beemart.vn
Cách phân biệt các loại màu thực phẩm trong làm bánh

Cách phân biệt các loại màu thực phẩm trong làm bánh

Thứ Mon,
30/07/2018
(0) Nhận xét

Cách phân biệt các loại màu thực phẩm trong làm bánh dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn kiến thức hữu ích để lựa chọn loại màu an toàn, đẹp mắt để giúp cho món bánh của bạn thêm ngon, đặc biệt là trào lưu bánh Trung thu hiện đại nhiều màu, bánh Trung thu 3D,... đang cực hot hiện nay nhé!

1. Liquid food (Màu thực phẩm dạng nước)

- Đặc điểm: dạng nước lỏng, nhỏ giọt, đựng trong các chai có đầu nhỏ.

- Công dụng: thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm thông thường như nấu xôi, làm kẹo, làm bánh,…

- Ưu điểm:

+ Dễ lên màu, việc pha chế nhiều màu tạo ra các gam màu mới cũng dễ dàng hơn.

+ Dễ điều chỉnh, bạn có thể nhỏ từng giọt cho tới khi đạt đến màu ưng ý.

+ Cho gam màu nhạt (pastel) cực đẹp.

+ Vì đây là loại màu ít đậm đặc nên dễ mua, dễ tìm.

- Hạn chế:

+ Cũng chính vì ít đậm đặc nên loại màu này chỉ có thể sử dụng trong 1 số loại bánh thông thường và đối với những loại bánh khó trị hoặc sử dụng pha màu kem thì loại này không thường được sử dụng.

+ Bởi vì hàm lượng nước cao trong màu nên việc sử dụng nhiều màu để tạo nên độ đậm ưng ý sẽ có thể làm thay đổi cấu trúc của bánh.

+ Màu thực phẩm dạng nước dùng khá tốn, phải cho nhiều màu mới có thể điều chỉnh độ đậm nhạt.

- Cách dùng: đổ trực tiếp màu Liquid food vào thực phẩm, có thể dùng máy đánh trứng hoặc dùng phới lồng để trộn màu cho đều.

2. Icing color (Màu thực phẩm dạng gel)

- Đặc điểm: loại màu nàu có dạng gel, đặc sánh vì trong thành phần có chứa glycerin, siro ngô nên không thể nhỏ giọt lỏng như màu nước.

- Công dụng: công dụng chính của nó là chuyên dành cho trang trí như pha màu kem các loại. Ngoài ra cũng có thể sử dụng màu này để nấu xôi, làm thạch rau câu,...

- Ưu điểm:

+ Màu dạng gel rất đậm đặc nên chỉ cần một lượng cực ít đã có thể lên màu đậm và rõ ràng, ít tốn hơn màu nước, vì vậy sử dụng sẽ được lâu dài, tiết kiệm thời gian và chi phí.

+ Trong thành phần có ít nước nên không ảnh hưởng đến kết cấu bánh, kem khi sử dụng.

+ Tạo các gam màu đậm rất tốt, màu ít bị bạc hoặc xuống tông khi nướng bánh hoặc nấu thực phẩm.

- Hạn chế:

+ Lấy màu gel khá khó, cần thêm que nhỏ hoặc thìa để lấy ra.

+ Khó kết hợp tạo màu với nhiều loại bột cứng như làm bánh quy, làm bánh nướng Trung thu, làm bánh sừng bò,...

+ Khó pha đều màu, dễ xảy ra hiện tượng còn các hạt nhỏ trong bột.

- Cách dùng: cần dùng tăm hay que nhỏ, thìa nhỏ để lấy màu ra mới pha trộn được với thực phẩm.

3. Powder color (Màu thực phẩm dạng bột)

- Đặc điểm: dạng hạt bột khô, mịn, không có nước.

- Công dụng: loại màu bột này thường ít dùng trong nấu ăn mà chuyên dụng trong làm bánh nhiều hơn.

- Ưu điểm:

+ Là chất nhuộm màu thực phẩm tốt trong điều kiện khô.

+ Đậm đặc, bắt màu tốt và không sợ bị khô.

+ Tiết kiệm hơn so với màu nước hay màu gel.

- Hạn chế:

+ Rất khó để pha màu có sắc độ vừa ý, nhất là các gam màu nhạt, pastel do màu dạng bột. Rất khó kết hợp các màu khác nhau để tạo gam màu mới đẹp mắt.

+ Dễ vón cục, mất thời gian để tán nhỏ cục bột, có khi còn phải pha với nước để dễ trộn vào thực phẩm hơn.

+ Loại màu này để sử dụng lâu thì cần phải bảo quản kĩ càng nếu không sẽ có hiện tượng vón cục.

- Cách dùng: Nên dùng máy để trộn màu cùng với bột sẽ cho kết quả tốt nhất.

4. Natural food colouring (Chất tạo màu tự nhiên)

- Đặc điểm: có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên và an toàn từ các loại rau, củ, quả. Ví dụ: các loại rau (lá dứa) cho màu xanh, quả gấc cho màu đỏ, cà rốt cho màu da cam, bột nghệ/ hạt dành dành cho màu vàng, củ dền cho màu hồng,...

- Công dụng: chủ yếu được dùng trong nấu các món ăn cần có mùi thơm và làm bánh Trung thu.

- Ưu điểm:

+ An toàn với người sử dụng vì có nguồn gốc từ thiên nhiên, tốt cho người bị dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm.

+ Giá thành rẻ, dễ tìm mua.

+ Có vị thơm tự nhiên từ rau, củ, quả.

- Nhược điểm:

+ Chỉ tạo được tông màu nhạt, rất khó có thể làm ra các màu sắc rực rỡ và đẹp mắt. Màu tự nhiên thông thường chỉ giữ được khoảng 30% màu sau khi chế biến.

+ Mất thời gian chế biến và công sức.

+ Hạn sử dụng ngắn và điều kiện bảo quản lại khó, sử dụng trong 2 tuần và phải chưng cất bảo quản trong ngăn lạnh mới sử dụng lâu dài tiếp được.

- Cách dùng: bạn có thể ngâm các loại hoa/ quả khô hoặc pha bột màu với nước để ra màu, sau đó dùng nước màu đó tạo màu thực phẩm. 

Màu thực phẩm không quá khó mua, nhưng mua loại nào và màu nào, cách sử dụng chúng ra sao để hiệu quả và an toàn nhất là điều mà những người nội trợ cần quan tâm.

Bạn có thể Mua màu thực phẩm ở đâu? Hãy đến với Beemart - địa chỉ tin cậy cung cấp cho bạn đầy đủ các loại màu thực phẩm cũng như các nguyên liệu và dụng cụ làm bánh. Giúp bạn dễ dàng tạo ra những chiếc bánh thơm ngon hấp dẫn và đẹp mắt nhất.

>>> Xem thêm các loại Màu thực phẩm khác tại đây

- Hoa đậu biếc khô 50g

- Bột lá nếp (lá dứa) 50g

- Bột dành dành tạo màu 50g

- Bột củ dền 50g

 

 

Từ khóa: Không có từ khóa nào được đặt

Tải ứng dụng beemart

Tải App Beemart Tải App Beemart
popup

Số lượng:

Tổng tiền: