beemart

TẢI APP NHẬN ƯU ĐÃI

Freeship đơn đầu tiên khi nhập mã "FREEMOI"
Tải app
Mua hàng website - Freeship đơn từ 500K
Giờ hoạt động
8:00- 19:00 T2-CN
0 Giỏ hàng
Tạm tính: ( sản phẩm)

Tất cả tin tức

Ngày Thất tịch là ngày gì? Có ý nghĩa gì? Tại sao lại ăn đậu đỏ?

Ngày Thất tịch là ngày gì? Có ý nghĩa gì? Tại sao lại ăn đậu đỏ?

Cứ mỗi năm đến ngày Thất Tịch (7/7 Âm lịch), giới trẻ lại nô nức rủ nhau đi mua các món ăn liên quan đến đậu đỏ về. Bởi theo văn hoá phương Đông, người ta đồn rằng ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ dễ dàng tìm được ý trung nhân, còn nếu đã có đôi có cặp thì sẽ có một kết thúc viên mãn. Thực hư ngày Thất Tịch như nào? Tại sao lại ăn chè đậu đỏ? Hãy cùng Beemart tìm hiểu trong bài viết này nhé! Tham khảo ngay: >> Tổng hợp 7 món ăn ngon từ đậu đỏ nhất định nên thử trog ngày lễ Thất Tịch >> Đổi vị với 4 công thức chè đậu đỏ Thất Tịch thơm ngon dễ làm tại nhà Ngày Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa như thế nào? Ngày Thất tịch là ngày gì? Nếu như phương Tây có ngày Valentine thì "ngày của tình yêu"  ở phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam thì đó chính là ngày Thất Tịch. Người ta còn gọi ngày này bằng những cái tên khác nhau như ngày "ông Ngâu bà Ngâu" hoặc vì ngày hội ngộ của đôi uyên ương trong truyện cổ tích Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ. Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Thất Tịch Lễ Thất Tịch là ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được gọi là “Lễ Tình Nhân của người Châu Á”, gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ. Chuyện xưa kể rằng, Ngưu Lang là chàng trai chăn trâu nhà nghèo, nhưng có phẩm chất tốt, hiền lành và chăm chỉ làm ăn. Trong một lần tình cờ Ngưu Lang đã gặp được Chức Nữ - nàng tiên dệt vải, con gái của Vương Mẫu Nương Nương và bắt đầu mối duyên ngang trái tiên - phàm. Hai người nhanh chóng nên duyên vợ chồng và có cho mình hai người con, một trai một gái. Nhưng cuộc sống êm đềm kéo dài không được lâu khi một ngày kia Chức Nữ buộc phải quay về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Chàng Ngưu Lang nhớ thương, đau xót khuôn cùng đã mang theo hai đứa con đuổi theo nàng nhưng không thể qua sông Ngân Hà, đây là ranh giới phân chia giữa hai cõi tiên - phàm. Dù không qua được sông Ngân Hà nhưng Ngưu Lang quyết không chịu từ bỏ, một mực ở đó chờ đợi Chức Nữ quay về. Cũng từ đó, bên sông Ngân Hà xuất hiện thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Cảm động trước tấm chân tình của hai người, Vương Mẫu Nương Nương đã đồng ý cho họ mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch) được gặp nhau trên chiếc cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo nên.  Thất tịch là một ngày lễ quan trọng của người Trung Quốc, còn có tên gọi khác như Lễ hội Trùng Thất, Khất xảo tiết, ngày Thất như đản, ngày Xảo tịch. Tuy nhiên, theo thời gian, những phong tục cổ trong ngày lễ này đã và đang dần mai một. Tuy nhiên, những năm gần đây giới trẻ Trung Quốc lại dần đem ngày lễ này trở lại nhưng những phong tục cũ đã không còn lưu giữ lại nhiều.  Ngày Thất Tịch 2023 là ngày nào? Ngày Thất Tịch là ngày 7 tháng 7 Âm lịch hằng năm. Chính vì vậy, nó sẽ diễn ra vào ngày 22 tháng 8 năm 2022. Đây là một trong những ngày lễ được giới trẻ quan tâm và mong chờ nhiều nhất trong những năm gần đây. Lễ Thất Tịch ở các nước Đông Nam Á Đến nay, ở khu vực Đông Nam Á, có 4 quốc gia ăn mừng ngày Thất Tịch, đó là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tại Trung Quốc, vào ngày Thất Tịch, các cô gái trẻ chưa lập gia đình thường trưng bày các vật dụng thủ công, mỹ nghệ tự tạo thể hiện được sự khéo léo và tinh tế của họ và mong cầu có thể lấy được một người tận tâm tận tình với mình như Ngưu Lang. Và món ăn phổ biến nhất tại Trung Quốc vào ngày này là bánh xảo quả là từ bột mì, trứng, sữa với mong ước giúp Ngưu Lang - Chức Nữ được đoàn tụ trên cầu Ô Thước. Tại Hàn Quốc, ngày này được gọi là Chilseok, người Hàn quốc sẽ tắm sớm để cầu mong sức khỏe tốt. Những món ăn làm từ lúa mì là bánh mì nướng và bánh bột mì là món ăn truyền thống vào ngày này. Người Hàn coi đây là một dịp lễ để thưởng thức trọn vẹn hương vị đến từ lúa mì. Tại Nhật Bản, sự kiện Tanabana (ngày Thất Tịch) được người Nhật trang trí đường phố, mặc các trang phục theo thuyết ngũ hành, có nghĩa là 5 màu xanh lục, trắng, đen, vàng, hồng. Mọi người sẽ viết các điều ước lên các mảnh giấy ngũ sắc hình nhữ nhật (tanzaku) và gắn lên cây trúc, thỉnh thoảng có kèm theo vật trang trí. Lễ Thất Tịch ở Việt Nam. Tại sao lại ăn đậu đỏ? Thất Tịch của Việt Nam có điểm khác biệt lớn so với các nước khác. Lịch sử ghi lại rằng, khi vua Lý Thánh Tông ở độ tuổi 42 nhưng chưa có con để truyền ngôi vị đã đến cầu tự ở một ngôi chùa vào ngày 7 tháng 7, nhờ đó mà đón tin mừng, sinh ra Thái tử Càn Đức. Cũng bởi lý do này nên hàng năm vào ngày 7/7 Âm lịch, trọng lễ được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ hội cầu duyên, con đàn cháu đống, gia đình hạnh phúc.  Nếu trong ngày Thất Tịch mà trời không mưa, các cặp đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và hẹn thề. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 thì sẽ mãi mãi bên nhau. Bên cạnh đó, nếu như ở phương Tây, người ta tặng nhau những thanh socola ngọt ngào trong ngày lễ Valentine thì trong ngày lễ Thất Tịch, giới trẻ cũng truyền tai nhau rằng nên ăn đậu đỏ sẽ mau “thoát ế”; hoặc những đôi yêu nhau thì sẽ thêm yêu nhau đậm sâu. Vì vậy mà trong ngày này cháo đậu đỏ, sữa đậu đỏ, canh đậu đỏ,... và đặc biệt là chè đậu đỏ thường cháy hàng. Việc ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ "có người yêu" hay "thoát kiếp FA" chưa được bất kì ai kiểm chứng nhưng việc tin và ăn chè đậu đỏ có mang lại cho ta sự may mắn, sung túc trong cuộc sống hay không đó là tùy cách sống và suy nghĩ của mọi người. Như vậy, chúng mình đã cung cấp đến cho bạn nguồn gốc, ý nghĩa và lí giải về việc ăn đậu đỏ trong ngày Thất Tịch 2023. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Đừng quên ghé qua Beemart để mua sắm nguyên liệu đậu đỏ để nấu chè cho ngày lễ Thất Tịch thật ý nghĩa nhé!  ------------------------------------------------------- Beemart cung cấp đầy đủ các nguyên liệu, dụng cụ làm bánh CHÍNH HÃNG khác với GIÁ VÔ CÙNG TỐT. Tải app Beemart ngay hôm nay để mua sắm tiện lợi - dễ dàng và update thông tin làm bánh nấu ăn được nhanh nhất nhé ! App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH  Tải app để mua sắm tiện lợi hơn!  Hotline hỗ trợ: 1900.636.546 

Tổng hợp 7 món ngon từ đậu đỏ bạn nhất định nên thử trong ngày Thất Tịch

Tổng hợp 7 món ngon từ đậu đỏ bạn nhất định nên thử trong ngày Thất Tịch

Tương truyền trong dân gian vào ngày 7/7 là ngày Thất Tịch - Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Và giới trẻ hiện nay "quan niệm" nếu ăn đậu đỏ sẽ sớm tìm được một nửa của mình còn những đôi yêu nhau tình cảm sẽ bền chặt hơn. Chính vì vậy Beemart sẽ list cho bạn 7 món ngon từ đậu đỏ cực hấp dẫn để giúp bạn sớm tìm được ý chung nhân cho ngày này nhé! Xem thêm: Ngày Thất Tịch là ngày gì? Ý nghĩa của ngày Thất Tịch 1. Chè đậu đỏ - món nên ăn trong ngày Thất Tịch Vì sao món chè đậu đỏ lại có tên đầu tiên trong danh sách nhất định nên thử trong ngày Thất Tịch? Bởi đậu đỏ hay còn gọi là đậu tương tư, có vị ngọt bùi, ninh nhừ trên bếp, nấu cùng đường, bột năng và thêm ít nước cốt dừa béo ngậy trở thành món ăn vặt tuyệt vời cho ngày 7/7. Đây cũng là một tục lễ giúp các đôi trai gái có được tình yêu bền vững, lâu dài hay các bạn còn đơn thân lẻ bóng có cơ hội cầu duyên trong ngày này. Bên cạnh đó bạn có thể thêm những topping như trân châu dai dai và sữa dừa ngọt béo cực thơm ngon.  Nào còn chần chừ gì mà không rinh ngay đậu đỏ về chuẩn bị nấu chè trong ngày Thất tịch nhé! đậu đỏ kidney hữu cơ markal 500g >>> Xem thêm: 4 công thức chè đậu đỏ đơn giản cho ngày Thất Tịch 2. Trà sữa đậu đỏ - món trà sữa không thể bỏ qua trong ngày Thất tịch Với ai là fan của trà sữa thì chắc chắn không thể bỏ qua món Trà sữa đậu đỏ hấp dẫn trong ngày Thất Tịch rồi. Một ly trà sữa mát lạnh, kết hợp với vị ngọt bùi, thơm thơm của đậu đỏ, hòa quyện tạo nên thức uống ngon lành, giải nhiệt mùa hè. Thử làm trà sữa đậu đỏ tại nhà với các nguyên liệu và công thức cơ bản sau đây: Nguyên liệu cần có: - 200g đậu đỏ - 25g hồng trà hoặc trà đen - 40g sữa đặc - 100ml siro đường (nếu bạn muốn ngọt thêm có thể thêm sữa hoặc đường kính) - Đường trắng (để làm đậu đỏ) Các bước làm đơn giản như sau: - Bước 1: Chế biến đậu đỏ + Đậu đỏ các bạn rửa sạch, ngâm nước 8 tiếng cho đậu nở. Sau đó bạn nấu với khoảng 200ml nước trong 30 phút, nhớ bật lửa vừa và canh nồi trong quá trình nấu.  + Sau khi đậu chín mềm, vớt đậu ra một chiếc chảo khác. Thêm 100g đường kính và đảo đều với lửa vừa cho đến khi đường tan hết, hỗn hợp sôi thì tắt bếp. - Bước 2: Pha trà sữa + Đem hãm 25g trà với 1 lít nước sôi trong vòng 10 phút sau đó lọc bỏ bã trà lấy phần nước cốt. Khi nước trà còn nóng nhanh tay đổ bột sữa béo, sữa đặc, siro đường vào khuấy đều ta sẽ thu được hỗn hợp trà sữa. + Tiếp tục đổ 500g đá lạnh vào khuấy đều cho hỗn hợp trà sữa giảm nhiệt độ rồi đem cất tủ mát khoảng 1 giờ - Bước 3: Hoàn thiện Bạn chuẩn bị một chiếc cốc/ ly, thêm đá, trà sữa và cho đậu đỏ đã ngào đường lên trên. Vậy là bạn đã hoàn thành một ly trà sữa đậu đỏ thơm ngậy cho ngày Thất tịch rồi. Bạn có thể cho thêm trân châu hoặc pudding nếu thích. Để giúp bạn rút ngắn thời gian và tiết kiệm nguyên liệu, Bee gợi ý cho bạn set nguyên liệu hồng trà sữa phù hợp cho 5-6 người uống, bạn chỉ cần mua thêm đậu đỏ là xong món này nhé. combo hồng trà 3. Sữa chua đậu đỏ - vừa đẹp dáng vừa nhanh "thoát ế" Trong những món ngon từ đậu đỏ, sữa chua đậu đỏ là món tráng miệng đơn giản dễ làm và bổ dưỡng. Thưởng thức sữa chua đậu đỏ vào buổi sáng ngày Thất Tịch bổ sung thêm năng lượng cho ngày mới mà còn có tác dụng giữ dáng, làm đẹp da rất hiệu quả.  Chỉ cần một hộp sữa chua, cùng với đậu đỏ ngào đường, kết hợp với một ít dừa sợi giòn giòn. Công đoạn vô cùng đơn giản và nhanh gọn phải không nào. Bỏ túi ngay món ngon từ đậu đỏ hấp dẫn này bạn nhé! 4. Bánh rán Doraemon đậu đỏ Bánh rán đậu đỏ là món ăn ưa thích của chú mèo máy thông minh Doreamon - nhân vật hoạt hình gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Và ngày nay, món bánh xốp mềm kết hợp vị ngọt bùi của đậu đỏ trở thành món yêu thích của các bạn trẻ.  Cùng chúng mình làm món bánh rán đậu đỏ thơm ngon cho ngày Thất Tịch tại đây nhé  5. Bingsu matcha đậu đỏ - hương vị mới cho ngày Thất Tịch Bingsu là món ăn Hàn Quốc được du nhập vào Việt Nam đã sớm làm mưa làm gió trong giới ăn vặt. Vào ngày Thất Tịch thời tiết oi nóng thưởng thức món Bingsu matcha đậu đỏ mát lạnh thật tuyệt vời. Kem matcha mát lạnh kết hợp với vị giòn sần sật của thạch matcha, ăn kèm cùng bánh mochi dẻo dai, đậu đỏ ngọt bùi, thật sự lôi cuốn. Một món ăn từ đậu đỏ hấp dẫn như vậy tại sao không thưởng thức ngay nhỉ, biết đâu tìm được ý chung nhân vào ngày Thất Tịch này. 6. Bánh trung thu nhân đậu đỏ - ngọt ngào quyện vị Ngày Thất Tịch khá gần với ngày lễ Trung Thu, nên việc thưởng thức bánh trung thu nhân đậu đỏ không hề khó. Hơn nữa nhân bánh trung thu đậu đỏ cũng là vị khá phổ biến. Nhân đậu mịn màng, ngọt bùi là lý do bạn nên thưởng thức ngay bánh trung thu đậu đỏ từ bây giờ đấy! Hoặc bạn có thể tự tay làm những chiếc bánh trung thu nhân đậu đỏ tặng người thân yêu, bạn bè, giúp họ nhanh “thoát ế” và có cuộc sống hạnh phúc hơn. Nguyên liệu làm bánh trung thu nhân đậu đỏ ở nhà Beemart luôn có sẵn giúp bạn làm bánh trở nên dễ dàng hơn đấy. Nếu bạn không có nhiều thời gian để làm bánh trung thu đậu đỏ, Beemart có sẵn bánh handmade cho bạn mua về thưởng thức hoặc đem tăng người thương nè. bánh nướng nhân đậu đỏ óc chó rum nho 7. Bánh trung thu đài loan trứng muối đậu đỏ Vốn là dòng bánh trung thu được ưa chuộng tại Việt Nam những năm gần đây, bánh trung thu Đài Loan trứng muối đậu đỏ trở thành món ngon siêu hấp dẫn nhất định phải thưởng thực vào ngày Thất Tịch. Lớp vỏ ngàn lớp đặc biệt kết hợp với phần nhân đậu đỏ ngọt bùi, vị mặn của trứng muối tạo nên hương vị hấp dẫn của bánh trung thu Đài Loan trứng muối đậu đỏ truyền thống khiến nhiều người say đắm. Vậy tại sao không cùng Beemart vào bếp trổ tài làm món ngon từ đậu đỏ hấp dẫn này với set nguyên liệu bánh trung thu đài loan nhân đậu đỏ đơn giản tiện lợi nhỉ? set nguyên liệu bánh trung thu đài loan đậu đỏ trứng muối Chắc chắn với các món ngon từ đậu đỏ Beemart vừa gợi ý sẽ giúp bạn không chỉ được thưởng thức thêm những món ăn ngon mà còn có tình yêu thật đẹp trong ngày Thất Tịch.  Đừng quên ghé qua Beemart để mua sắm nguyên liệu, dụng cụ làm bánh, nấu chè cho ngày lễ Thất Tịch thật ý nghĩa nhé! Chúc các bạn đạt được ước nguyện trong ngày Thất tịch 2023 này. >>> Tham khảo thêm các set nguyên liệu làm bánh trung thu đặc sắc bạn có thể thử: combo làm bánh trung thu ------------------------------------------------------- Beemart cung cấp đầy đủ các nguyên liệu, dụng cụ làm bánh CHÍNH HÃNG khác với GIÁ VÔ CÙNG TỐT. Tải app Beemart ngay hôm nay để mua sắm tiện lợi - dễ dàng và update thông tin làm bánh nấu ăn được nhanh nhất nhé ! App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH  Tải app để mua sắm tiện lợi hơn!  Hotline hỗ trợ: 1900.636.546 

Bánh xảo quả - Món ăn cầu duyên trong ngày lễ Thất tịch

Bánh xảo quả - Món ăn "cầu duyên" trong ngày lễ Thất tịch

Hàng năm, cứ đến ngày Thất tịch 7/7 âm lịch, giới trẻ lại nô nức đi mua chè đậu đỏ hoặc các món ăn liên quan đến đậu đỏ bởi người ta đồn rằng nếu vào ngày Thất tịch ăn chè đậu đỏ sẽ dễ dàng tìm được ý trung nhân. Tuy nhiên, quan niệm này chưa thực sự đúng đắn và có nhiều biến thể sai lệch. Không phải chè đậu đỏ, bánh xảo quả mới được xem là món ăn "cầu duyên" trong ngày lễ Thất tịch. Hãy cùng Beemart tìm hiểu trong bài viết này nhé!  Bỏ túi những món ngon từ đậu đỏ nhất định nên thử trong lễ Thất Tịch Bánh xảo quả là gì? Vì sao lại ăn bánh xảo quả vào ngày Thất tịch? Nếu như các nước phương Tây có ngày Valentine dành riêng cho các cặp đôi thì ở các nước phương Đông như Trung Quốc hay Việt Nam thì đó là ngày Thất tịch. Dựa trên câu chuyện tình yêu của Ngưu Lang - Chức Nữ, mỗi năm gặp nhau 1 lần vào ngày 7/7 Âm Lịch. Và vài năm trở lại đây, ngày Thất tịch dần trở thành 1 ngày lễ vô cùng quen thuộc với giới trẻ Việt. Người ta truyền tai rằng, nếu ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch sẽ dễ dàng tìm được ý trung nhân, tình duyên nảy nở. Tuy nhiên, thực tế ở Trung Quốc, người ta không ăn chè đậu đỏ mà ăn một loại bánh gọi tên là bánh xảo quả. Chuyện kể rằng, có một thiếu nữ tên là Tiểu Xảo, vì cảm động trước tình cảm của Ngưu Lang - Chức Nữ mà mối năm vào ngày Thất tịch, Tiểu Xảo đều làm một món bánh điểm tâm mong muốn Ngưu Lang - Chức Nữ sớm ngày đoàn tụ.  Sau khi việc này được bẩm báo lên Ngọc Hoàng, dù không thể giúp Ngưu Lang – Chức Nữ trở về bên nhau nhưng tấm chân tình này của Tiểu Xảo đã khiến Ngọc Hoàng cảm động và ban cho nàng một mối lương duyên. Cuộc sống hôn nhân của Tiểu Xảo vô cùng hạnh phúc, hai vợ chồng sống với nhau đến đầu bạc răng long và được nhiều người ngưỡng mộ Chính vì vậy nên nhiều thiếu nữ đã học theo Tiểu Xảo, làm món điểm tâm này với hy vọng bản thân cũng tìm được một mối tình như ý. Nhờ đó mà món bánh này được đặt tên là Xảo Quả và thường được làm vào lễ Thất Tịch. Bánh xảo quả có gì đặc biệt?  Bánh xảo quả được làm từ các nguyên liệu vô cùng đơn giản như bột mì, men, trứng gà, sữa tươi. Sau khi nhào và ủ bột, người ta sẽ đem tạo hình bánh rồi đi nướng hoặc chiên vàng. Khuôn bánh xảo quả thường được làm bằng gỗ lê vì nó mang ý nghĩa mối lương duyên bền chặt. Ngoài ra, khuôn bánh xảo quả cũng được khắc lên những hoa văn sinh động như con dơi (đồng âm với từ phúc), con cá ( đồng âm với dư dả, sung túc), hạt sen (đồng âm với con đàn cháu đống),...  Đặc biệt, một số vùng ở Trung Quốc còn dùng sợi chỉ đỏ, xâu bánh xảo quả thành những chiếc vòng và đeo lên cổ các em bé để cầu mong bé được bình an. Ngoài ra thì một số vùng nông thôn của Thượng Hải, Thiệu Hưng trước đây có phong tục, phụ nữa sau khi kết hôn phải làm và mang món bánh này từ nhà mình sang nhà chồng. Ngoài ra, một số nơi cũng biến tấu một chút với công thức bánh xảo quả truyền thống khi không dùng khuôn mà thay vào đó cán bột và tạo hình như 1 chiếc quẩy rồi đem đi chiên giòn.  Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm một số thông tin hữu ích về ngày lễ Thất tịch và các phong tục truyền thống về ngày lễ này nhé! Ngày Thất tịch tới đây, còn gì tuyệt vời hơn là vào bếp tự tay chuẩn bị cho người thương những chiếc bánh xảo quả ngọt ngào thay cho vạn lời chúc nhỉ? Đừng quên ghé qua Beemart để mua sắm nguyên liệu làm bánh, dụng cụ cho ngày lễ Thất Tịch thật ý nghĩa nhé! ------------------------------------------------------- Beemart cung cấp đầy đủ các nguyên liệu, dụng cụ làm bánh CHÍNH HÃNG khác với GIÁ VÔ CÙNG TỐT. Tải app Beemart ngay hôm nay để mua sắm tiện lợi - dễ dàng và update thông tin làm bánh nấu ăn được nhanh nhất nhé ! App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH  Tải app để mua sắm tiện lợi hơn!  Hotline hỗ trợ: 1900.636.546 

Thất Tịch là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thất Tịch

Thất Tịch là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thất Tịch

Cứ đến ngày Thất Tịch là các món đậu đỏ lại sold out trên mọi mặt trận order. Tương truyền những người ăn đậu đỏ vào ngày này nếu còn độc thân thì sẽ nhanh chóng tìm được ý trung nhân, còn nếu đã có đôi có cặp thì ăn thêm đậu đỏ sẽ giúp tình yêu bền chặt hơn.  Vậy Thất Tịch là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày này ra sao? Hôm nay hãy cùng Beemart tìm hiểu nhé!!! >>> Xem thêm Cách làm chè đậu đỏ thạch dừa thơm ngon >>> Xem thêm Cách làm sữa đậu đỏ thơm ngon, bổ dưỡng Thất tịch là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thất Tịch Nếu như ở Phương Tây có ngày 14/2 là ngày Valentine - ngày lễ Tình Nhân thì ở một số nước phương Đông, người dân cũng có ngày lễ Tình Nhân riêng của mình, đó là ngày Thất Tịch. Ngày Thất Tịch tức là ngày 7 tháng 7 Âm lịch được coi là ngày lễ Tình Nhân ở một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và cả Việt Nam. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa ngày này là gì? Cùng Beemart tìm hiểu nhé! Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thất Tịch Lễ Thất Tịch là ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được gọi là “Lễ Tình Nhân của người Châu Á”, gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ. Chuyện xưa kể rằng, Ngưu Lang là chàng trai chăn trâu nhà nghèo, nhưng có phẩm chất tốt, hiền lành và chăm chỉ làm ăn. Trong một lần tình cờ Ngưu Lang đã gặp được Chức Nữ - nàng tiên dệt vải, con gái của Vương Mẫu Nương Nương và bắt đầu mối duyên ngang trái tiên - phàm. Hai người nhanh chóng nên duyên vợ chồng và có cho mình hai người con, một trai một gái. Nhưng cuộc sống êm đềm kéo dài không được lâu khi một ngày kia Chức Nữ buộc phải quy về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Chàng Ngưu Lang nhớ thương, đau xót khuôn cùng đã mang theo hai đứa con đuổi theo nàng nhưng không thể qua sông Ngân Hà, đây là ranh giới phân chia giữa hai cõi tiên - phàm. Dù không qua được sông Ngân Hà nhưng Ngưu Lang quyết không chịu từ bỏ, một mực ở đó chờ đợi Chức Nữ quay về. Cũng từ đó, bên sông Ngân Hà xuất hiện thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Cảm động trước tấm chân tình của hai người, Vương Mẫu Nương Nương đã đồng ý cho họ mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch) được gặp nhau trên chiếc cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo nên.  Thất tịch là một ngày lễ quan trọng của người Trung Quốc, còn có tên gọi khác như Lễ hội Trùng Thất, Khất xảo tiết, ngày Thất như đản, ngày Xảo tịch. Tuy nhiên, theo thời gian, những phong tục cổ trong ngày lễ này đã và đang dần mai một. Tuy nhiên, những năm gần đây giới trẻ Trung Quốc lại dần đem ngày lễ này trở lại nhưng những phong tục cũ đã không còn lưu giữ lại nhiều.  Lễ Thất Tịch trong văn hóa Việt Nam Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu, bà Ngâu” - cách gọi của Ngưu Lang, Chức Nữ trong văn hóa Việt Nam. Sở dĩ gọi là “ông Ngâu bà Ngâu” bởi vào ngày này, trời thương mưa rả rích trong suốt một ngày nên người ta gọi là mưa ngâu. Mưa ngâu tương truyền chính là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Vậy lễ Thất Tịch ở Việt Nam có giống Trung Quốc không? Thất Tịch của Việt Nam có điểm khác biệt lớn so với Trung Quốc. Lịch sử ghi lại rằng, khi vua Lý Thánh Tông ở độ tuổi 42 nhưng chưa có con để truyền ngôi vị đã đến cầu tự ở một ngôi chùa vào ngày 7 tháng 7, nhờ đó mà đón tin mừng, sinh ra Thái tử Càn Đức. Cũng bởi lý do này nên hàng năm vào ngày 7/7 Âm lịch, trọng lễ được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ hội cầu duyên, con đàn cháu đống, gia đình hạnh phúc.  Nếu trong ngày Thất Tịch mà trời không mưa, các cặp đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và hẹn thề. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 thì sẽ mãi mãi bên nhau. Ngày Thất Tịch 2020 vào ngày nào? Thất Tịch là một ngày lễ trong Âm lịch của người phương Đông nên không có một ngày cố định trong lịch Dương. Vậy ngày Thất Tịch 2020 vào ngày nào? Theo Dương lịch, lễ Thất Tịch năm nay sẽ diễn ra vào ngày Thứ Ba, 25 tháng 8. Vào ngày này, giới trẻ truyền miệng rằng ăn chè đậu đỏ đồng nghĩa với việc cầu duyên. Những người còn đang lẻ bóng sẽ sớm gặp được ý trung nhân, còn những ai đã có đôi có cặp sẽ càng thêm bền lâu. Nếu bạn đang cô đơn lẻ bóng, hay muốn làm món quà ý nghĩa dành tặng người thương thì xem ngay cách nấu chè đậu đỏ dưới đây nhé! Cách nấu chè đậu đỏ bánh nếp thơm ngon, khó cưỡng  Nguyên liệu cần chuẩn bị 920ml nước (120ml nước nóng, 800ml nước lạnh) 250g đậu đỏ 120g bột nếp 8g vỏ cam 30g đường phèn Cách làm Bước 1: Vo sạch đậu sau đó ngâm với nước trong khoảng 4 giờ cho đậu nở. Vỏ cam khô rửa sạch cũng ngâm với nước cho nở.  Bước 2: Cho bột gạo nếp vào tô, thêm nước ấm vào nhào thành khối bột mềm dẻo. Viên bột thành những viên tròn nhỏ  Bước 3: Đậu đỏ sau khi ngâm cho vào nồi cùng với vỏ cam và đường phèn, thêm nước và đun cho sôi, sau đó hạ nhỏ lửa đun liu riu khoảng 30 - 40 phút cho nồi chè đậu đỏ chín nhừ. Khi đậu chín thêm bánh nếp đã viên vào nấu cùng cho đến khi bánh chín nổi lên trên là được. Thế là bạn đã hoàn thành món chè đậu đỏ bánh nếp thơm ngon với vị ngọt thành vừa phải rồi đó. Thật đơn giản phải không nào!! Nếu bạn không có thời gian chuẩn bị từng nguyên liệu thì xem ngay Combo chè tiện lợi ở Beemart TẠI ĐÂY nhé! Trên đây là toàn bộ bài viết về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Thất Tịch. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích với bạn. Để mua nguyên liệu nấu chè, nguyên liệu, dụng cụ làm bánh thì đừng quên ghé qua Beemart nhé!

Liên hệ với chúng tôi