beemart.vn
Thất Tịch là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thất Tịch

Thất Tịch là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thất Tịch

Thứ Wed,
12/08/2020
(0) Nhận xét

Cứ đến ngày Thất Tịch là các món đậu đỏ lại sold out trên mọi mặt trận order. Tương truyền những người ăn đậu đỏ vào ngày này nếu còn độc thân thì sẽ nhanh chóng tìm được ý trung nhân, còn nếu đã có đôi có cặp thì ăn thêm đậu đỏ sẽ giúp tình yêu bền chặt hơn. 

Vậy Thất Tịch là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày này ra sao? Hôm nay hãy cùng Beemart tìm hiểu nhé!!!

>>> Xem thêm Cách làm chè đậu đỏ thạch dừa thơm ngon

>>> Xem thêm Cách làm sữa đậu đỏ thơm ngon, bổ dưỡng

Thất tịch là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thất Tịch

Nếu như ở Phương Tây có ngày 14/2 là ngày Valentine - ngày lễ Tình Nhân thì ở một số nước phương Đông, người dân cũng có ngày lễ Tình Nhân riêng của mình, đó là ngày Thất Tịch. Ngày Thất Tịch tức là ngày 7 tháng 7 Âm lịch được coi là ngày lễ Tình Nhân ở một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và cả Việt Nam. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa ngày này là gì? Cùng Beemart tìm hiểu nhé!

thất tịch

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thất Tịch

Lễ Thất Tịch là ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được gọi là “Lễ Tình Nhân của người Châu Á”, gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ. Chuyện xưa kể rằng, Ngưu Lang là chàng trai chăn trâu nhà nghèo, nhưng có phẩm chất tốt, hiền lành và chăm chỉ làm ăn. Trong một lần tình cờ Ngưu Lang đã gặp được Chức Nữ - nàng tiên dệt vải, con gái của Vương Mẫu Nương Nương và bắt đầu mối duyên ngang trái tiên - phàm. Hai người nhanh chóng nên duyên vợ chồng và có cho mình hai người con, một trai một gái.

nguồn gốc và ý nghĩa

Nhưng cuộc sống êm đềm kéo dài không được lâu khi một ngày kia Chức Nữ buộc phải quy về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Chàng Ngưu Lang nhớ thương, đau xót khuôn cùng đã mang theo hai đứa con đuổi theo nàng nhưng không thể qua sông Ngân Hà, đây là ranh giới phân chia giữa hai cõi tiên - phàm. Dù không qua được sông Ngân Hà nhưng Ngưu Lang quyết không chịu từ bỏ, một mực ở đó chờ đợi Chức Nữ quay về. Cũng từ đó, bên sông Ngân Hà xuất hiện thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang.

Cảm động trước tấm chân tình của hai người, Vương Mẫu Nương Nương đã đồng ý cho họ mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch) được gặp nhau trên chiếc cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo nên. 

Thất tịch là một ngày lễ quan trọng của người Trung Quốc, còn có tên gọi khác như Lễ hội Trùng Thất, Khất xảo tiết, ngày Thất như đản, ngày Xảo tịch. Tuy nhiên, theo thời gian, những phong tục cổ trong ngày lễ này đã và đang dần mai một. Tuy nhiên, những năm gần đây giới trẻ Trung Quốc lại dần đem ngày lễ này trở lại nhưng những phong tục cũ đã không còn lưu giữ lại nhiều. 

Lễ Thất Tịch trong văn hóa Việt Nam

thắp hương cầu phúc

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu, bà Ngâu” - cách gọi của Ngưu Lang, Chức Nữ trong văn hóa Việt Nam. Sở dĩ gọi là “ông Ngâu bà Ngâu” bởi vào ngày này, trời thương mưa rả rích trong suốt một ngày nên người ta gọi là mưa ngâu. Mưa ngâu tương truyền chính là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau.

Vậy lễ Thất Tịch ở Việt Nam có giống Trung Quốc không?

Thất Tịch của Việt Nam có điểm khác biệt lớn so với Trung Quốc. Lịch sử ghi lại rằng, khi vua Lý Thánh Tông ở độ tuổi 42 nhưng chưa có con để truyền ngôi vị đã đến cầu tự ở một ngôi chùa vào ngày 7 tháng 7, nhờ đó mà đón tin mừng, sinh ra Thái tử Càn Đức. Cũng bởi lý do này nên hàng năm vào ngày 7/7 Âm lịch, trọng lễ được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ hội cầu duyên, con đàn cháu đống, gia đình hạnh phúc. 

Nếu trong ngày Thất Tịch mà trời không mưa, các cặp đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và hẹn thề. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Ngày Thất Tịch 2020 vào ngày nào?

Thất Tịch là một ngày lễ trong Âm lịch của người phương Đông nên không có một ngày cố định trong lịch Dương. Vậy ngày Thất Tịch 2020 vào ngày nào?

Theo Dương lịch, lễ Thất Tịch năm nay sẽ diễn ra vào ngày Thứ Ba, 25 tháng 8. Vào ngày này, giới trẻ truyền miệng rằng ăn chè đậu đỏ đồng nghĩa với việc cầu duyên. Những người còn đang lẻ bóng sẽ sớm gặp được ý trung nhân, còn những ai đã có đôi có cặp sẽ càng thêm bền lâu.

Nếu bạn đang cô đơn lẻ bóng, hay muốn làm món quà ý nghĩa dành tặng người thương thì xem ngay cách nấu chè đậu đỏ dưới đây nhé!

Cách nấu chè đậu đỏ bánh nếp thơm ngon, khó cưỡng 

chè đậu đỏ

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 920ml nước (120ml nước nóng, 800ml nước lạnh)
  • 250g đậu đỏ
  • 120g bột nếp
  • 8g vỏ cam
  • 30g đường phèn

Cách làm

Bước 1: Vo sạch đậu sau đó ngâm với nước trong khoảng 4 giờ cho đậu nở. Vỏ cam khô rửa sạch cũng ngâm với nước cho nở. 

ngâm và chuẩn bị đậu đỏ

Bước 2: Cho bột gạo nếp vào tô, thêm nước ấm vào nhào thành khối bột mềm dẻo. Viên bột thành những viên tròn nhỏ 

làm bánh nếp

Bước 3: Đậu đỏ sau khi ngâm cho vào nồi cùng với vỏ cam và đường phèn, thêm nước và đun cho sôi, sau đó hạ nhỏ lửa đun liu riu khoảng 30 - 40 phút cho nồi chè đậu đỏ chín nhừ. Khi đậu chín thêm bánh nếp đã viên vào nấu cùng cho đến khi bánh chín nổi lên trên là được.

đun sôi là hoàn thành chè đậu đỏ

Thế là bạn đã hoàn thành món chè đậu đỏ bánh nếp thơm ngon với vị ngọt thành vừa phải rồi đó. Thật đơn giản phải không nào!!

Nếu bạn không có thời gian chuẩn bị từng nguyên liệu thì xem ngay Combo chè tiện lợi ở Beemart TẠI ĐÂY nhé!

Trên đây là toàn bộ bài viết về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Thất Tịch. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích với bạn. Để mua nguyên liệu nấu chè, nguyên liệu, dụng cụ làm bánh thì đừng quên ghé qua Beemart nhé!

Tải ứng dụng beemart

Tải App Beemart Tải App Beemart
popup

Số lượng:

Tổng tiền: