beemart.vn
Gluten là gì? Gluten Free là gì? Những điều cần lưu ý về Gluten trong thực đơn hàng ngày

Gluten là gì? Gluten Free là gì? Những điều cần lưu ý về Gluten trong thực đơn hàng ngày

Thứ Wed,
05/07/2023
(0) Nhận xét

Thế giới ẩm thực đang trở nên nhạy cảm với một chất gây tranh cãi - gluten. Trong thời gian gần đây, từ các cửa hàng thực phẩm đến các nhà hàng và quán cà phê, chúng ta thường nghe đến từ "gluten-free" (không chứa gluten) và những lựa chọn ăn uống tương tự. Nhưng bạn đã từng tự hỏi gluten là gì và tại sao nó lại trở thành một chủ đề nóng bỏng như vậy? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về gluten nhé

Tham khảo: >> Các loại bột mì thông dụng trong làm bánh nên tham khảo cho người mẫn cảm với Gluten

Gluten là gì? Công dụng của Gluten

1. Tổng quan về Gluten

Gluten là một loại protein, có trong lúa mì và nhiều loại ngũ cốc khác nhau. Về bản chất, gluten là một tập hợp lớn bao gồm hàng trăm loại protein riêng biệt có mối liên hệ với nhau, mà quan trọng nhất và chủ yếu nhất là gliadin và glutenin. Protein chính có trong lúa mạch đen (rye) là secalin, trong lúa mạch (barley) là hordein, và trong yến mạch (oats) là avenins, và chúng đều được đề cập chung dưới cái tên gluten.

Khái quát thì Gluten là một loại protein có dạng hơi nhầy, hoạt động như một chất kết dính, liên kết thực phẩm lại với nhau làm cho thực phẩm tăng độ đàn hồi, gluten thường có nhiều trong bột mì, yến mạch, lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì spenta, ... theo tạp chí sức khoẻ Healthline. Gluten thường được sử dụng để làm bánh, chế biến súp, bánh kẹo, thay thế thịt trong nhiều món ăn chay, chế biến nước tương,...

Gluten là một chất quen thuộc trong thực phẩm

2. Công dụng của Gluten

- Gluten có thể hoạt động giống một chất prebiotic giúp nuôi dưỡng những vi khuẩn “có lợi” trong cơ thể, nhất là đối với hệ tiêu hoá.

- Gluten được sử dụng phổ biến trong làm bánh giúp tăng thêm độ dẻo, độ đàn hồi, định hình cấu trúc và hình dạng của sản phẩm được tốt hơn. Gluten có đặc tính hút nước và giữ nước cao, giúp cho bánh được mềm, tăng hương vị và thời gian bảo quản được lâu.

- Trong ngũ cốc cũng có sử dụng gluten để tăng tính dẻo dai và tăng hương vị.

- Ngoài ra gluten dùng như chất làm đặc trong các món súp, bánh kẹo, chè, mạch nha và một số thực phẩm khác.

Các thực phẩm có chứa gluten phổ biến là:

- Bia và một số thức uống có cồn

- Một số bánh mì, bánh ngọt chế biến

- Thịt chế biến sẵn

- Giả thịt xông khói và hải sản

- Các loại nước sốt, nước sốt từ thịt

- Súp, nước tương

- Mạch nha, mạch nha hương liệu và mạch nha giấm

- Mỳ ống

Gluten góp mặt trong đa dạng các loại thực phẩm hàng ngày

Gluten-Free là gì? Đối tượng phù hợp với Gluten-Free

1. Khái niệm Gluten-Free

Là xu hướng nói không với Gluten, xuất hiện chính là do những người mắc bệnh celiac không dung nạp được gluten. Một căn căn bệnh qua trung gian miễn dịch di truyền ở người, dẫn đến chứng viêm niêm mạc và teo nhung mao, gây kém hấp thu. Nếu hệ miễn dịch không hấp thụ được gluten sẽ tấn công vào ruột non, gây viêm và hủy hoại các sợi tơ ở màng ruột, gây trở ngại cho ruột hấp thu các chất dinh dưỡng.

Bệnh celiac có thể gây ra nhầm lẫn với một vài loại bệnh khác, có thể kể tới như Dị ứng bột mì và Mẫn cảm với Gluten (NCGS). Sự nhầm lẫn này gây ra bởi bệnh Celiac xuất hiện ở những người dị ứng với gluten trong thực phẩm, trong khi gluten là thành phần chính yếu có trong bột mì. Bởi vậy những người dị ứng bột mì cũng có thể hiểu nhầm mình mắc Celiac. Ngoài ra, mẫn cảm với gluten (NCGS) là trường hợp mẫn cảm với gluten, gluten gây rắc rối cho hệ tiêu hóa, nhưng không liên quan gì đến hệ miễn dịch như bệnh Celiac.

Gluten-free là chế độ phù hợp với người dị ứng với Gluten

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 10% dân số mắc một số bệnh nhạy cảm với Gluten. Bộ phận nhỏ này nếu ăn phải thức ăn chứa Gluten thì có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng hoặc mắc một số triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, đầy hơi, táo bón, nôn mửa, kích ứng da, chóng mặt, mệt mỏi, trầm cảm, chuột rút.

2. Gluten-Free thường được sử dụng trong những thực phẩm nào?

Với một thực phẩm được dán nhãn Gluten-free đôi khi chưa hẳn là sẽ tốt cho bạn. Ví dụ như nếu không có Gluten để tạo độ dẻo cho bánh quy, bánh mì hoặc vỏ bánh pizza, các nhà sản xuất lại đôi khi sử dụng nhiều chất béo hoặc đường để làm cho khách hàng thấy ngon miệng. Như vậy vô hình chung làm lượng calo tăng lên đáng kể so với việc nếu dùng Gluten.

Khi bạn ăn ở ngoài, bạn hãy nhớ nói chế độ ăn Gluten của mình cho nhân viên nhà hàng biết nhé. Ngày nay, một số nhà hàng đã luôn có những loại thực phẩm, món ăn không chứa Gluten để phục vụ khi khách hàng yêu cầu.

Gluten Free - xu hướng nói không với Gluten

Nếu bạn thắc mắc, gluten phổ biến trong đa dạng các thực phẩm như vậy, thì Gluten-free sẽ có ở trong thực phẩm nào? Câu trả lời là: Các loại thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc, quinoa, gạo nâu, hạt kê, kiều mạch và rau dền đều là Gluten-free; hơn nữa các thực phẩm này còn rất giàu vitamin B, khoáng chất, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Gluten-free còn có trong trái cây, rau, đậu, thịt, trứng, các loại hạt và hầu hết các sản phẩm từ sữa.

Rau củ quả trái cây là những thực phẩm Gluten-free "bẩm sinh"

3. Sự cần thiết của Gluten-Free với người bị bệnh celiac

Gluten làm tổn thương màng ruột non của người bệnh celiac, điều này làm ngăn chặn khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng trong thực phẩm bao gồm: vitamin, protein, canxi, carbohydrate, chất béo và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Chỉ với một lượng nhỏ Gluten thôi cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh và về lâu dài sẽ gây ra một số bệnh nặng trong đó có ung thư (đặc biệt là ung thư ruột).

Những tác hại nghiêm trọng của Gluten đối với những người bị bệnh celiac hoặc có vấn đề tiêu hóa với gluten là tiền thân cho sự ra đời của chế độ Gluten-free.

Chế độ Gluten-free trong thực phẩm chỉ phù hợp với người có vấn đề về tiêu hóa với gluten

Nhưng bên cạnh đó, với người không bị bệnh celiac, chế độ Gluten-free hoàn toàn không mang lại bất kì lợi ích nào. Hơn nữa, như đã đề cập ở trên, để thay thế cho bột mì (vì bột mì chứa gluten), người ta sẽ trộn các loại chất béo khác hoặc đường để thỏa mãn vị giác, từ đó có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng cho những người sử dụng chế độ Gluten-free dù không mắc bệnh tiêu hóa

4. Tính lành mạnh của Gluten-Free

Nhìn chung, thực phẩm gluten-free (thương mại) thường ít chất xơ, nhưng nhiều đường, nhiều dầu hơn thực phẩm gluten cùng loại do phải thay thế bột mì bằng các loại thành phần khác. Đó là lý do vì sao những người bị bệnh Celiac, hay mẫn cảm gluten NCGS phải ăn thực phẩm gluten-free được khuyên nên đến gặp bác sĩ để có lời khuyên bổ sung thêm thực phẩm khác, nhằm đạt cân bằng dinh dưỡng.

Ăn thực phẩm "gluten-free", không đơn giản là kiêng ăn gluten, mà xem như kiêng cả những thứ dinh dưỡng khác do thực phẩm chứa gluten đem lại. Với bột mì, đó là chất xơ, các vitamin, và khoáng chất…

Gluten trong bột mì có thể gây dị ứng, cũng như trứng, đậu phộng gây dị ứng. Bất dung nạp gluten cũng tương tự như bất dung nạp đường lactose của sữa. Mọi thực phẩm đều có thể sẽ gây dị ứng, tùy cơ địa mỗi người. Vậy nên, gluten không phải là một dạng chất độc, khiến cho mọi người phải tránh tiêu thụ nó. Những người cần sử dụng chế độ ăn gluten-free chỉ có người gặp vấn đề tiêu hóa với gluten mà thôi

>> Tham khảo các loại hạt dinh dưỡng hữu cơ phù hợp với người ăn chế độ "Gluten-free":

hạt dinh dưỡng hữu cơ

Vậy là Bee đã giới thiệu tới bạn Gluten là gì và chế độ cũng như xu hướng Gluten-free trong đời sống hiện nay. Hy vọng bạn đã nắm được các kiến thức cần thiết qua bài viết này và lựa chọn cho mình chế độ ăn phù hợp nhất nhé

-------------------------------------------------------

Beemart cung cấp đầy đủ các nguyên liệudụng cụ làm bánh CHÍNH HÃNG khác với GIÁ VÔ CÙNG TỐT. Tải app Beemart ngay hôm nay để mua sắm tiện lợi - dễ dàng và update thông tin làm bánh nấu ăn được nhanh nhất nhé !

App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH

👉 Tải app để mua sắm tiện lợi hơn!

☎️ Hotline hỗ trợ: 1900.636.546 

Từ khóa: gluten, gluten free

Tải ứng dụng beemart

Tải App Beemart Tải App Beemart
popup

Số lượng:

Tổng tiền: