làm bánh mochi Nhật Bản đơn giản tại nhà Bánh Dâu đại phúc Ichigo Daifuku là gì? Bánh Dâu đại phúc, còn gọi là bánh Ichigo Daifuku thuộc bánh Daifuku, một loại bánh mochi nhỏ, mang hình dáng tròn đơn giản. Bánh có vỏ màu trắng, hồng hoặc xanh nhạt, bên trong có nhân ngọt. Nhân bánh được tùy biến đa dạng, thường là đậu đỏ, matcha, kem tươi hoặc nhân trái cây như kiwi, dưa lưới và phổ biến nhất là dâu tây. Bánh Dâu đại phúc thường được biết tới là bánh đại diện cho mùa xuân ở xứ Phù Tang do hai lý do. Lý do đầu tiên nằm ở cái tên Daifuku. Ban đầu, bánh có tên là Harabuto Mochi, nghĩa là "Bánh bụng bự" do hình dáng bánh to tròn, đầy đặn. Sau này, bánh được đổi tên thành Daifuku Mochi, cũng mang ý nghĩa "Bánh bụng bự". Trong tiếng Nhật, từ Fuku - Bụng; phát âm giống từ Fuku - Phúc trong "Hạnh phúc" - nên tên bánh tiếp tục thay đổi lần thứ 3 là Daifuku Mochi, viết tắt là Daifuku, mang ý nghĩa "bánh đại phúc, bánh nhiều may mắn, hạnh phúc". Bánh "đại phúc" nhân dâu tây được ưa chuộng nhất khi xuân tới vì lý do thứ hai như sau. Nếu cắt đôi bánh Ichigo Daifuku, màu trắng của vỏ bánh mochi và màu đỏ của dâu tây sẽ nổi bật lên, khiến chúng ta liên tưởng tới quốc kỳ Nhật Bản. Vì vậy, người dân đất nước được mệnh danh là Xứ sở hoa anh đào chọn dâu làm nhân phổ biến cho bánh Daifuku, và Ichigo Daifuku (Ichigo tiếng Nhật là Dâu tây) là loại bánh đại diện cho mùa xuân. Cách làm bánh Dâu đại phúc Ichigo Daifuku tại nhà Nguyên liệu làm bánh Dâu đại phúc - 100g bột làm bánh mochi (có thể thay bằng bột nếp) - 80g đường trắng - 150ml nước lạnh - 6 quả dâu tây (tương ứng 6 cái bánh) - 100g bột bắp Cách bước thực hiện làm bánh Dâu đại phúc - Bước 1: Cắt bỏ cuống dâu, rửa sạch, để một bên cho ráo nước - Bước 2: Cho 100g bột nếp, 80g đường trắng và khoảng 50ml nước vào 1 tô lớn rồi trộn đều. Nếu bột hơi khô, bạn tiếp tục thêm nước vào, từ từ từng thìa một, vừa thêm nước vừa khuấy đều để tránh bột bị nhão. - Bước 3: + Dành cho nhà có lò vi sóng: Khi bột đã được nhào dẻo dai, bạn cho tô bột vào lò vi sóng, để mức 600W trong 3 phút. Sau đó lấy ra, trộn đều hỗn hợp, tiếp tục cho vào lò vi sóng quay trong 1 phút, lấy ra trộn tiếp. Đến khi bột sánh lại, quánh dẻo, có màu hơi đục là bột đạt. + Dành cho nhà không có lò vi sóng: Sử dụng nồi hấp: Khi bột đã được nhào dẻo dai, bạn hấp hỗn hợp bột trong khoảng từ 30 - 40 phút, đến khi bột quánh dẻo và có màu hơi đục là bột đạt. Sử dụng chảo chống dính: Khi bột đã được nhào dẻo dai, bạn cho bột vào chảo, bật lửa vừa. Khuấy đều liên tục cho đến khi bột sánh lại, trở nên quánh dẻo và có màu hơi đục là bột đạt. - Bước 4: Cho hỗn hợp bột vừa nấu chín vào một cái khay đã phủ sẵn bột ngô. Rắc đủ lượng bột ngô để tay bạn không bị dính. - Bước 5: Bạn dùng cán cán hỗn hợp bột thành hình chữ nhật hoặc hình vuông mỏng, sau đó cắt thành các phần bằng nhau. - Bước 6: Bạn đặt một phần bột lên tay, cho trái dâu vào giữa bột, sau đó bọc lại. Bạn bọc quả dâu từ dưới lên, không cần phải bọc hết mà có thể chừa lại ở phần đỉnh cũng được. - Bước 7: Tiếp tục làm như vậy với các phần bột mochi còn lại với 5 trái dâu. Như vậy là đã xong 6 bánh Ichigo Daifuku. Vậy là Bee đã chia sẻ cho bạn cách làm món bánh Dâu đại phúc độc đáo cho mùa Tết đến Xuân về rồi đó. Hy vọng bạn sẽ có thêm lựa chọn cho những món ăn vặt cho dịp sum vầy bên gia đình và bạn bè đầu năm thêm ấm áp. Beemart chúc các bạn thành công!. Đừng quên theo dõi chúng mình để cập nhật thêm nhiều công thức thú vị cho các món ăn hàng ngày nhé ------------------------------------------------------------------------- Beemart cung cấp đầy đủ các nguyên liệu, dụng cụ làm bánh CHÍNH HÃNG khác với GIÁ VÔ CÙNG TỐT. Tải app Beemart ngay hôm nay để mua sắm tiện lợi - dễ dàng và update thông tin làm bánh nấu ăn được nhanh nhất nhé ! App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH  Tải app để mua sắm tiện lợi hơn!  Hotline hỗ trợ: 1900.636.546

Liên hệ với chúng tôi