beemart.vn
Cách làm cơm rượu nếp đúng chuẩn 3 miền Bắc - Trung - Nam

Cách làm cơm rượu nếp đúng chuẩn 3 miền Bắc - Trung - Nam

Thứ Tue,
31/05/2022
(0) Nhận xét

Cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu cho mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) thêm đầy đủ và trọn vẹn hơn. Cách làm cơm rượu nếp cực đơn giản mà siêu ngon tại nhà chuẩn hương vị 3 miền Bắc Trung Nam. Theo dõi bài viết dưới đây, Beemart bật bí cho bạn công thức của món ăn đặc biệt cho ngày tết giết sâu bọ này nhé!

Cơm rượu Bắc Trung Nam

Cơm rượu nếp là một loại cơm rượu ngâm không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ theo truyền thống của người Việt. Vào ngày này mọi người thường dậy rất sớm, sau đó ăn ngay một bát cơm rượu nếp hoặc một vài thức quả (mận, vải,..), bánh tro, chè trôi nước... với ý niệm để diệt trừ sâu bọ, bệnh dịch trong người.

Tuy nhiên, cơm rượu ở 3 miền nước ta vì thế mà có sự khác nhau từ hình dáng đến cách chế biến:

Rượu nếp miền Bắc thì có vị bùi và ăn giòn, được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon. Hạt nếp cái hoa vàng phải nguyên vỏ cám, to tròn, đều mầu thì cơm rượu mới ngon. Ngoài ra, cơm rượu nếp cẩm cũng rất phổ biến ở miền Bắc. Cơm rượu nếp cẩm khi ăn có vị ngọt ngọt cay cay lan dần xuống bụng tạo cảm giác khoan khoái dễ chịu.

Cơm rượu miền Trung có dạng miếng nhỏ vuông vức và được làm tư phương pháp lên men cổ truyền. Để có những viên cơm nếp nguyên miếng, thơm ngọt, cần chọn nếp ngỗng cũ màu trắng đục, vo sạch, ngâm nước trong 8 giờ. Đặc biệt nếp được hấp 2 lần để hạt nếp chín mềm từ trong ra ngoài.

Còn ở các tỉnh miền Nam, cơm rượu không để rời mà được viên thành những viên trong trước khi ủ. Rượu dậy mùi, người ta thường thêm nước đường vào. Người miền Nam thích ăn cơm rượu với xôi vò giống như xôi chè ở miền Bắc.

Giờ thì vào bếp với cách làm cơm rượu nếp cùng Beemart thôi nào!

Cách làm cơm rượu nếp kiểu miền Bắc

Chuẩn bị nguyên liệu

– Gạo nếp: 500g

– Men cơm rượu: 6g (khoảng 3 viên)

– Nước, một chút muối.

Dụng cụ: Lọ thủy tinh, sành, sứ để ủ men cho cơm rượu nếp.

Cách làm cơm rượu nếp tại nhà

Bước 1: Vo sạch gạo nếp, ngâm khoảng 3-4 tiếng trong nước lạnh. Sau đó đổ gạo ra một chiếc rá, để cho gạo ráo nước rồi bắt đầu đem đi nấu.

Bước 2Làm cơm nếp

Trộn đều cơm nếp với một nhúm nhỏ muối trước khi nấu cơm.

Bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để làm chín cơm nếp:

- Cách 1: Đồ lên trong những chiếc nồi hấp 2 tầng (giống như đồ xôi). Bạn chỉ cần cho nước ở tầng dưới của nồi, đun cho nước sôi, rồi đổ gạo lên tầng trên, đun cho tới khi chín. Hơi nước sẽ làm cơm chín đều mà không lo bị khô hay nhão. Cách làm cơm rượu này rất hay được sử dụng.

- Cách 2: Nấu lên như nấu cơm thông thường. Bạn đổ gạo vào nồi cơm điện, cho nước sôi vào, cao hơn mặt cơm khoảng nửa đốt tay rồi bắt đầu nấu đến khi cơm chín. Cách này cũng hay được sử dụng nhưng nếu không nấu quen, cơm sẽ rất dễ bị khô quá hay nhão quá.

- Cách 3: Nấu bằng nồi bình thường như các cụ vẫn hay nấu cơm thời xưa trên bếp củi. Cách làm tương tự như nấu trong nồi cơm điện nhưng, bạn phải chú ý về chế độ lửa và khi cơm sôi phải để ý khuấy đều lên để cơm không bị bén nồi hay bị khê.

Bước 3: Trộn cơm nếp với men

Sau khi cơm nếp đã chín, bạn dàn đều ra đĩa hoặc ra khay cho cơm nguội bớt. Sau khi thấy cơm nguội bớt, còn hơi ấm ấm một chút thì mới bắt đầu trộn cơm với men đã nghiền nhỏ.

Bạn chia men và cơm thành 4 phần. Cho một phần cơm và một phần men vào trộn đều với nhau. Bạn có thể trộn bằng muôi hoặc tốt nhất là nên đeo găng tay để trộn cho đều nhất.

Sau khi phần men và cơm thứ nhất đã đều, bạn tiếp tục cho phần men và cơm thứ hai vào trộn với phần thứ nhất. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi hết men và cơm, men hòa quyện vào với cơm.

Lưu ý: Không để cơm nguội quá nếu không cơm sẽ không lên men hoặc lên men chậm. Cũng không rắc men khi cơm còn nóng quá vì sẽ làm chết men.

Bước 6: Bước tiếp theo của cách làm cơm rượu, bạn cho cơm đã trộn đều với men vào trong chiếc lọ đã chuẩn bị trước, ép bớt cơm xuống (không cần ép chặt quá, để có không khí cho men hoạt động). Cuối cùng là sử dụng một mảnh vải kín phủ lên mặt cơm (không đậy nắp) và để ủ trong khoảng 3-5 ngày.

Cách làm cơm rượu nếp thành công là khi thấy cơm có nước chảy ra, khi ăn có vị ngọt và có mùi thơm đặc trưng của rượu. Bạn có thể bắt đầu kiểm tra từ ngày thứ 2 để biết cơm đạt hay chưa nhé.

Bạn hãy nhớ rằng là càng để lâu cơm sẽ càng cay và đậm vị rượu hơn. Vì thế nếu không muốn cơm lên men nhiều quá thì sau khi cơm đã lên men theo đúng ý thì nên bảo quản trong tủ lạnh và đợi đến ngày Tết Đoan Ngọ thì mang ra thưởng thức thôi.

Cách làm cơm rượu nếp kiểu miền Trung

Nguyên liệu chuẩn bị

- Gạo nếp ngỗng: 500g

- Men ngọt

- Muối, nước lọc

- Lá chuối

Cách làm cơm rượu miền Trung

Bước 1: Gạo nếp vo sạch, ngâm nước trong 8 tiếng rồi vớt để ráo.

Bước 2: Hấp cơm gạo nếp

- Lần 1: Đem hấp nếp trong một tấm vải màn. Khi hạt nếp có độ trong, lấy ra, nhúng gói nếp vào thau nước pha muối loãng. Để ráo trong 3 phút.

- Lần 2: Tiếp tục hấp nếp lần nữa tới khi cơm nếp chín đều, dẻo, ngon.

Sau khi hấp cơm nếp xong, bạn xới ra để nguội. Lót tấm lá chuối dưới 1 cái khay rồi cho cơm nếp vào, đậy tâmms lá nén cơm thật chặt trong lòng khay, dùng vật nặng đè lên.

Bước 3: Trộn men ngọt với cơm nếp

Giã men thật mịn, mở lá ra, sờ thấy cơm nếp còn hơi âm ấm thì rắc đều bột men lên mặt cơm.

Dùng dao nhúng nước muối đặc, cắt cơm nếp thành viên cạnh 2.5cm. Rắc tiếp men lên mặt còn lại của viên cơm nếp rồi lấy lá chuối cuộn từng viên.

Lưu ý: Không để cơm nguội quá nếu không cơm sẽ không lên men hoặc lên men chậm. Cũng không rắc men khi cơm còn nóng quá vì sẽ làm chết men.

Bước 4: Ủ cơm rượu

Lần lượt xếp cơm rượu bọc lá chuối vào trong rá để ủ. Phía trên bọc 1 lớp lá chuối, phía dưới để thau sạch hứng nước cơm rượu. Sau khoảng 3 ngày cơm rượu dậy mùi thì bóc vỏ lá chuối, cho từng viên cơm rượu vào trong hũ. Lấy nước cơm rượu đã hứng đổ vào trong hũ và để thêm 1 ngày là dùng được.

Cách làm cơm rượu kiểu miền Nam

Chuẩn bị nguyên liệu

- Gạo nếp: 600g

- Men cơm rượu: 6 viên, mỗi viên 3 gram

- Đường: 500g

- Muối

Cách làm cơm rượu miền Nam

Bước 1: Nấu cơm nếp

Vo sạch 600g gạo nếp rồi đem nấu trong nồi cơm điện.

Lưu ý: Bạn cho lượng nước và nếp xấp xỉ vơi snhau để cơm có độ chín dẻo vừa phải, tránh quá khi hoặc quá nhão sẽ làm món cơm rượu không ngon.

Bước 2: Trộn cơm nếp với men

Cơm sau khi chín, bạn dàn mỏng ra khay và chờ cơm nguội bớt, đến khi cơm còn âm ấm thì cho men đã giã nhỏ rắc đều lên trên.

Lưu ý: Không để cơm nguội quá nếu không cơm sẽ không lên men hoặc lên men chậm. Cũng không rắc men khi cơm còn nóng quá vì sẽ làm chết men.

Bước 3: Cán và vo viên

Trộn đều hỗn hợp cơm nếp và men rồi cho hỗn hợp vào bao, sau đó dùng cây cán bột cán đều cơm.

Tiếp đến, hòa tan 1 muỗng cà phê muối với 250ml nước.

Rửa sạch tay, cho vào lòng bàn tay một ít nước muối rồi dùng tay vo cơm thành từng viên nhỏ. Phần nước muối còn lại đem vẩy đều lên cơm.

Bước 4: Ủ cơm rượu

- Lần 1: Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín cơm lại để tránh cơm bị chua. Sau đó, lấy 1-2 cái khăn bọc khay cơm lại rồi để vào chỗ tối, kín gió để ủ cơm rượu được trắng. Đem phần cơm rượu đi ủ 3 ngày.

- Lần 2: Cho 1 lít nước cùng 500g đường vào nồi và khuấy tan đường rồi bật bếp nấu sôi hỗn hợp nước đường.

Sau khi sôi, hạ nhỏ lửa và để thêm 1 phút.

Sau đó, tắt bếp, chờ đến khi hỗn hợp hơi ấm ấm (khoảng 30 - 38 độ C) thì đổ hỗn hợp nước đường vào cơm rượu đã ủ được 3 ngày. Đậy kín lại và ủ tiếp trong 3 ngày là dùng được

Lưu ý: Sử dụng đường sạch để khi làm cơm rượu không bị mốc do dính muối hoặc các gia vị khác.

Lưu ý khi làm cơm rượu nếp

Khi mua men ngoài chợ thì men thường có dạng viên, nên bạn phải nghiền nó ra để trộn đều với cơm và nghiền càng nhỏ càng tốt. Ngoài ra trong men thường hay lẫn trấu hay tạp chất, nên tốt nhất khi nghiền xong bạn lọc bột men qua rây lọc để bột được mịn nhất.

- Khi tiến hành trộn cơm nếp với men, bạn không để cơm nguội quá nếu không cơm sẽ không lên men hoặc lên men chậm. Cũng không rắc men khi cơm còn nóng quá vì sẽ làm chết men.

- Dụng cụ làm cơm rượu phải sạch để tránh làm cơm rượu bị mốc.

- Nhiệt độ ủ phải đúng nóng ấm khoảng 30 - 38 độ C để men hoạt động tốt nhất.

- Bọc kĩ để tránh cơm rượu bị chua.

Cơm rượu càng để lâu cơm sẽ càng cay và đậm vị rượu hơn. Vì thế nếu không muốn cơm lên men nhiều quá thì sau khi cơm đã lên men theo đúng ý thì nên bảo quản trong tủ lạnh và mang ra thưởng thức khi cần.

Cơm rượu nếp không chỉ là món ăn quan trọng trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ mà nó còn tốt cho sức khoẻ của bạn và gia đình. Hy vọng với công thức mà Beemart chia sẻ, bạn sẽ thực hiện thành công nhé!

Bạn có thể tham khảo thêm các Set sản phẩm sẵn có tiện dụng để cho ngày Tết đoan ngọ thêm đầy đủ hơn. Set đồ cúng Tết Đoan Ngọ của Beemart cũng là một món quà để biếu, tặng ý nghĩa vừa lịch sự, vừa đầy đủ các món truyền thống cho ngày tết giết sâu bọ đấy nhé!!!

------------------------------------------------------------------

Beemart cung cấp đầy đủ các nguyên liệudụng cụ làm bánh CHÍNH HÃNG khác với GIÁ VÔ CÙNG TỐT. Tải app Beemart ngay hôm nay để mua sắm tiện lợi - dễ dàng và update thông tin làm bánh nấu ăn được nhanh nhất nhé !

App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH

👉 Tải app để mua sắm tiện lợi hơn TẠI ĐÂY!

☎️ Hotline hỗ trợ: 1900.636.546 

Tải ứng dụng beemart

Tải App Beemart Tải App Beemart
popup

Số lượng:

Tổng tiền: