beemart.vn
[BeeShare] LÀM SAO ĐỂ VƯỢT QUA NỖI SỢ MANG TÊN

[BeeShare] LÀM SAO ĐỂ VƯỢT QUA NỖI SỢ MANG TÊN "GIAO TIẾP KÉM?”

Thứ Wed,
18/03/2020
(0) Nhận xét
Người khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ, còn kém ăn kém nói sẽ thua thiệt đủ đường!

Nếu bạn vụng về trong giao tiếp thì liệu có cách nào cải thiện không?

Với nhiều người “giao tiếp” chỉ là chuyện nhỏ bởi “duyên ăn nói” có sẵn trời cho, tuy nhiên số khác lại cho rằng việc phải “giao tiếp” với người khác là một nỗi “cực hình” vô cùng lớn, bởi luôn ám ảnh nỗi sợ: “nói không ai nghe”, “kể không ai cười”, “bơ vơ lạc lõng giữa chốn đông người”. Đã ăn nói vụng về lại thêm phần tự ti và mặc cảm. Liệu có cách nào có thể cải thiện chứng “giao tiếp kém”?

Không giỏi giao tiếp liệu có chết không?

Đương nhiên là không rồi. Cuộc sống của bạn vẫn diễn ra vô cùng êm đềm, tuy nhiên sẽ có phần hơi cô đơn, lạc lõng và gặp phải một số khó khăn nhỏ trong cuộc sống. Có một sự thật không thể chối cãi đó là: "Người khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ, còn kém ăn kém nói sẽ thua thiệt đủ đường!"

Một ngày 24 tiếng thì có hơn 12 tiếng chúng ta phải giao tiếp với mọi người, từ công việc đến cuộc sống. Những mối quan hệ xung quanh chúng ta lớn dần lên mỗi ngày là nhờ biết cách vun đắp qua từng lời ăn tiếng nói, từng hành động quan tâm nhỏ nhặt. Khéo ăn khéo nói không những giúp cho công việc thêm phần suôn sẻ, thuận lợi, mà còn được đồng nghiệp yêu mến, sếp tin tưởng, khách hàng tín nhiệm, con đường sự nghiệp từ đó cũng thăng tiến nhanh hơn. Công việc là vậy, cuộc sống của những người có “duyên ăn nói” thường thú vị hơn bởi họ biết cách nêm nếm gia vị hài hước, mặn mà khiến cuộc sống trở nên lạc quan hơn, các mối quan hệ (bạn bè, tình yêu, gia đình,…) cũng trở nên đậm đà, nhiều màu sắc hơn.

Nếu sinh ra không có sẵn năng khiếu “giao tiếp tốt” thì phải làm sao?

Bước đầu tiên, bạn phải xác định xem mình có phải là người giao tiếp kém hay không. Nếu đúng đa số các biểu hiện dưới đây, xin chia buồn, bạn là người thuộc hội “Những người nói chán hơn con gián” rồi nhé!

  • Mọi người nghe bạn kể chuyện cười và kết thúc là “Ủa đến đoạn buồn cười chưa mày?”
  • Khi một đám đông đang bàn tán xôn xao rộn rã tiếng cười, bạn cũng góp vui và khiến mọi người giải tán tập thể vì quá nhạt nhẽo.
  • Thường xuyên có cảm giác bị bơ chỉ vì ăn nói thiếu muối, không ai hiểu bạn đang muốn nói gì.
  • Sợ nhất là phải đứng lên thuyết trình, phát biểu quan điểm hay ý kiến cá nhân giữa một rừng những cặp mắt đang hau háu nhìn về phía bạn.
  • Không dám đăng status hay post ảnh lên Facebook thường xuyên vì không biết viết caption là gì. Một comment chỉnh tới chỉnh lui dăm ba lần mới chịu nhấn enter.
  • Nói nhiều thì sợ bị chê là nhạt, là xàm. Nói ít thì sợ bị chê là chảnh.
  • Một mình thì sợ buồn, sợ cô đơn. Nhiều người lại sợ không biết phải nói gì, nói ra sao, pha trò thế nào cho hài hước và thú vị.
  • Trên mạng ăn nói hùng hổ bao nhiêu, ngoài đời im thin thít bấy nhiêu, có cạy miệng cũng không chịu mở lời vì biết nói gì đâu.
  • Smartphone và tai nghe là vật bất li thân vì đi đâu, làm gì cũng không sợ bị làm phiền, không cần phải chào hỏi hay xã giao với bất kì ai.
  • Nếu lỡ đi cùng thang máy với đồng nghiệp hoặc bạn bè, gượng cười xã giao một cái rồi ngay sau đó lấy ngay điện thoại trong túi lướt lấy lướt để chỉ vì không biết phải nói gì.
  • Đi trên đường nhỡ gặp người quen, việc đầu tiên phải làm không phải là chào hỏi mà là tránh mặt càng nhanh càng tốt.
  • Gặp bạn thân thì nói 3 ngày 3 đêm cũng không hết chuyện, gặp người lạ thì câm như hến.

Bí quyết để giao tiếp giỏi không hề khó!

Giao tiếp giỏi là một nghệ thuật. Người giao tiếp giỏi là một nghệ nhân! Giao tiếp không phải là năng khiếu. Bạn hoàn toàn có thể giỏi giao tiếp nếu biết cách để ý đến cử chỉ, thái độ của người đối diện, cũng như rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình hằng ngày.

Có rất nhiều cách để cải thiện kỹ năng giao tiếp, ví dụ như: đọc thêm các sách tham khảo về rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hoặc bạn cũng có thể tham khảo những câu chuyện, những tình huống hài hước trên các show truyền hình (Thách thức danh hài, Ơn giời cậu đây rồi,…), hoặc để ý cách những người giỏi giao tiếp, hài hước thể hiện câu chuyện của họ như thế nào, bắt đầu câu chuyện ra sao, khuấy động bầu không khí thế nào…

Giao tiếp giỏi, quan trọng nhất là: Phương pháp rèn luyện đúng cách!

Trường học ít khi dạy bạn cách phải uốn nắn các kỹ năng mềm như thế nào, không có ai chỉ bạn phải làm như thế nào, ra sao để cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Bạn có thể tự khắc phục bằng những cách sau:

  1. Thực hành trước: Tận dụng mọi không gian để có thể luyện tập nói trước những điều mình định phát biểu, một trong những cách giúp việc thực hành của bạn hiệu quả là hãy nói và ghi âm những gì mình nói, sau đó bạn nghe lại bạn sẽ thấy cần điều chỉnh chỗ nào, cần thêm những thông tin gì, những dữ liệu nào bạn có thể bỏ qua ...
  2. Luyện tập với một cuốn sách: Đọc một đoạn hội thoại trong sách rồi thử viết ra giấy một đoạn tương tự để diễn đạt lại ý của đoạn văn trong sách bạn vừa đọc, sau đó tập diễn đạt thành lời cho trôi chảy.
  3. Khi nói hãy trao đổi với những người nghe: Trao đổi với khán giả làm cho bạn có vẻ gần gũi hơn. Hãy tương tác hỏi – đáp với những người tham dự cuộc họp, hội thảo. Họ thậm chí có thể cung cấp cho bạn một số cảm hứng để “dệt” thành bài nói chuyện của bạn. Bạn có thể rèn luyện các phương pháp tương tác với người nghe thông qua chương trình đào tạo kỹ năng thuyết trình trực tuyến.
  4. Sử dụng tư duy tích cực: Việc bạn thường xuyên suy nghĩ tích cực về 1 vấn đề, tạo cho mình những trạng thái hưng phấn về tâm lý trước khi bắt đầu buổi nói chuyện/chia sẻ/thuyết trình, nó sẽ giúp bạn vượt qua nhiều rào cản về tâm lý khi nói trước đám đông. Khi bạn tư duy tích cực và tưởng tượng về những điều tích cực sẽ diễn ra trong buổi thuyết trình của mình, bạn sẽ hình dung rõ hơn các tình huống và xử lý chúng 1 cách dễ dàng.
  5. Hãy biết cách tạo điểm dừng thông minh: Khi bạn lo lắng, nhịp tim của bạn sẽ tăng lên, tốc độ nói và âm vực nói của bạn cũng thay đổi và bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhấn trọng âm cũng như diễn đạt. Lúc này, 1 quãng nghỉ trong vài giây hoặc vài phút sẽ giúp bạn thoải mái hơn trước khi tiếp tục bài nói chuyện/phát biểu của mình.

Chúc bạn cải thiện khả năng giao tiếp thành công!

(Nguồn: Sưu Tầm)

Từ khóa: Không có từ khóa nào được đặt

Tải ứng dụng beemart

Tải App Beemart Tải App Beemart
popup

Số lượng:

Tổng tiền: