beemart.vn
Những tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe

Những tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe

Thứ Fri,
16/08/2019
(0) Nhận xét

Gạo lứt là một loại gạo đã được tin dùng và phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Gạo lứt có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Sử dụng gạo lứt thường xuyên sẽ đem lại những lợi ích không ngờ, tuy nhiên cũng có nhiều lưu ý dành cho loại gạo này. Hãy cùng với Beemart tìm hiểu về những tác dụng của gạo lứt và lợi ích tuyệt vời của gạo lứt nhé!

Tác dụng của gạo lứt khác gì so với gạo tẻ?

Gạo lứt cũng giống như các loại ngũ cốc khác, sẽ có nhiều giống với các kích thước cũng như hình dạng khác nhau. Gạo tẻ thường có hạt dài, hạt ngắn; gạo lứt cũng vậy. Các loại gạo lứt khác nhau không những chỉ về hình dáng mà còn ở màu sắc, cũng chính vì thế mà cách sử dụng gạo lứt cũng khác nhau. Khi ăn cơm gạo lứt bạn phải nhai nhiều hơn và kỹ hơn khi ăn cơm gạo trắng mới có thể cảm nhận được hương vị thơm ngon, đậm vị của loại gạo này.

tác dụng của gạo lứt

Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe

Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong gạo lứt thì vượt trội hơn gạo tẻ thường ở một vài khía cạnh:

Trong 100 grams gạo lứt chứa khoảng:

  •  7,2 gr protein.
  • Gạo lứt dồi dào magie, một loại khoáng chất mà rất nhiều người bị thiếu
  • Gạo lứt cũng chứa nhiều thiamine, kẽm và sắt.
  • Ngoài ra, gạo lứt còn chứa hàm lượng chất xơ cao: 3,2g /100g gạo
  • Năng lượng: 1.548 kJ (370 kcal)
  • Cacbohydrat: 77.24 g
  • Đường: 0.85 g
  • Chất xơ: 3.5 g
  • Chất béo: 2.92 g
  • Chất đạm: 7.94 g
  • Vitamin B1: 0.401 mg
  • Vitamin B2:  0.093 mg
  • Vitamin B3: 5.091 mg
  • Vitamin B5: 1.493 mg
  • Vitamin B6: 0.509 mg
  • Vitamin B9: 20 μg
  • Canxi: 23 mg
  • Sắt: 1.47 mg
  • Magiê: 143 mg
  • Mangan: 3.743 mg
  • Phốt pho: 333 mg
  • Kali: 223 mg
  • Natri: 7 mg
  • Kẽm: 2.02 mg
  • Nước: 10.37 g

tác dụng của gạo lứt

So với gạo trắng thì lượng đường trong gạo lứt ít hơn hẳn. Vậy nên gạo lứt là lựa chọn tuyệt vời cho người mắc bệnh tiểu đường hoặc người đang cần giảm cân. 

Những tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe

Gạo lứt có tác dụng giúp cơ thể giảm cân, giữ dáng

Đây là công dụng nổi bật và quen thuộc nhất của gạo lứt. Hàm lượng chất xơ của gạo lứt giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hấp thụ và chuyển hóa nhanh hơn. Đồng thời năng lượng được dễ dàng giải phóng hơn. Gạo lứt là sự bổ sung hoàn hảo cho chế độ ăn uống hàng ngày cho những người tìm kiếm hoạt động đều đặn của hệ tiêu hóa.

Gạo lứt giúp hỗ trợ hệ thống thần kinh

Chỉ trong một chén cơm gạo lứt được ăn đúng cách: ngâm gạo lứt trước khi nấu, khi ăn nhai thật kỹ, bạn sẽ nhận được 80% nhu cầu mangan của cơ thể hàng ngày. Mangan giúp tổng hợp các chất béo cơ thể. Mangan cũng có lợi cho hệ thống thần kinh và sinh sản của mỗi người.

tác dụng của gạo lứt

Tác dụng của gạo lứt

Gạo lứt giúp giảm lượng mỡ máu trong cơ thể

Chất dầu trong gạo lứt là loại đặc biệt, nó là loại chất béo lành mạnh giúp giảm nồng độ những chất béo có hại trong máu, giúp giảm mỡ máu. (tác dụng của gạo lứt)

Tác dụng của gạo lứt giúp giảm lượng cholesterol trong máu

Sử dụng gạo lứt nguyên hạt làm giảm sự tích tụ các mảng bám động mạch và giảm nguy cơ bệnh tim và cholesterol máu cao.

Hỗ trợ điều trị nhiễm nấm candida

Gạo lứt là sự thay thế hoàn hảo cho liệu trình điều trị bệnh nấm candida bởi các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và giàu tinh bột bị chỉ định cấm dùng trong quá trình điều trị bệnh nấm candida. Đặc tính dễ tiêu hóa tự nhiên và giàu chất xơ giúp làm dịu hệ tiêu hóa nhạy cảm khỏi sự phát triển quá trớn của các thực thể candida. (tác dụng của gạo lứt)

Những lưu ý quan trọng khi ăn gạo lứt 

Gạo lứt là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng phải sử dụng gạo lứt một cách đúng cách. Bạn cần phải nhai thật lỹ gạo lứt trước khi nuốt, nếu không, gạo lứt sẽ gây cho bạn tình trạng khó tiêu. Đối với người khỏe mạnh cũng chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần bởi nếu sử dụng gạo lứt một cách thường xuyên thì sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt một số chất dinh dưỡng. Nếu bạn muốn dùng gạo lứt một cách thường xuyên thì hãy kết hợp gạo lứt với một số các loại ngữ cốc khác khi nấu, hoặc có thể trộn gạo lứt lẫn với gạo tẻ.

Bạn cũng có thể chế biến gạo lứt thành trà gạo lứt hoặc sữa gạo lứt cũng rất thơm ngon.

tác dụng của gạo lứt

Đối với các đối tượng như trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai, cần bồi bổ sức khỏe không nên ăn gạo lứt thường xuyên, nếu ăn hãy độn gạo lứt với các loại ngũ cốc. Nếu chỉ sử dụng gạo lứt trong khoảng thời gian dài sẽ gây ra sự thiếu chất, suy nhược cơ thể.

tác dụng của gạo lứt

Ngâm gạo lứt và nấu độn cùng với các loại ngũ cốc khác

Trước khi nấu gạo lứt bạn cũng nên ngâm gạo ít nhất 4 tiếng. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đưa ra khuyến cáo trẻ em và người lớn nên có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bao gồm ăn nhiều loại lương thực ngũ cốc để giảm nguy cơ dung nạp asen từ gạo. Do đó, ăn gạo lứt trong dài hạn có thể dẫn đến nhiều loại bệnh mãn tính.

Trên đây là các tác dụng của gạo lứt và các thành phần chi tiết có trong gạo lứt. Chúc các bạn có đủ kiến thức trong việc sử dụng gạo lứt để có lợi nhất cho sức khỏe.

Xem thêm:

Hướng dẫn sơ chế các loại ngũ cốc, gạo lứt trước khi làm sữa hạt

Bí quyết giảm 3kg mỡ trong 1 tuần với yến mạch

 

Từ khóa: gạo lứt, healthy

Tải ứng dụng beemart

Tải App Beemart Tải App Beemart
popup

Số lượng:

Tổng tiền: