beemart.vn
Tất tần tật về bánh Trung thu truyền thống

Tất tần tật về bánh Trung thu truyền thống

Thứ Sat,
22/06/2019
(0) Nhận xét

Bánh Trung thu truyền thống chắc chắn đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng liệu rằng bạn có tự tin rằng mình rất hiểu "chúng" không? Liệu còn điều gì mà bạn chưa biết về những chiếc bánh trung thu truyền thống không? Hãy cùng Beemart tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Xem thêm: Xu hướng bánh trung thu hot nhất 2023 bạn không nên bỏ qua

Những dòng bánh trung thu truyền thống bạn nên thử

Bánh Trung Thu truyền thống là một phần không thể thiếu trong ngày lễ trung thu. Với hương vị đặc trưng Bánh Trung Thu truyền thống mang đến hương vị xưa cũ nhưng khiến ai thưởng thức cũng mang đến cảm giác thân quen. 

Vỏ bánh nướng và bánh dẻo truyền thống thường mỏng bám sát lấy nhân, bên trong thường là các loại nhân truyền thống như thập cẩm, đậu xanh, hạt sen kết hợp với trứng muối. Những hương vị này mang một sự hòa quyện ngọt ngào và thơm phức, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực đặc biệt trong mùa Trung Thu.

Bánh Trung Thu truyền thống thường phù hợp với mọi đối tượng. Từ trẻ em đến người lớn, từ gia đình đến bạn bè và đồng nghiệp, ai cũng có thể thưởng thức những chiếc bánh này. Chúng mang đến sự gắn kết, tình cảm và ý nghĩa cho ngày Tết trung thu 

Các vị bánh truyền thống cơ bản :

  • Bánh nướng trung thu thập cẩm 
  • Bánh dẻo trung thu thập cẩm 
  • Bánh nướng trung thu đậu xanh trứng muối 
  • Bánh dẻo trung thu đậu xanh 
bánh trung thu truyền thống

Tìm hiểu những điểm đặc biệt của bánh trung thu truyền thống

1. Vỏ bánh Trung thu truyền thống

1.1 Công thức nước đường

- 1kg đường trắng (50 vàng - 50 trắng) + 1 kg nước + 1 quả chanh khứa bỏ hạt + 1/4 quả thơm (dứa) nấu sôi thì cho 60gr mạch nha vào nấu cùng đến khi nước đường sánh, thử bằng cách nhỏ nước đường vào chén nước, thấy không bị loang ra tan trong nước là đạt, nên nấu nước đường hơi sánh đặc một chút chứ không nên loãng.

- Không khuấy trong quá trình nấu để tránh bị lại đường, hớt bọt đọng trên mặt nước đường trong quá trình nấu để nước đường trong nhé.

- Chanh, dứa trong nước đường có tác dụng ngăn chặn sự kết tinh của đường hay còn gọi là hiện tượng lại đường. Nếu không cho đủ liều lượng thì nước đường vẫn bị lại như không cho. Còn nếu cho quá nhiều thì nước đường để lâu một thời gian thì bắt đầu lên men. Lúc này vẫn dùng được tiếp nhưng bánh Trung thu sẽ không hoàn hảo.

- Nước đường nên nấu càng lâu thì xuống màu càng đậm, đóng bánh màu càng đẹp, nên khi nướng bánh cơ bản là màu đã đẹp rồi.

- Nước đường mới nấu vài ngày vẫn đóng bánh được nhưng bánh sẽ không mềm, màu sẽ trắng, vỏ sẽ khá khô.

bánh trung thu truyền thống 3

1.2 Công thức vỏ bánh trung thu truyền thống

- Mọi người cần phải điều chỉnh lượng nước đường và dầu sử dụng vì độ hút nước của mỗi loại bột là khác nhau: 500gr bột mì đa dụng+ 370gr nước đường + 90 gr dầu ăn + 1/3 mcp baking soda.

Lưu ý: Không tăng lượng baking soda, nếu nhiều quá bánh sẽ có hiện tượng bị nứt. Vì baking soda chỉ có tác dụng để bánh mềm và màu đẹp.

Bạn có thể tham khảo set tự làm vỏ bánh trung thu truyền thống Beemart đã chia công thức sẵn cho bạn:

combo quà tặng trung thu 500k

- Nếu nước đường nấu tầm 6 tháng trở lên thì không cần cho baking soda. Vì nước đường này đã đủ độ mềm.

- Nếu cho thêm bơ đậu phộng thì với công thức trên là 2 muỗng (hoặc thay bằng 2 lòng đỏ trứng gà) để làm tăng độ thơm ngon của vỏ bánh. Nếu là nhân sên nhuyễn như đậu xanh, đậu đỏ,... thì nên chọn công thức có bơ đậu phộng, vỏ bánh sẽ cứng cáp hơn, còn đối với nhân thập cẩm thì nên chọn công thức có lòng đỏ. Hoặc cũng có thể kết hợp cả 2 nguyên liệu trên.

- Rượu Mai Quế Lộ có lẽ là linh hồn của bánh Trung thu truyền thống, có rượu này mới có mùi bánh Trung thu, kể cả nhân thập cẩm hay nhân đậu xanh và nhân sên nói chung đều nên cho rượu Mai Quế Lộ vào vỏ bánh.

- Nước tro tàu sẽ có tác dụng làm tăng độ dai và làm sắc nét thêm cho bánh.

bánh trung thu truyền thống 7

- Cách trộn bột: Trộn hỗn hợp lại trừ bột mì, sau khi hỗn hợp đều thì ray bột mì vào trộn đến khi các nguyên liệu hòa quyện. Không nên nhồi lâu vì khi đó bột sẽ dai và khó đóng bánh, nướng bánh sẽ mất nét, bánh bị phù mặt. Chỉ trộn đến khi bột thành 1 khối. Cho bột nghỉ 1 lát thì nên bọc nhân ngay. Lúc này bột mịn mềm, thao tác bọc nhân rất dễ dàng. Sau khi bọc nhân, vo tròn xong thì để viên bột nghỉ tầm 10 phút.

Nếu bột đã khô ráo rồi khi bạn áo bột đóng bánh sẽ tránh được trường hợp bột thấm vào vỏ. Làm bánh có hiện tượng như bị mốc.

Lưu ý:

- Vỏ bánh nhão hay khô, hoặc vừa phải phụ thuộc vào: Độ sánh của nước đường, nếu nước đường sánh đặc thì vỏ bánh sẽ ít gặp trường hợp bị nhão hoặc độ hút nước của bột (các loại bột khác nhau thì độ hút nước khác nhau,...)

Nếu cảm thấy sau thời gian bột nghỉ mà vẫn nhão, không khô ráo thì thêm 1 ít bột khô trộn đều cho bột nghỉ rồi mới đóng bánh. Lần làm sau thì bạn nên giảm 10gr nước đường cho cùng loại bột bạn đã làm với công thức này nếu trường hợp bột đã bị nhão lần trước.

1.3 Áo bánh

Áo bột khô cho cả khuôn và bánh. Nhớ là khi đóng bánh xong lấy chổi khô quét ngay lớp bột khô còn dính trên bánh vừa đóng, nếu không bột khô bám vào vỏ bánh còn ướt, lúc nướng sẽ làm cho bánh có hiện tượng như bị mốc trông rất xấu.

Gợi ý công thức vỏ bánh trung thu dẻo chuẩn vị, dễ làm:

combo quà tặng trung thu 300k

2. Hỗn hợp phết mặt bánh

- 1 lòng đỏ trứng + 1/2 mcp nước đường bánh nướng + 1 chút nước, chỉ quét mặt 1 lần và không quét thành bánh. Tùy sở thích mỗi người, thành bánh mình để tự đổ màu nên mình không phết. Nếu quét dày trứng bám vào hoa văn cũng gây mất nét. Theo kinh nghiệm của mình, trứng vịt sẽ phết mặt đẹp hơn trứng gà.

- Nên dùng 2 chổi, 1 chổi nhúng vào hỗn hợp lấy 1 lượng trứng vừa đủ để quét mặt bánh, sau đó dùng chổi khô quét lại 1 lần nữa để đảm bảo trứng không còn đọng trên mặt và không có 1 chút bong bóng nào trên mặt bánh.

- Nước đườnh bánh nướng nếu cho vào hỗn hợp phết mặt sẽ làm bánh bắt màu đẹp hơn nhưng đừng cho nhiều, bánh Trung thu sẽ nhanh cháy và dính tay.

bánh trung thu truyền thống 5

3. Nướng bánh Trung thu truyền thống

- Bánh Trung thu thì phần nhân đã chín hoàn toàn nên chỉ cần nhiệt đủ để làm chín vỏ bánh.

- Bánh cho vào lò lúc nhiệt cao (lò nhà mình 225 độ) tầm 7 phút, lúc này mặt bánh khô, xem xém vàng, thành bánh trở nên đục thì đem bánh ra xịt nước. Không nướng bánh lúc đầu quá lâu, nhân bên trong bánh nóng nở ra gây phù chân, nứt bánh. Nên khi lấy bánh ra ở lần nướng đầu thì xịt nước để hạ nhiệt bánh, giúp tránh tình trạng trên.

- Nhiệt cao sẽ làm hoa văn bánh nổi hẳn lên, nên nhiệt độ nướng góp phần khá quan trọng cho việc bánh đẹp, hoa văn sắc nét.

- Để bánh nguội hoàn toàn, lúc này ta mới phết mặt bánh. Nếu bánh còn nóng mà quét mặt thì bánh sẽ làm chín trứng có trong hỗn hợp phết mặt, mặt bánh sẽ bị rạn lổm chổm nhìn quá xấu. Nên khâu này không được nôn nóng mà phải bình tĩnh chờ bánh thật nguội nhé.

- Bánh sau khi phết mặt thì cho vào lò nướng nhiệt thấp hơn, để mặt bánh đủ vàng, nếu nhiệt trong lò bên nào chênh cao hơn làm bánh xém mặt thì lấy giấy bạc che phần đó lại để đảm bảo mặt bánh không bị cháy xém và vàng đều.

- Bánh Trung thu chín là khi hội tụ đủ 3 yếu tố: Mặt bánh vàng, khô ráo; Đáy bánh vàng; Thành bánh trở đục.

- Nếu thành bánh còn trong tức là bánh chưa chín hẳn, bánh sẽ nhanh đổ nhớt và rất nhanh bị hỏng.

- Không xếp bánh quá nhiều trong 1 khay nướng, giữa các bánh phải có khoảng cách thích hợp thì thành bánh mới chín được nhé.

bánh trung thu truyền thống 8

4. Các lỗi khi làm bánh Trung thu truyền thống

Bánh lại bị phồng chân, mặt bánh nứt

Đó là do nhân sên chưa đủ độ, khi nướng nhân sẽ không vững chảy nhão xuống làm bánh bị phồng hoặc nướng bánh quá lâu.

Vỏ bánh khô, ướt

Đó là do lượng dầu trong nhân và trong vỏ có bị sai. Bánh trung thu mềm là do dầu một phần trong nhân tươm ra làm mềm bánh, nên bạn nên điều chỉnh lại lượng dầu.

Kích thước bánh không phù hợp

- Đối với việc đóng bánh Trung thu, tỉ lệ thông thường là 2 : 1 tức là 2 phần nhân : 1 phần vỏ. Nhưng với những khuôn sâu như khuôn 250gr thì có thể đóng bánh lên hơn 300gr thì vỏ phải dày hơn 1 chút bánh mới đẹp và nét được. Ví dụ: Đóng bánh 250gr thì 90gr vỏ - 160 gr nhân, hoặc 100gr vỏ - 150gr nhân.

- Đôi khi công thức cũng chỉ là một phần thôi, bạn làm nhiều lần sẽ thấy quen tay và đúc rút ra kinh nghiệm của bản thân, không chỉ là các nguyên liệu và dụng cụ làm bánh phù hợp mà còn công thức của riêng bạn nữa đấy.

Chúc các bạn có những mẻ Bánh Trung thu truyền thống ưng ý và hoàn hảo nhé! Nếu các bạn muốn biết cụ thể cách làm thì hãy theo dõi clip sau đây nhé.

>>> Xem thêm các nguyên liệu mùa Trung thu

- Combo nguyên liệu Nhân thập cẩm

- Combo nguyên liệu Vỏ bánh dẻo

- Combo nguyên liệu Vỏ bánh nướng

bánh trung thu truyền thống

Mùa Trung thu sắp đến rồi hãy bắt tay vào thử làm những chiếc bánh Trung thu truyền thống ngon đúng kiểu nào. Chúc các bạn sẽ có những mẻ bánh thơm ngon, đẹp mắt nhé.

------------------------------

Beemart cung cấp đầy đủ các nguyên liệudụng cụ làm bánh CHÍNH HÃNG với GIÁ VÔ CÙNG TỐT. Tải app Beemart ngay hôm nay để mua sắm tiện lợi - dễ dàng và update thông tin làm bánh nấu ăn được nhanh nhất nhé !

App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH

Tải app để mua sắm tiện lợi hơn TẠI ĐÂY!

 Hotline hỗ trợ: 1900.636.546 

Tải ứng dụng beemart

Tải App Beemart Tải App Beemart
popup

Số lượng:

Tổng tiền: