beemart

TẢI APP NHẬN ƯU ĐÃI

Freeship đơn đầu tiên khi nhập mã "FREEMOI"
Tải app
Mua hàng website - Freeship đơn từ 500K
Giờ hoạt động
8:00- 19:00 T2-CN
0 Giỏ hàng
Tạm tính: ( sản phẩm)
beemart.vn
Thứ Tư, 16/08/2023

Gợi ý các ý tưởng tổ chức Trung thu cho thiếu nhi ngày Tết Đoàn viên

CTV Viết bài

Dịp Tết Đoàn viên đang tới gần, việc tổ chức Trung thu là hoạt động không thể thiếu dành cho thiếu nhi vào trung tuần tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây không chỉ là dịp người lớn thể hiện sự quan tâm tới con trẻ, đây còn là cơ hội đoàn viên và là sân chơi để các em nhỏ có cơ hội tìm hiểu về các phong tục truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên để tổ chức trung thu một cách đủ đầy, vừa mang màu sắc văn hóa lại có hơi hướng hiện đại hiện là điều không phải đơn vị nào cũng thực hiện được. Bởi vậy, để Beemart giới thiệu tới bạn một vài ý tưởng tổ chức Trung thu cho thiếu nhi nhé!

Xem thêm: Khám phá tết Trung thu của các nước châu Á

Tết Trung thu là dịp để các bậc phụ huynh, doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đến con em mình với mục đích tạo ra sân chơi lành mạnh cho các bé, giải trí sau những giờ học tập căng thẳng. Các bé có thể giao lưu, kết bạn với nhiều bạn mới, được học thêm nhiều điều bổ ích. Là dịp để quý phụ huynh gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cái.

Ý nghĩa của việc tổ chức Trung thu cho thiếu nhi

Tổ chức lễ Trung Thu cho thiếu nhi không chỉ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho các em mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về truyền thống văn hóa và giáo dục. Việc tổ chức Trung thu cho thiếu nhi mang nhiều ý nghĩa như:

- Kết nối gia đình và tạo gắn kết: Lễ Trung Thu là dịp để gia đình tụ họp, cùng nhau chuẩn bị, làm bánh và tham gia các hoạt động vui chơi. Qua đó, trẻ em có cơ hội học hỏi và tạo kết nối sâu hơn với bậc cha mẹ và người thân.

- Bảo tồn và phát huy truyền thống: Lễ Trung Thu giúp trẻ em hiểu rõ hơn về các phong tục, truyền thống và giá trị văn hóa của dân tộc. Các hoạt động như đèn ông sao, đốt lồng đèn và nhảy múa múa lân góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống quý báu.

- Phát triển các kỹ năng xã hội và sáng tạo: Qua việc tham gia các hoạt động như trang trí lồng đèn, tự tay làm bánh Trung Thu hay tham gia các trò chơi dân gian, trẻ em có cơ hội phát triển kỹ năng xã hội, tư duy sáng tạo và tương tác xã hội.

- Khuyến khích tình yêu đối với văn hóa dân tộc: Lễ Trung Thu thường liên quan đến những câu chuyện thần thoại về cách mặt trời và mặt trăng tương tác, thể hiện sự đoàn kết và tương thân tương ái. Qua đó, trẻ em được khuyến khích yêu quý đất nước và biết trân trọng tình thân thuộc, tình bạn bè.

- Giáo dục tinh thần đồng đội và chia sẻ: Lễ Trung Thu thường đi kèm với việc chia sẻ bánh Trung Thu và quà tặng với bạn bè và người thân. Điều này giúp trẻ em hiểu về tình thần đồng đội, chia sẻ và tôn trọng người khác.

- Tạo niềm vui và kỷ niệm: Lễ Trung Thu là một dịp thú vị, tạo niềm vui và kỷ niệm đáng nhớ trong tuổi thơ của trẻ em. Những khoảnh khắc vui vẻ, những trò chơi và hoạt động cùng gia đình và bạn bè sẽ là những kỷ niệm đẹp suốt đời.

- Phát triển ý thức về tôn trọng môi trường: Việc sử dụng đèn ông sao truyền thống bằng các nguyên liệu tự nhiên như tre, giấy và nến thảo dược khuyến khích trẻ em học cách tôn trọng môi trường và sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững.

Tổ chức tết Trung thu truyền thống

Tổ chức lễ Trung Thu cho thiếu nhi mang đến nhiều giá trị quý báu và giúp trẻ em phát triển một cách toàn diện về mặt văn hóa, tinh thần và xã hội.

Những ý tưởng tổ chức Trung thu hấp dẫn cho thiếu nhi

Tổ chức trung thu cho các em nhỏ là chuỗi các hoạt động đa dạng, trong đó có những trò chơi dân gian, nhưng cũng có những tiết mục văn nghệ mang màu sắc của hiện đại. Có nhiều cách để tổ chức trung thu nhưng thời gian gần đây, các cụm dân cư, nhóm hội, các đơn vị thường lồng ghép sự truyền thống và hiện đại trong ý tưởng tổ chức Trung thu của mình. Theo đó, những ý tưởng tổ chức đêm hội trăng rằm có thể kể tới như:

1. Lễ rước đèn Trung thu

Nét đặc sắc nhất trong tết Trung thu chính là hoạt động rước đèn. Xưa kia đèn trung thu chỉ được làm từ những nguyên liệu thô sơ như vỏ bưởi, tận dụng những hộp xà phòng, hộp sữa,... thì hiện nay, trên thị trường luôn có sẵn muôn vàn loại đèn lồng nhiều màu sắc. Trong số đó, loại đèn truyền thống nhấ và đi cùng năm tháng vẫn là đèn ông sao. Thắp nến để chiếc đèn bừng lên sắc màu rất vui mắt, đứa trẻ nào cũng mong được cầm đèn ông sao đi dưới ánh trăng rằm, miệng ca hát những ca khúc quen thuộc. Đây sẽ trở thành một ký ức không thể quên trong quá trình trưởng thành của các bé.

Lễ rước đèn Trung thu

2. Rộn ràng múa lân - đặc trưng của mùa Trung thu

Tại nhiều vùng, mỗi khi Trung thu đến không thể không có tiếng trống rộn ràng của đội múa lân. Thậm chí nhiều đội lân chỉ đợi đèn đường bật sáng là nổi trống đi khắp các con đường, phố nhỏ,... Từng nhịp trống, nhịp nhảy, những điệu múa lân mang đến sự tươi vui, rộn ràng, may mắn cho tất cả mọi người.

Múa lân là đặc trưng của mùa Trung thu.

3. Các tiết mục văn nghệ hấp dẫn ngày Tết Trung thu

Nếu chỉ có tiếng trống múa lân, bữa tiệc ngày Tết Trung thu còn chưa đủ đầy, bởi âm thanh sôi động đêm trăng rằm còn có lời ca tiếng hát, những điệu múa uyển chuyển do chính các em nhỏ biểu diễn. Dù có thể chỉ là những tiết mục "cây nhà lá vườn" nhưng đằng sau những tiết mục là nỗ lực tập luyện, mong muốn được tỏa sáng của các em nhỏ. Những hoạt động này cũng là sự kiện thúc đẩy để các bé tự tin thể hiện những tài lẻ của mình.

Văn nghệ ngày trung thu

4. Tổ chức các trò chơi dân gian

Để tăng tính gắn kết cho những bạn nhỏ tham gia chương trình Tết Trung thu thì việc tổ chức các trò chơi truyền thống là một lựa chọn thú vị và cần thiết. Có những trò chơi đòi hỏi sự vận động như kéo co, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuổi,... sẽ giúp các em nhỏ có những giờ phút thoải mái cùng bạn bè. Không cần TV, không cần Internet, những trò chơi dân gian vẫn có sức hấp dẫn vô cùng đối với các em nhỏ.

Đập niêu - một trò chơi dân gian thú vị ngày Tết Trung thu

5. Phá cỗ linh đình

Phá cỗ thường là hoạt động chốt lại chương trình Trung thu tràn đầy niềm vui. Cỗ Trung thu có thể to hoặc nhỏ, tùy vào điều kiện tổ chức nhưng nó đều mang lại sự phấn khởi cho những người tham gia. Thông thường, những mâm cỗ này được cúng tế trời đất, tổ tiên với ước vọng về một cuộc sống an yên, khỏe mạnh, mọi sự tốt đẹp. Từ đó, việc phá cỗ này giống như một cách để thụ lộc vậy.

Phá cỗ trăng rằm

Các bước lên kế hoạch để được tổ chức được tiệc trung thu độc đáo

Lên kế hoạch tổ chức là điều gần như bắt buộc và đầu tiên nếu bạn muốn có được một chương trình có sức hút và tạo dấu ấn. Với các chương trình trung thu lại càng cần một kế hoạch cụ thể và rõ ràng, cần có sự tỉ mỉ vì đối tượng chính tham gia là các bé nhỏ vốn rất hiếu động. Kế hoạch tổ chức trung thu có thể bao gồm:

1. Khâu lên kịch bản tổ chức chương trình một cách chi tiết

Một chương trình trung thu được tổ chức bài bản, khoa học sẽ được xây dựng dựa trên kịch bản hấp dẫn. Theo đó, nhiều nhân vật bước ra từ tiểu thuyết như ông trăng, chị Hằng, chú Cuội và bạn thỏ ngọc đáng yêu. Những tích truyện cổ có thể được tái hiện dưới dạng những vở kịch, những bài thuyết trình sinh động giúp các em nhỏ có sự phân biệt và nhớ đến Tết Trung thu với những nét độc đáo riêng.

Kỹ càng cho những tình huống, lên kịch bản cho buổi tiệc

2. Dự kiến địa điểm tổ chức

Không giống các chương trình khác, chương trình trung thu đòi hỏi một không gian tương đối rộng, thoáng mát để tổ chức được các trò chơi mang tính vận động cao. Bạn có thể tổ chức trong nhà hay ngoài trời, chỉ cần đảm bảo rằng chương trình sẽ không bị gián đoạn nếu có sự thay đổi thời tiết trong phạm vi cho phép.

Dự kiến địa điểm tổ chức

Trung thu thường rơi vào mùa mưa bão, vì vậy, nên có phương án dự phòng tổ chức một vài hoạt động trong nhà và ngoài trời đan xen nhau. Các hoạt động ngoài trời cũng cần tính đến các yếu tố lều, bạt phòng khi mưa nắng. Thêm nữa, do nhân vật chính của buổi lễ là các em nhỏ, vì vậy khi lựa chọn địa điểm tổ chức, bạn nên lưu ý không tổ chức ở những điểm quá cao, những điểm gần ao hồ mà không có phân cách. Địa điểm tổ chức buổi lễ trung thu cần có sự rà soát và loại trừ các yếu tố rủi ro.

3. Thời gian tổ chức

Thông thường, chúng ta vẫn quan niệm nên tổ chức trung thu vào đúng ngày trăng tròn nhất năm, tuy nhiên, bạn cũng có thể tổ chức sớm hoặc muộn hơn một vài ngày vào dịp cuối tuần để các em nhỏ và cả các bậc phụ huynh có thể tham gia. Điều quan trọng nhất là cần đa dạng hoạt động, cũng như có tính gắn kết giữa các đối tượng tham gia, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi.

Cân nhắc thời gian tổ chức tiệc trung thu

4. Xác định số lượng bé nhỏ tham gia cùng các khách mời

Việc xác định số lượng bé tham gia chỉ mang tính ước lượng nhưng lại có thể giúp lên một chương trình cụ thể nhất. Từ đây bạn có thể dự trù các trò chơi, chuẩn bị các phần quà, có những phương án tổ chức ăn uống phù hợp. Nên thông báo sớm hơn ngày tổ chức tiệc trung thu 1 tuần để các bậc phụ huynh có sự chủ động sắp xếp các chương trình cũng như việc học tập của các bé để có thể tham gia trọn vẹn mà không lăn tăn.

Dự trù số lượng bé tham gia tiệc

5. Lên phương án kinh phí tổ chức

Nếu xác định được kinh phí tổ chức chương trình, ban tổ chức có thể chủ động lên chương trình phù hợp, tránh những lãng phí không đáng có. Ban tổ chức cũng có thể lên phương án kêu gọi các nguồn tài trợ khác nhau, dưới hình thức hiện vật hoặc tiền mặt. Sự tham gia của nhiều cá nhân, tập thể sẽ giúp chương trình có thêm nguồn kinh phí, từ đó có sự đầy đặn trong các đầu mục chương trình.

Xác định phương án kinh phí tổ chức

6. Tiến hành phân công nhân sự khâu tổ chức

Khi đã lên kế hoạch chi tiết và xác định được kinh phí tổ chức, ban tổ chức cần có sự phân công cụ thể về nhân sự. Nên xác định những vị trí then chốt là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó, tiến hành họp nhóm để sự phân công công việc diễn ra công bằng, tránh những hiểu lầm không đáng có. Nếu đơn vị không đủ nhân sự để tổ chức thì bạn hoàn toàn có thể cân nhắc đến việc thuê công ty tổ chức sự kiện.

Phân công nhân sự cho buổi tiệc

Gợi ý các cách tổ chức tiệc trung thu tốt nhất

1. Trang trí sân khấu tổ chức

Dù quy mô chương trình lớn hay nhỏ thì việc có sân khấu được trang trí đẹp đẽ là điều cần thiết đầu tiên. Đây sẽ là nơi sáng nhất, thu hút ánh nhìn của mọi người tham gia. Vì thế, sân khấu cần được trang trí tỉ mỉ theo chủ đề Đêm hội trăng rằm Trung thu với các phụ kiện chị Hằng, chú Cuội, ông trăng, những chiếc bánh trung thu, đèn ông sao,... Đây đều là những biểu tượng gợi nhớ đến đêm trăng tròn trong lòng mỗi người.

Ban tổ chức cũng có thể thiết kế khu vực đủ rộng với ánh sáng hợp lý để khách có thể tới chụp ảnh làm kỷ niệm.

2. Hình thành các nhóm trò chơi cụ thể, thu hút các bé tham gia

Tết Trung thu được tổ chức hướng tới các bé nhỏ, vậy nên chị Hằng hoặc chú Cuội có thể cùng nhau kêu gọi sự tham gia của các em trong các trò chơi dân gian cụ thể. Đây là cách để khuấy động không khí, giúp các bé bước ra khỏi sự sợ hãi ban đầu, mở lòng tiếp xúc với những người bạn khác.

Trong những năm gần đây, nhiều đơn vị còn tổ chức những cuộc thi nhỏ cho các bé, như thi làm đèn lồng, thi múa lân,... nhằm kích thích sự tham gia của các em nhỏ. Tuy nhiên, ban tổ chức cũng cần chia nhóm trẻ với độ tuổi gần nhau để có sự đồng đều trong mỗi trò chơi. Các bé cũng có thể có được cảm giác thân quen và có thể chơi hết mình.

3. Ôn lại những tích truyện cổ, nguồn gốc Tết Trung thu cùng các em nhỏ

Việc ôn lại những tích cũ về các nhân vật cổ tích gắn liền với Trung như chị Hằng, chú Cuội, thằng Bờm có thể được kể lại dưới dạng những vở kịch, những bài thơ. Người dẫn dắt câu chuyện nên đóng 2 nhân vật chính, thường xuất hiện trong các buổi diễn đêm trăng rằm là chị Hằng, chú Cuội. Sự hóa trang ngộ nghĩnh cùng cách nói chuyện đơn giản, dễ hiểu giúp các bé thấy rõ những ý nghĩa của chương trình trung thu mà các bé tham gia

4. Chuẩn bị những phần quà tặng ý nghĩa

Là chương trình dành cho thiếu nhi, việc chuẩn bị quà cho các bé luôn được cân nhắc để các bé hào hứng đón nhận. Quà có thể không cần nhiều, không quá giá trị nhưng sẽ giúp bé ý thức được cần phải cố gắng hơn nữa trong học, cuộc sống, để đến dịp Trung thu tới sẽ lại được tham dự những hoạt động vui vẻ như vậy.

Hãy giáo dục con em mình không chỉ chơi theo nhóm mà còn sẵn sàng chia sẻ những món quà của mình dành cho bạn bè, nhất là những người bạn kém may mắn hơn mình. Những món quà nhỏ sẽ giúp các bé xích lại gần nhau hơn.

Vì là bữa tiệc ngày Tết Trung thu, nên những chiếc bánh trung thu sẽ là phần quà thích hợp và ý nghĩa cho mọi người tham gia. Đừng quên chuẩn bị những chiếc bánh trung thu đong đầy tình cảm trên bàn tiệc đêm trăng tròn này nhé!

Liên hệ tổ chức workshop trung thu hấp dẫn, vui vẻ cùng phòng bánh Beekitchen

Mùa trăng năm nay nhà Bee rất mong muốn được đồng hành cùng bạn để tổ chức những hoạt động vui nhộn, ý nghĩa dành cho các bạn nhỏ. Tại Beemart, chúng mình hỗ trợ tổ chức các buổi workshop làm bánh trung thu thú vị, hứa hẹn sẽ mang tới cho các bé một buổi vui chơi bổ ích và đáng nhớ. 

Liên hệ để được tư vấn với chi phí tiết kiệm nhất:

- Hotline: 090 216 0080

- Fanpage: Phòng bánh Beekitchen

Trên đây Beemart đã giới thiệu tới bạn một số ý tưởng tổ chức buổi tiệc ngày Tết Trung thu thú vị. Hy vọng qua bài viết này, mọi người có thể lên kế hoạch tổ chức và tận hượng mùa Tết Đoàn viên trọn vẹn cùng các bé thiếu nhi nhé!

Bạn cũng có thể tự làm bánh tại nhà khi mua nguyên liệu làm bánh Trung thu tại Beemart nhé, rất tiện lợi an toàn mà giá tốt nhất. Chúc bạn làm thành công!

Thử tự làm bánh trung thu tại nhà với trọn bộ set nguyên liệu làm bánh tiện lợi nhà Bee. Chúng mình có sẵn các set từ truyền thống, hiện đại, bánh trung thu Đài Loan tới các dòng bánh trung thu chay, bánh cho người ăn theo chế độ TẠI ĐÂY:

combo làm bánh trung thu

------------------------------

Beemart cung cấp đầy đủ các nguyên liệudụng cụ làm bánh CHÍNH HÃNG khác với GIÁ VÔ CÙNG TỐT. Tải app Beemart ngay hôm nay để mua sắm tiện lợi - dễ dàng và update thông tin làm bánh nấu ăn được nhanh nhất nhé !

App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH

👉 Tải app để mua sắm tiện lợi hơn TẠI ĐÂY!

☎️ Hotline hỗ trợ: 1900.636.546 

Điểm lại xu hướng Bánh Trung Thu Handmade 2024- Các vị bánh mới lên ngôi!

Điểm lại xu hướng Bánh Trung Thu Handmade 2024- Các vị bánh mới lên ngôi!

Mùa Trăng 2024 đã qua, nhưng dư âm về một thị trường bánh Trung thu handmade đầy màu sắc vẫn còn đó. Bánh handmade giờ đây là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người vì sự sáng tạo về hương vị, chất lượng trong thành phẩm và đa dạng mẫu mã. Hãy cùng nhìn lại những xu hướng của bánh Trung thu năm 2024 nhé! 1. Bánh Truyền Thống: Tôn Vinh Vẻ Đẹp Mộc Mạc & Chất Lượng Nguyên Bản Năm 2024 đánh dấu sự thoái trào của những mẫu bánh hoa văn nổi 3D cầu kỳ. Thay vào đó, xu hướng tối giản, mộc mạc lên ngôi, trả lại cho chiếc bánh Trung thu vẻ đẹp nguyên bản vốn có. Khi lớp trang trí bên ngoài được tinh giản, mọi sự chú ý đổ dồn vào yếu tố cốt lõi: chất lượng nhân bánh. Những nơi làm bánh handmade đã tuyển chọn và nâng tầm các loại nhân truyền thống, mang đến những chiếc bánh mới mẻ hơn: Nhân Thập Cẩm Hảo Hạng: Không còn là sự pha trộn thông thường, nhân thập cẩm giờ đây là sự kết hợp tinh tuyển của lạp xưởng loại 1, gà quay lá chanh thơm lừng, jambon hảo hạng, cùng các loại mứt và hạt cao cấp như hạt điều, hạt dưa loại to, mứt sen trần. Mỗi thành phần đều hoà quyện tạo nên một tổng thể hài hòa, đậm đà mà không ngấy. Nhân cốm xào: Sự kết hợp tinh tế giữa hương cốm non thơm dịu, dẻo ngọt đặc trưng của mùa thu Hà Nội cùng lớp vỏ bánh trung thu là một lựa chọn vừa quen thuộc lại vừa mới lạ,  2. Bánh Hiện Đại: Cơn Sốt Sáng Tạo Hương Vị Không Giới Hạn Nếu bánh truyền thống tìm về giá trị nguyên bản thì phân khúc bánh hiện đại lại là một sân chơi bùng nổ của sự sáng tạo. Dù là bánh sản xuất theo dây chuyên hay handmade đều cập nhật các dòng bánh mới, phù hợp hơn với đối tượng trẻ.  Cơn Sốt Bánh Lava Trứng Chảy: Những chiếc bánh với lớp vỏ mềm xốp, ẩn chứa dòng nhân trứng muối tan chảy óng ả khi cắt ra đã thực sự tạo nên một "cơn địa chấn". Vị béo mặn của trứng muối hòa quyện hoàn hảo với vị ngọt của vỏ bánh, mang đến trải nghiệm vị giác khó quên. Vị Âu Trong Bánh Á: Hương vị Tiramisu với cà phê, rượu rum và phô mai mascarpone béo ngậy được đưa vào làm nhân bánh, tạo nên một sự giao thoa văn hóa ẩm thực đầy thú vị. Sự Kết Hợp Độc Lạ: Mochi chà bông trứng muối là một ví dụ điển hình cho sự phá cách. Lớp mochi dẻo dai bên trong, kết hợp vị mặn mòi của chà bông và vị béo của trứng muối đã tạo ra một hương vị "gây nghiện", lạ miệng mà cực kỳ cuốn hút. Hương Vị Tươi Mát của bánh dẻo lạnh màu sắc với cùng với các vị nhân hoa quả: Vỏ bánh mềm dẻo, mát lạnh đưuojc tạo hình độc đáo cùng với các loại bánh nhân hoa quả như dâu tây, chanh dây mang đến làn gió mới, với vị ngọt thanh và hương thơm tự nhiên, giúp cân bằng và giải ngấy hiệu quả. 3. Bánh Healthy: Lựa Chọn "Ít Ngọt" Từ Các Loại Hạt Bổ Dưỡng Chưa bao giờ xu hướng "ăn sạch, sống khỏe" lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường bánh Trung thu như năm 2024. Đáp ứng nhu cầu này, dòng bánh healthy tập trung vào việc giảm ngọt và tối đa hóa giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là từ các loại hạt. Vỏ bánh được làm bằng Bột mì nguyên cám nhiều chất xơ, giúp no lâu hạn chế việc ăn vặt. Nhân bánh sử dụng chất tạo ngọt tự nhiên như mật ong, mật hoa dừa, đường ăn kiêng...ngoài ra mix thêm các loại hạt mang lại vị ngọt dịu nhẹ và an toàn cho sức khỏe, phù hợp cho cả người ăn kiêng và người cần kiểm soát đường huyết. Trên đây là tổng hợp những xu hướng nổi bật đã định hình nên một mùa trăng 2024 đầy hương vị và sắc màu. Từ sự trở lại của những giá trị truyền thống đến các sáng tạo độc đáo vì sức khỏe, bức tranh toàn cảnh về bánh Trung thu đã được điểm lại một cách trọn vẹn. Vậy, bạn đã chọn được hướng đi nào cho mùa Trung thu 2025, khi chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm được ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng? Một chiếc bánh ngon không chỉ đến từ công thức độc đáo, mà còn bắt nguồn từ những thành phần tuyển chọnvà an toàn nhất. Hãy bắt đầu hành trình sáng tạo của bạn bằng cách tham khảo thêm các dòng nguyên liệu làm bánh Trung thu chất lượng tại Bee nhé! >>> Xem thêm ĐỒ LÀM BÁNH TRUNG THU Và đừng quên theo dõi Beemart để chờ bài viết dự đoán xu hướng Trend Trung thu 2025, hứa hẹn sẽ mang đến những phân tích sâu sắc giúp bạn bắt trọn cơ hội trong mùa trăng sắp tới!

Cách làm bánh mì bơ Pháp Hot hit tại gia

Cách làm bánh mì bơ Pháp "Hot hit" tại gia

Không cần phải đến tiệm bánh, giờ đây bạn hoàn toàn có thể tự tay làm những chiếc bánh mì bơ Pháp "hot hit" này ngay tại nhà với công thức chuẩn, đảm bảo thành công 100%. Với lớp vỏ giòn nhẹ, ruột bánh mềm thơm quyện cùng vị bơ béo ngậy tan chảy, rắc chút đường ngọt nhẹ, món bánh này thực sự gây "thương nhớ". Hãy cùng vào bếp với công thức chi tiết dưới đây nhé! Chuẩn Bị Nguyên Liệu – Đơn Giản, Dễ Tìm Để làm ra những chiếc bánh mì bơ Pháp thơm ngon, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu quen thuộc sau: * Phần Bột Bánh: 400g bột mì số 13 (bột mì làm bánh mì chuyên dụng giúp bánh dai và có độ nở tốt). 7g men lạt vàng (men instant). 40g đường kính 4g muối tinh. 1 quả trứng gà nhỏ (khoảng 45g, bỏ vỏ). 160 - 180g sữa tươi không đường (điều chỉnh lượng sữa tùy độ hút nước của bột). 40g bơ lạt (như bơ Anchor chất lượng cao) – lấy ra ngoài khoảng 10-15 phút trước khi dùng để bơ mềm nhưng không chảy nước. * Nguyên Liệu Topping Phủ Mặt Bánh: 40g bơ lạt (để mềm ở nhiệt độ phòng). Đường kính (đường cát trắng). Cách Làm Bánh Mì Bơ Pháp "Chuẩn Tiệm" Ngay Tại Nhà Với sự trợ giúp của máy trộn bột và một chút kiên nhẫn, bạn sẽ có ngay những chiếc bánh mì bơ Pháp thơm lừng: - Bước 1: Trộn Bột Cơ Bản: Cho bột mì, men, đường, muối tinh vào cối máy trộn Bear (hoặc máy trộn bột khác) và trộn đều trong vài giây. Tiếp theo, cho trứng và sữa tươi vào máy, bật chế độ trộn khoảng 10 phút cho hỗn hợp quyện đều. Sau đó, cho từ từ bơ lạt đã làm mềm vào và tiếp tục đánh trong khoảng 20-30 phút nữa. Kiểm tra bột: Khi bột trở nên bóng mịn, đàn hồi và có thể kéo thành màng mỏng mà không bị rách là đạt yêu cầu. - Bước 2: Ủ Bột Lần 1 (Bulk Fermentation): Phết một lớp dầu ăn mỏng đều vào một chiếc tô lớn. Lấy khối bột đã nhồi xong ra bàn, đập nhẹ vài cái để làm mịn bề mặt, sau đó vo tròn lại. Cho khối bột vào tô đã phết dầu, bọc kín tô bằng màng bọc thực phẩm và ủ ở nơi ấm áp khoảng 30 phút, hoặc cho đến khi bột nở gấp đôi. - Bước 3: Tạo Hình Bánh: Lấy bột ra khỏi tô, chia khối bột thành 10 phần bằng nhau, mỗi phần khoảng 70g. Vo tròn từng viên bột và đậy kín lại, để bột nghỉ thêm 10 phút. Sau đó, cán mỏng từng viên bột thành hình oval hoặc chữ nhật, rồi cuộn lại chặt tay theo chiều dọc như cách làm bánh mì thông thường. - Bước 4: Ủ Bánh Lần 2 (Proofing): Xếp bánh đã tạo hình vào khay nướng có lót giấy nến. Cho khay bánh vào lò (hoặc nơi kín, ấm áp) để ủ cho đến khi bánh nở gấp đôi. Đây là bước quan trọng để bánh có độ xốp mềm khi nướng. - Bước 5: Nướng Bánh & Hoàn Thiện: Bật lò nướng ở nhiệt độ 180°C và làm nóng lò trước 15 phút. Trong lúc chờ lò nóng, đánh tan 1 quả trứng gà với một chút nước. Dùng chổi phết một lớp thật mỏng hỗn hợp trứng lên mặt bánh. Trước khi cho bánh vào lò, dùng dao lam thật sắc rạch một đường dứt khoát dọc thân bánh (để bơ topping có chỗ chảy ra và bánh nở đẹp). Cho bơ mềm (phần topping) vào túi bắt bông kem, bơm một đường dài lên vết rạch trên mỗi chiếc bánh. Rắc đều đường kính lên khắp mặt bánh. Cho khay bánh vào lò, nướng khoảng 17-20 phút. Lưu ý quan trọng: Khi bánh bắt đầu chuyển màu vàng hanh, hãy nhanh chóng che phủ bằng giấy bạc để tránh bánh bị cháy mặt. Nướng được nửa thời gian thì xoay khay bánh để bánh chín vàng đều. - Bước 6: Thưởng Thức Nóng Hổi: Bánh sau khi ra lò sẽ có lớp bơ tan chảy thơm lừng và đường hơi caramen hóa. Bánh mì bơ Pháp ngon nhất khi thưởng thức nóng hổi. Mời cả nhà cùng nhâm nhi thành quả của bạn nhé! Với công thức chi tiết và những mẹo nhỏ này, việc làm bánh mì bơ Pháp tại nhà sẽ trở nên vô cùng dễ dàng và thú vị. Chúc các chị em nội trợ thành công với món bánh "hot hit" này và có những bữa ăn ngon miệng, ấm áp bên gia đình! >>> Tham khảo Máy trộn bột Bear đang có gíá sale hấp dẫn TẠI ĐÂY

Tiramisu không mascarpone – Công thức thay thế hoàn hảo, thử là mê!

Tiramisu không mascarpone – Công thức thay thế hoàn hảo, thử là mê!

Tiramisu – món tráng miệng nổi tiếng đến từ nước Ý – từ lâu đã chinh phục trái tim của biết bao tín đồ ẩm thực. Nhưng nếu bạn muốn tự làm tiramisu tại nhà mà không tìm được mascarpone, đừng lo vẫn có cách để giữ nguyên hương vị thơm béo, mềm mịn mê hoặc ấy mà không cần đến nguyên liệu “khó tìm” này. 1. Tiramisu- Món bánh ai cũng nên thử ít nhất một lần. Không phải ngẫu nhiên mà tiramisu được ví như “món tráng miệng khiến người ta yêu lại từ đầu”. Lớp kem béo ngậy hòa quyện với vị đắng nhẹ của cà phê, xen kẽ từng lớp bánh ladyfinger mềm ẩm, thơm lừng – tất cả tạo nên sự cân bằng tuyệt vời giữa các tầng vị giác. Với cấu trúc không cần nướng, cách làm không quá phức tạp và vị ngon chuẩn châu Âu, tiramisu không chỉ là món tráng miệng, mà còn là “liệu pháp hạnh phúc” trong từng chiếc muỗng. Dù bạn đang tìm món bánh cho một buổi hẹn hò, buổi tiệc nhỏ hay đơn giản chỉ là muốn chiều chuộng bản thân, thì tiramisu luôn là lựa chọn không thể thất bại. 2. Vì sao cần thay thế Mascarpone? Mascarpone là linh hồn của Tiramisu cổ điển, nhưng không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng mua được loại phô mai tươi béo mịn này – đặc biệt ở các khu vực không gần siêu thị lớn hoặc vào những thời điểm khan hàng. Ngoài ra, mascarpone cũng có giá thành cao, khó bảo quản và dễ bị hỏng nếu không dùng hết. Vì thế, việc tìm một giải pháp thay thế mascarpone mà không làm mất đi linh hồn của món bánh chính là điều mà người làm bánh tìm kiếm. 3. Bột tiramisu- Giải pháp thay thế tiện lợi và không làm thay đổi hương vị Nghe có vẻ lạ nhưng bột tiramisu hiện nay là một sản phẩm tiện lợi, được thiết kế để mô phỏng chính xác vị béo mượt của mascarpone pha trộn với kem trứng và đường – thành phần cốt lõi tạo nên tầng kem đặc trưng của món bánh này. Loại bột này: - Hàm lượng chất béo vừa phải, không gây ngấy - Kem mướt mịn, có một chút gelatine trong bột nên lớp kem được giữ form tốt hơn, không lo thất bại  - Dễ dàng bảo quản ở nhiệt độ thường, không cần dùng ngay - Pha nhanh, không cần máy đánh trứng, không cần nấu Và đặc biệt, không ảnh hưởng đến hương vị nguyên bản, giúp món tiramsu mềm tan chuẩn Ý. 4. Cách làm Tiramisu không cần Mascarpone (khẩu phần ~2-3 nguời) * Nguyên liệu: - 40g bột tiramisu - 50g whipping khô - 180ml sữa tươi không đường - 1 quả trứng gà - 1 túi bánh sampa (lady fingers) (~15 bánh) - 10g rượu rhum - 5g cacao - 1 gói cafe đen hoà tan * Cách làm Bước 1: Pha cà phê và rượu rhum - Hoà bột cà phê với 100ml nước nóng, khuấy đều. Thêm 5g rươụ rhum vào khuấy đều và để nguội Bước 2: Đánh trứng cách thuỷ - Đập 1 quả trứng gà vào tô chịu nhiệt, thêm 2 thìa nhỏ hỗn hợp cà phê ở trên. Đặt tô lên nồi nước nóng (không để đáy to chạm nước), vừa đun vừa khuấy đều tay.  - Khi trứng ấm nhẹ và sủi tăm, nhấc ra dùng phới đánh bông nhẹ 2-3 phút Lưu ý: Không để trứng quá nóng, tránh bị chín. Bước này để trứng bông nhẹ, mịn mượt. Bước 3: Trộn kem Tiramisu - Hoà 40g bột tiramisu với 100ml nước ấm, khuấy tan đều. Để yên 3-5 phút cho bột nghỉ, nở và mịn hơn.  Bước 4: Đánh kem whipping - Trộn 50g bột whipping khô với 110ml sữa lạnh, dùng phới lồng) đánh mạnh từ 5-10 phút cho đến khi kem bông mềm, tạo vân là đạt (có thể dùng máy đánh trứng để thao tác này nhanh hơn). Bước 5: Trộn hỗn hợp kem - Cho đều hỗn hợp kem whipping, kem tiramisu và trứng đã đánh bông vừa nãy. Khuấy nhẹ tay theo kiểu fold (xới nhẹ từ dưới lên) để giữ độ bóng. Bước 6: Xếp bánh  - Nhúng nhanh từng miếng bánh sampa vào hỗn hợp cà phê ở bước 1 (nhúng khoảng 1 giây mỗi mặt) - Xếp lần lượt 1 lớp bánh, 1 lớp kem, lặp lại khoảng 2-3 lần tuỳ theo độ cao của hộp. Dàn mặt kem phẳng, cho vào ngăn mát Bước 7: Làm lạnh và hoàn thiện - Để lạnh ít nhất 4-6h hoặc qua đêm để bánh thấm vị và kem định hình - Trước khi ăn rắc bột cacao lên mặt bánh và trang trí tuỳ ý muốn. 5. Mẹo nhỏ để giúp bánh tiramisu ngon hơn - Dùng cà phê đậm đặc: Giúp bánh không bị nhạt khi ăn - Không nhúng bánh quá lâu: Sẽ khiến bánh bị nát và mất cấu trúc - Rắc bột cacao ngay trước khi ăn: Giữ được màu đẹp, không bị hút ẩm. 6. Tiramisu cổ điển- Giao tận nơi, giữ trọn hương vị! Nếu bạn muốn thưởng thức món tiramisu chuẩn vị Ý mà không cần chuẩn bị gì cả – hãy thử ngay Tiramisu cổ điển- Giao hàng toàn quốc của Beemart. - Nguyên liệu được đóng sẵn thành từng túi riêng biệt - Định lượng chuẩn vị, công thức truyền thống Ý - Trong set được tặng hộp inox giữ lạnh lâu hơn dù bạn có mang ra ngoài - Giao hàng toàn quốc >>> Thử ngay Set làm bánh Tiramisu cổ điển Và nếu bạn là tín đồ matcha hoặc muốn thử một phiên bản thanh mát, lạ miệng hơn, hãy thử ngay Tiramisu Matcha- biến tấu độc đáo đang được yêu thích không kém! >>> Thử ngay Set làm bánh Tiramisu matcha Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo các công thức khá làm bánh không cần lò nướng TẠI ĐÂY

Bánh ô long Nhài nhãn- Nhất định phải Thử một lần

Bánh ô long Nhài nhãn- Nhất định phải "Thử một lần"

Thanh mát, nhẹ nhàng như hương trà chiều- chiếc bánh ô long nhài nhãn không chỉ là món bánh đơn giản mà là cả một trải nghiệm vị giác đầy tinh tế. Tìm hiểu ngay vì sao món bánh này lại khién bao người "phải lòng" ngay từ lần đầu tiên nhé! 1. Trà ô long và nhài- Cặp đôi "tương sinh" về hương vị Không đơn thuần chỉ là sự kết hợp "lạ miệng", trà ô long và hoa nhài vốn đã được xem là cặp đôi bổ sung hoàn hảo - Ô long có vị chát nhẹ, hậu ngọt, thơm đậm giúp cân bằng độ ngọt của nhán và kem. - Nhài thì dịu, thanh khiết, khử bớt độ béo, giúp món bánh trở nên thanh mát hơn chứ không hề ngấy. - Nhãn tươi hay nhãn khô ít ai biết không chỉ là topping "ngon mắt", còn còn giúp tô lên hậu ngọt tự nhiên của trà ô long, cũng như trà làm nhãn ít gắt hơn- một hiệu ứng vị giác đầy thú vị. - Tầng kem không chỉ đẹp mà còn là cầu nối hương vị, kem là thứ khiến mỗi lớp trong bánh không bị "rời rạc". Nhiều quán sẽ biến tấu thêm một lớp Thạch trà- "nhân vật phụ" nhưng tạo cảm giác gây nghiện. Lớp thạch trà ô long giúp cân bằng độ mềm- giòn-mịn, khiến món bánh có chiều sâu hơn, không bị nhàm chán 2.  Lý do món bánh này đang viral trên mạng xã hội? Không chỉ nhờ hương vị- màu sắc củ các tầng bánh (trắng- nâu-vàng-trong) khi xếp lớp rất "aesthetic" và ăn ảnh, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thanh lịch và healthy- đung gu giới trẻ hiện nay. Nhiều bạn trẻ còn chia sẻ rằng "cảm giác như đang thưởng trà chứ không chỉ ăn bánh"- điều này tạo nên một sự khác biệt rõ rệt so với các món bánh ngọt thông thường. 3. Bánh dễ dàng tuỳ biến- Phù hợp với nhiều khẩu vị Tuỳ vào mỗi hàng quán sẽ biến tấu ra những phiên bản khác nhau, đặc biệt nổi bật 2 phiên bản: - Phiên bản basic với 3 tầng: Lớp bánh, lớp topping, lớp kem -> dành cho ai thích béo nhẹ - Phiên bản 5 tầng Double cream: Lớp bánh gato, kem pudding, thạch trà, topping, lớp kem -> thoả mãn người thích ăn đầy đặn, kết cấu đa dạng. 4. Bánh tưởng phức tạp- Hoá ra dễ không ngờ Nhìn lớp bánh nhiều tầng với sự kết hợp cầu kỳ, nhiều người sẽ nghĩ chiếc bánh chỉ có ngoài tiệm thôi, nhưng thật ra, việc tự tay làm bánh ô long nhài nhãn lại đơn giản hơn tưởng tượng rất nhiều. Nhờ các set nguyên liệu được chuẩn bị sẵn, bạn không cần phải là người có kinh nghiệm làm bánh, chỉ cần một chút khéo léo và khoảng 60 phút là đã có thể hoàn thành. Vị bánh sau khi làm xong vẫn thơm mát, thanh nhã, không kém gì ngoài hàng – thậm chí còn có thể điều chỉnh theo khẩu vị riêng. Đây chính là một trải nghiệm “nghệ thuật ẩm thực tại gia” vừa dễ làm vừa gây nghiện. Tại Beemart, chúng mình có 2 phiên bản cho bạn lựa chọn từ basic đến nâng cấp hơn. [SNL] Bánh Olong Nhàn Nhãn Basic ( Giao toàn quốc) - Thành phần: Bột bánh bông lan, Bột whipping khô, Trà olong khô + hoa nhài, Nhãn lồng sấy dẻo, trân châu 3Q trắng, 2 túi bắt kem, 2 hộp giấy kraft tròn 750ml 📖 Có hướng dẫn chi tiết kèm theo TẶNG KÈM: 2 hộp kraft tròn, túi bắt kem - Thành phẩm: 2 bánh với đường kính 14cm  [SNL] Bánh Olong Longan Double Cream - Thành phần: Bột bánh bông lan, bột whipping khô, bột ngô, đường, trà olong + hoa nhài khô, gelatin, nhãn lồng sấy dẻo, trân châu 3Q, 2 túi bắt kem, 2 hộp kraft tròn 1000ml Có hướng dẫn chi tiết kèm theo TẶNG KÈM: 2 hộp kraft + 2 nắp trong, túi bắt kem - Thành phẩm: 2 bánh ~1000ml Set nguyên liệu của chúng mình có thể ship toàn quốc, và đều kèm tờ hướng dẫn+ video chi tiết làm bánh. Đặt ngay set nguyên liệu bánh ô long nhài nhãn nhé! >>>> [SNL] Bánh Olong Nhàn Nhãn (giao toàn quốc)  

Khám phá cách làm bánh Dâu đại phúc độc đáo đón Xuân về

Khám phá cách làm bánh Dâu đại phúc độc đáo đón Xuân về

Thế giới ẩm thực đa dạng của Nhật Bản luôn làm chúng ta vừa tò mò, vừa thích thú mỗi khi được thưởng thức. Nếu như bánh mochi được biết tới như biểu tượng của sự viên mãn trong văn hóa Nhật Bản thì bánh "Đại phúc dâu" Ichigo Daifuku là biểu tượng của mùa xuân ở xứ sở Hoa anh đào. Cùng Beemart tìm hiểu cach làm món bánh may mắn này tại nhà trong bài biết dưới đây nhé! Xem thêm: Cách làm bánh mochi Nhật Bản đơn giản tại nhà Bánh Dâu đại phúc Ichigo Daifuku là gì? Bánh Dâu đại phúc, còn gọi là bánh Ichigo Daifuku thuộc bánh Daifuku, một loại bánh mochi nhỏ, mang hình dáng tròn đơn giản. Bánh có vỏ màu trắng, hồng hoặc xanh nhạt, bên trong có nhân ngọt. Nhân bánh được tùy biến đa dạng, thường là đậu đỏ, matcha, kem tươi hoặc nhân trái cây như kiwi, dưa lưới và phổ biến nhất là dâu tây. Bánh Dâu đại phúc thường được biết tới là bánh đại diện cho mùa xuân ở xứ Phù Tang do hai lý do. Lý do đầu tiên nằm ở cái tên Daifuku. Ban đầu, bánh có tên là Harabuto Mochi, nghĩa là "Bánh bụng bự" do hình dáng bánh to tròn, đầy đặn. Sau này, bánh được đổi tên thành Daifuku Mochi, cũng mang ý nghĩa "Bánh bụng bự". Trong tiếng Nhật, từ Fuku - Bụng; phát âm giống từ Fuku - Phúc trong "Hạnh phúc" - nên tên bánh tiếp tục thay đổi lần thứ 3 là Daifuku Mochi, viết tắt là Daifuku, mang ý nghĩa "bánh đại phúc, bánh nhiều may mắn, hạnh phúc". Bánh "đại phúc" nhân dâu tây được ưa chuộng nhất khi xuân tới vì lý do thứ hai như sau. Nếu cắt đôi bánh Ichigo Daifuku, màu trắng của vỏ bánh mochi và màu đỏ của dâu tây sẽ nổi bật lên, khiến chúng ta liên tưởng tới quốc kỳ Nhật Bản. Vì vậy, người dân đất nước được mệnh danh là Xứ sở hoa anh đào chọn dâu làm nhân phổ biến cho bánh Daifuku, và Ichigo Daifuku (Ichigo tiếng Nhật là Dâu tây) là loại bánh đại diện cho mùa xuân. Cách làm bánh Dâu đại phúc Ichigo Daifuku tại nhà Nguyên liệu làm bánh Dâu đại phúc - 100g bột làm bánh mochi (có thể thay bằng bột nếp) - 80g đường trắng - 150ml nước lạnh - 6 quả dâu tây (tương ứng 6 cái bánh) - 100g bột bắp Cách bước thực hiện làm bánh Dâu đại phúc - Bước 1: Cắt bỏ cuống dâu, rửa sạch, để một bên cho ráo nước - Bước 2: Cho 100g bột nếp, 80g đường trắng và khoảng 50ml nước vào 1 tô lớn rồi trộn đều. Nếu bột hơi khô, bạn tiếp tục thêm nước vào, từ từ từng thìa một, vừa thêm nước vừa khuấy đều để tránh bột bị nhão. - Bước 3: + Dành cho nhà có lò vi sóng: Khi bột đã được nhào dẻo dai, bạn cho tô bột vào lò vi sóng, để mức 600W trong 3 phút. Sau đó lấy ra, trộn đều hỗn hợp, tiếp tục cho vào lò vi sóng quay trong 1 phút, lấy ra trộn tiếp. Đến khi bột sánh lại, quánh dẻo, có màu hơi đục là bột đạt. + Dành cho nhà không có lò vi sóng: Sử dụng nồi hấp: Khi bột đã được nhào dẻo dai, bạn hấp hỗn hợp bột trong khoảng từ 30 - 40 phút, đến khi bột quánh dẻo và có màu hơi đục là bột đạt. Sử dụng chảo chống dính: Khi bột đã được nhào dẻo dai, bạn cho bột vào chảo, bật lửa vừa. Khuấy đều liên tục cho đến khi bột sánh lại, trở nên quánh dẻo và có màu hơi đục là bột đạt. - Bước 4: Cho hỗn hợp bột vừa nấu chín vào một cái khay đã phủ sẵn bột ngô. Rắc đủ lượng bột ngô để tay bạn không bị dính. - Bước 5: Bạn dùng cán cán hỗn hợp bột thành hình chữ nhật hoặc hình vuông mỏng, sau đó cắt thành các phần bằng nhau. - Bước 6: Bạn đặt một phần bột lên tay, cho trái dâu vào giữa bột, sau đó bọc lại. Bạn bọc quả dâu từ dưới lên, không cần phải bọc hết mà có thể chừa lại ở phần đỉnh cũng được. - Bước 7: Tiếp tục làm như vậy với các phần bột mochi còn lại với 5 trái dâu. Như vậy là đã xong 6 bánh Ichigo Daifuku. Vậy là Bee đã chia sẻ cho bạn cách làm món bánh Dâu đại phúc độc đáo cho mùa Tết đến Xuân về rồi đó. Hy vọng bạn sẽ có thêm lựa chọn cho những món ăn vặt cho dịp sum vầy bên gia đình và bạn bè đầu năm thêm ấm áp. Beemart chúc các bạn thành công!. Đừng quên theo dõi chúng mình để cập nhật thêm nhiều công thức thú vị cho các món ăn hàng ngày nhé ------------------------------------------------------------------------- Beemart cung cấp đầy đủ các nguyên liệu, dụng cụ làm bánh CHÍNH HÃNG khác với GIÁ VÔ CÙNG TỐT. Tải app Beemart ngay hôm nay để mua sắm tiện lợi - dễ dàng và update thông tin làm bánh nấu ăn được nhanh nhất nhé ! App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH  Tải app để mua sắm tiện lợi hơn!  Hotline hỗ trợ: 1900.636.546

Khám phá cách làm bánh Custard Emart hot trend

Khám phá cách làm bánh Custard Emart "hot trend"

Bánh custard emart đang là món ăn siêu hot với đông đảo thực khách, đặc biệt là với giới trẻ. Với một hộp 3 viên bánh, giá thành xấp xỉ 10.000d một chiếc đã làm các tín đồ ẩm thực say mê thời gian gần đây khi tình trạng xếp hàng nối dài những ngày qua. Hôm nay, cùng với Beemart tìm hiểu cách làm món bánh custard emart siêu hot này nhé!!! Xem thêm: Cách làm bánh đồng xu phô mai tại nhà ngon chuẩn vị Bánh custard tại Emart có hai loại nhân phổ biến, đó là nhân kem và nhân sô cô la. Dù đã ra mắt một thời gian, nhưng chúng vẫn thuộc top những loại bánh được "săn lùng" rất nhiều trong thời gian gần đây. Sự độc đáo của bánh Custard emart Nhận xét từ người đã thử bánh cho biết rằng nhân của bánh rất béo, ngậy, nhưng không quá ngọt, giống vị nhân bánh su. Vỏ bánh thì mềm, dai, và thơm mùi bánh bông lan. Đặc biệt, bánh được phủ thêm một lớp vụn bánh bông lan bên ngoài, tạo nên sự hấp dẫn và đặc trưng của loại bánh này. Khi ăn một miếng bánh custard vào miệng, chúng ta có thể cảm nhận được vị thơm ngậy của nhân kem custard, thưởng thức phần vỏ bánh ngọt thơm tạo nên một sự kết hợp tinh tế và ngon miệng giữa kết cấu và hương vị của bánh. Thật là ấn tượng phải không? Nguyên liệu làm bánh Custard emart Phần bột bánh mì Nước ấm (khách tự chuẩn bị) 100g Whipping 30g Đường 20g Muối 3g Men khô 5g Bơ đun chảy 10g Bột số 11 140g Bột gạo 35g Phần kem trứng Sữa 220g Lòng đỏ trứng gà 2 chiếc Đường 25g Bột bắp 15g Vani 1 ít Lớp phủ Kem tươi 100g Đường 10g Cốt bánh bông lan 10cm 1 cốt Dụng cụ Hộp krap đựng bánh chữ nhật nắp trong 1200ml 1 chiếc Găng tay nilon 2 đôi Túi bắt kem 2 chiếc >> Tham khảo set nguyên liệu làm bánh custard tại nhà TẠI ĐÂY!!! cách làm bánh mì kem castella Với bánh Custard emart, điểm thu hút nhất chính là phần nhân kem thơm ngọt béo ngậy mà không bị ngấy, đi kèm với đó là lớp kem bên ngoài vỏ bánh, điều làm cho chiếc bánh có vẻ ngoài đẹp mắt khi được điểm xuyết vụn bánh. Cùng Beemart tìm hiểu cách làm món bánh hot hit này nhé! Làm nhân bánh custard emart Bước 1: Trộn bột bánh - Lần lượt cho nước ấm, 30g whipping cream, 20g đường, 3g muối, 5g men khô vào bát và dùng phới lồng trộn đều - Cho tiếp 10g bơ đã đun chảy vào hỗn hợp và trộn đều - Tiếp theo, cho bột số 11 và bột gạo vào hỗn hợp, dùng spatula trộn cho đến khi được 1 hỗn hợp đồng nhất - Bọc kín và để bột nghỉ 15 phút trước khi nhào Bước 2: Nhào bột bánh lần 1 - Dùng thao tác đập và gập bột bánh khoảng 10 lần Bước 3: Ủ bột bánh lần 1 Đậy kín bột bằng khăn ẩm hoặc màng bọc thực phẩm, ủ bột trong khoảng 20 phút ở nhiệt độ khoảng 30 độ C. Bước 4: Nhào và ủ bột bánh lần 2 - Sau khi ủ lần 1, bột bánh nở gấp đôi, ta dùng nay nhấn để tránh các bọt khí - Nhào bột với thao tác đập bột và gập bột bánh khoảng 10 lần cho đến khi thấy bột mịn - Chia bột thành 6 phần bằng nhau - Vo tròn bột bánh, xếp vào khay có lót giấy nến và ủ khoảng 30 phút cho bánh nở hoàn toàn Bước 5: Nướng bánh - Khi bánh đã nở, nướng bánh ở 145 độ trong 15-17 phút (bật lò nước khoảng 15 phút) cho đến khi mặt bánh hơi vàng nhẹ - Để bánh nguội hoàn toàn Bước 6: Làm kem custard Trong thời gian đợi ủ bánh, chúng ta tiến hành làm kem custard - Cho vào chảo 220g sữa tươi, 2 lòng đỏ trứng, 25g đường, 15g bột bắp, một chút vani và trộn đều cho đến khi hòa quyện - Bật bếp đun ở lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều tránh bị vón cục - Đun đến khi lớp kem custard đặc và khá nặng tay, mịn, không lợn cợn thì bỏ ra âu, đây màng bọc tránh khô và để tủ lạnh khoảng 20 phút Bước 7: Làm kem tươi - Đánh bông 100g kem tươi với 10g đường - Trộn phần kem tươi với phần kem custard nhẹ nhàng theo 1 chiều(lưu ý trước khi trộn nên đánh lại kem custard cho mịn mượt để dễ trộn, tránh vón cục) - Bỏ phần kem vào túi bắt kem, để lai khoảng 1/4 số kem để nhúng bánh Bước 8: Chuẩn bị lớp kem phủ custard (lớp lụa) - Cốt bông lan chúng ta tiến hành cắt viền bánh, sau đó cắt nhỏ thành các miếng - Bóp vụn hoặc xay phần cốt đã cắt, sau đó bỏ tủ đông khoảng 20 phút cho cốt tơi xốp Bước 9: Bơm kem và nhúng kem - Dùng đũa tạo 1 lỗ trên bánh mì (xoay đều đũa để không gian bơm kem lớn hơn), lần lượt bơ phần kem đã chuẩn bị vào trong bánh - Nhúng bánh qua lớp kem trong bowl - Sau đó nhúng qua phần cốt bông lan để tạo lớp vỏ lụa bên ngoài Bước 10: Hoàn thiện bánh Vậy là chúng ta đã có thể tự làm những chiếc bánh custard siêu mềm, ngon ngọt với lớp phủ siêu thơm ngon đang "hót hòn họt" trên các mạng xã hội Đóng hộp và đem đi tặng người thân bạn bè ngay nào! Vậy là Bee đã chia sẻ cho bạn cách làm bánh custard emart "hot hit", cuốn hút vị giác của bạn ngay tại nhà. Hãy thử làm món bánh này và thưởng thức món ăn thú vị này cùng gia đình và bạn bè nhé. Chắc chắn sẽ là một món ăn vặt ngon miệng và thú vị dành cho bạn ngay tại nhà đó Beemart chúc bạn thành công. Đừng quên theo dõi chúng mình để cập nhật thêm nhiều công thức thú vị cho các món ăn hàng ngày nhé >> Cách làm các món ăn vặt thú vị, được yêu thích tại nhà >> Tổng hợp cách làm các món ăn vặt mùa hè thú vị đơn giản, dễ làm tại nhà ------------------------------------------------------------------------- Beemart cung cấp đầy đủ các nguyên liệu, dụng cụ làm bánh CHÍNH HÃNG khác với GIÁ VÔ CÙNG TỐT. Tải app Beemart ngay hôm nay để mua sắm tiện lợi - dễ dàng và update thông tin làm bánh nấu ăn được nhanh nhất nhé ! App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH  Tải app để mua sắm tiện lợi hơn!  Hotline hỗ trợ: 1900.636.546  

Liên hệ với chúng tôi